Nhóm giải pháp về kiểm soát chất lượng

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng cáp đồng thông tin tại công ty cổ phần cokyvina (Trang 100)

3.2.3.1. Giải pháp về kiểm soát chất lượng khâu vật tư đầu vào, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu

Với đặc thù của sản phẩm cáp thông tin là chất lƣợng vật tƣ (đặc biệt là chất lượng đồng) là điều tiên quyết đến chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ tỷ lệ vật tƣ chiếm tỷ trọng lớn trong việc cấu thành giá thành của sản phẩm (chiếm khoảng 70%). Kiểm soát chất lƣợng vật tƣ đầu vào là một trong những điều sống còn quyết định đến chất lƣợng và giá thành nhằm tăng khả năng cạnh tranh mở rộng đƣợc thị trƣờng của sản phẩm. Các nguyên vật liệu chủ yếu của sản phẩm cáp thông tin của công ty bao gồm:

- Dây đồng mềm: Đồng là loại nguyên vật liệu chính, chiếm tỷ trọng lớn trong việc cấu thành nên sản phẩm cáp thông tin.

- Hạt nhựa: bốn loại nhựa: LDPE, HDPE, MDPE và hạt mầu dùng để bọc vỏ cáp, bọc mạch cáp và làm lớn xốp để cách điện cho cáp và tạo mầu phân loại đôi dây trong từng nhóm cáp.

- Dây thép bện mạ kẽm: công ty sản xuất rất nhiều loại cáp thông tin trong đó có các loại cáp dùng dây treo để đỡ cáp.

- Băng nhôm: Băng nhôm là những dải nhôm dát mỏng với hai mặt đƣợc phủ plastic đƣợc dùng để ốp vào cáp cùng với quá trình bọc vỏ nhựa cho cáp.

- Dầu nhồi cáp: Dầu nhồi cáp là một loại hoá chất tổng hợp đƣợc sử dụng trong sản xuất cáp nhằm chống ẩm và ổn định thông số điện hóa cho cáp.

90

- Băng P/S và sợi mầu: Đây là loại nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng không lớn lắm trong việc cấu thành nên sản phẩm cáp thông tin liên lạc nhƣng cũng rất quan trọng. Băng P/S dùng để quấn kín lõi cáp khi bện dầu giúp cho lõi cáp đƣợc bền chặt, tròn đều, còn sợi mầu dùng để phân nhóm cáp giúp nhận biết các nhóm cáp đƣợc bện.

- Hạt nhựa PVC: sản xuất dây thuê bao, cáp nhập đài nhằm phục vụ cho các đơn vị bƣu điện trong ngành. Với ba loại hạt nhựa PVC: nhựa PVC đen dùng bọc vỏ, PVC chống cháy dùng bọc mạch và PVC mầu dùng để phân nhóm cáp.

- Gỗ: là loại vật liệu chính làm boobin dùng để đóng gói sản phẩm cáp thông tin. - Các loại thiết bị, phụ tùng thay thế và các loại công cụ, dụng cụ: Bên cạnh các nguyên vật liệu chính dùng cho quá trình sản xuất cáp, công ty còn phải thƣờng xuyên mua các loại phụ tùng để thay thế, sửa chữa máy móc và các loại công cụ, dụng cụ phục vụ cho sản xuất.

Với đặc thù của sản phẩm nhƣ trên để kiểm soát chất lƣợng khâu vật tƣ đầu vào bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu công ty cần áp dụng các biện pháp sau:

- Kiểm tra chặt chẽ các nguyên vật liệu đầu vào theo đúng tiêu chuẩn ISO. Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật của vật tƣ đầu vào do phòng kỹ thuật ban hành: Toàn bộ nguyên vật liệu mua về công ty trƣớc khi đƣa vào sản xuất phải đƣợc phòng kỹ thuật – KCS kiểm nghiệm xem có đạt chỉ tiêu kỹ thuật hay không, nếu không đạt phải trả lại nhà cung cấp.

- Áp chuẩn TCN 68 - 132, cho cả vật tƣ vào và cáp thành phẩm ra.

- Xây dựng mới và cải tiến sửa đổi các quy định hiện hành về quản lý nguyên vật liệu, trong đó lƣu ý sửa đổi một số nội dung của quy định cấp phát nhƣ thẩm quyền ký duyệt phải là ban giám đốc, chế độ báo cáo tình hình tồn kho và sử dụng vật tƣ về thời gian phải quy định thêm hàng tháng chứ không chỉ hàng quý theo niên độ kế toán hiện nay. Phƣơng pháp lập biểu cân đối tình hình sử dụng nguyên vật liệu chƣa có quy định cụ thể, cách làm hiện nay thiếu sự thống nhất giữa phòng vật tƣ và phòng kỹ thuật và mang tính hình thức, thiếu cơ sở khoa học và thực tế cho nên tác dụng còn hạn chế, thí dụ bán thành phẩm của công ty tồn kho cuối kỳ là mạch và lõi cáp cấu thành bởi nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau, thực tế không thể tính toán đƣợc cụ thể khối lƣợng mỗi

91

loại, nhƣng hiện nay khi báo cáo vẫn có số lƣợng chi tiết từng loại, trong khi điều này thực tế khó có thể làm đƣợc.

Sau đây tôi xin đề xuất phƣơng pháp cân đối nhƣ sau, căn cứ vào kết quả kiểm kê tồn kho cuối tháng, nhân viên làm công tác cấn đối xác định đƣợc số liệu cụ thể của từng loại vật tƣ đã xuất kho, còn tồn kho là bao nhiêu (điều này dễ dàng làm đƣợc), sau đó căn cứ vào lƣợng thành phẩm, định mức sử dụng hiện hành, chúng ta dễ dàng so sánh đƣợc mức tiêu hao thực tế và định mức, trên cơ sở đó, chúng ta có thể biết đƣợc nguyên vật liệu đƣợc sử dụng nhƣ thế nào.

- Tìm kiếm và tạo bạn hàng cung cấp vật tƣ ổn định về chất lƣợng cũng nhƣ thời gian, bảo quản tốt vật tƣ, tránh xuống cấp (lƣu ý rằng đồng một vật tƣ chủ yếu là vật tƣ dễ bị ô xy hoá nếu bảo quản không đúng cách). Nâng cao trình độ cán bộ thực hiện việc theo dõi và mua vật tƣ sản xuất.

3.2.3.2. Giải pháp kiểm soát chất lượng trong khâu sản xuất

- Một sản phẩm đƣợc coi là có kết cấu tối ƣu, khi nó thoả mãn đƣợc các điều kiện, trƣớc hết đó là điều kiện về các chỉ tiêu kỹ thuật, mặt khác nó phải tạo sự thoải mái thuận tiện cho ngƣời sử dụng và có mỹ quan, ngoài ra nó phải có sự hợp lý, sự tối ƣu về hình dáng kích thƣớc để tăng độ bền cơ học và tiết kiệm nguyên vật liệu.

- Duy trì tốt hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 trên phạm vi toàn công ty, đặc biệt chú trọng ở các đơn vị có liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu, đó là phân xƣởng sản xuất, phòng kế hoạch kinh doanh, kỹ thuật – KCS và phòng vật tƣ. Cụ thể là, phải tăng cƣờng hệ thống quản lý chất lƣợng đến từng công đoạn và đến tận nơi làm việc, thực hiện tốt chế độ 3 kiểm, đó là ngƣời lao động trực tiếp kiểm, sau đó đến phân xƣởng kiểm và công ty kiểm lần cuối cùng. Tuy nhiên do trang thiết bị và trình độ, cho nên phải quy định cụ thể các chỉ tiêu kiểm nghiệm cho từng đối tƣợng trên, đối với ngƣời lao động chỉ nên yêu cầu kiểm tra các chỉ tiêu về kích thƣớc của ruột và vỏ dây dẫn, điện trở thuần (r), còn bộ phận kiểm nghiệm của công ty phải kiểm toàn bộ các chỉ tiêu kỹ thuật của cáp theo quy định. Kết quả kiểm nghiệm phải đƣợc lƣu trong hồ sơ của cáp đã đƣợc cài đặt trong máy tính, những phát hiện về lỗi trong quá trình sản xuất phải có hành động khắc phục kịp thời để sản phẩm đạt các chỉ tiêu xuất xƣởng, trƣờng hợp không khắc phục đƣợc kiên quyết loại bỏ.

92

- Trong khâu sản xuất phải giảm tỷ lệ cáp phế phẩm, để tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh Công ty cần áp dụng tiến bộ khoa học mới và kinh nghiệm quản lý tiên tiến để nâng cao khả năng cạnh tranh của cáp trên thị trƣờng.

Hiện nay, cáp do Công ty sản xuất có kích thƣớc nhỏ gọn và chất lƣợng cao, tuy vậy so với một số doanh nghiệp khác và cáp nhập khẩu của các nƣớc trong khu vực thì đƣờng kích cáp còn lớn hơn, nguyên nhân là do công đoạn bện bó cáp còn chƣa hợp lý, muốn bện đƣợc lõi cáp dẫn đến phải tăng lƣợng nhựa bọc vỏ và điều đó có thể còn ảnh hƣởng đến chất lƣợng cáp, vì mỗi lần bện là một lần mạch cáp bị uốn cong, mặt khác còn làm giảm năng suất.

Việc cải tiến và đổi mới quy trình công nghệ, thiết bị sản xuất và đo kiểm phải theo hƣớng khắc phục nhƣợc điểm của một số thiết bị hiện tại, bổ sung những thiết bị có năng suất và trình độ tự động hoá cao, đồng thời sử dụng đƣợc nguyên vật liệu rẻ tiền. Quy trình công nghệ là các bƣớc tiến hành trong quá trình sản xuất sản phẩm, do vậy nó chẳng những ảnh hƣởng đến thời gian sản xuất mà còn ảnh hƣởng chất lƣợng và hao phí nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm.

Mặc dù Công ty đã có nhiều sáng kiến, nhiều sự đầu tƣ cho việc cải tiến, đổi mới quy trình công nghệ, tuy vậy ở khâu bện bó cáp còn có sự bất hợp lý là do số lƣợng bô bin của lồng bện nhỏ (chỉ có 6 bô bin) cho nên đối với cáp có dung lƣợng từ 200 đôi trở lên phải bện nhiều lần mới thành lõi cáp thành phẩm, điều này làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng cáp và làm tăng đƣờng kính lõi cáp và nhƣ vây cũng phải tốn thêm một lƣợng nhựa nhất định để bọc vỏ cáp. Một tính toán sơ bộ cho thấy đối với cáp FSP-JF- LAP 200P x 0,5 thì mỗi 0,1mm tăng thêm của lõi cáp thì phải chi phí thêm 8kg nhựa/km để bọc vỏ cáp, quy ra giá trị là:

8kg x 37.500đ/kg = 300.000đ/kg

Do vậy cần cải tiến quy trình công nghệ để làm giảm tối đa việc ảnh hƣởng đến chất lƣợng cáp do mỗi lần bện là một lần mặt cáp bị uốn cong hơn nữa để làm giảm tới mức có thể đƣờng kính lõi cáp, từ đó là giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu. Để đạt đƣợc mục đích trên, cải tiến quy trình công nghệ cần theo hƣớng hạn chế hoặc bỏ qua các khâu bện trung gian, bằng cách đầu tƣ máy bện có số bô bin ra dây lớn hơn.

Ngoài ra, một trong những công nghệ mới trong chế tạo cáp thông tin bằng nhựa ME xốp (foam-skin) thay thế cho công nghệ truyền thống là sản xuất cáp từ nhựa đặc

93

(solid). Ƣu điểm của công nghệ mới là cáp sản xuất có giá thành hạ không ảnh hƣởng đến chất lƣợng lõi cáp (ở Hàn Quốc giá cáp sản xuất bằng nhựa xốp chỉ bằng 95% giá cáp sản xuất theo công nghệ truyền thống), trọng lƣợng của cáp nhẹ làm giảm chi phí vận chuyển và thi công lắp đặt cáp. Trong khi bọc đặc tốn một lƣợng nhựa hơn khá nhiều so với bọc xốp truyền thống (chênh lệch xấp xỉ 0,6kg nhựa/kmđôi cho mạch 0,4 và 0,5 --> chênh lệch giá thành sản phẩm). Tuy nhiên để có thể chuyển sang sử dụng loại vật liệu trên (xốp đặc) thì cần phải đầu tƣ công nghệ mới bổ sung, đồng bộ hơn nữa, tuy có phải kinh phí đầu tƣ nhƣng với hiệu quả kinh tế của công nghệ mới mang lại thì nên cân nhắc đầu tƣ.

Nhƣ vậy, giữa cải tiến hoặc thay đổi quy trình công nghệ với đầu tƣ đổi mới thiết bị có liên quan mật thiết với nhau, trong đó việc đầu tƣ đổi mới máy móc thiết bị phải căn cứ vào sự cải tiến hoặc đổi mới quy trình công nghệ góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất.

3.2.3.3. Giải pháp kiểm soát chất lượng trong khâu lưu kho, bảo quản

- Hiện nay nhà máy vẫn không có đủ diện tích kho riêng để lƣu trữ cáp thành phẩm vì thế còn tình trạng thành phẩm để ở khu ngoài trời, ảnh hƣởng của thời tiết khiến vỏ ngoài của mô bin cáp thành phẩm đổi màu và làm giảm giá trị lô hàng và đôi khi cũng không phù hợp với yêu cầu về bao bì xuất khẩu. Vì vậy công ty nên dùng các bao bạc với kích thƣớc lớn để bao che lại để tránh bụi bám vào.

- Đầu tƣ xây dựng thêm nhà kho chứa hàng, lắp các quạt thông gió, hệ thống chiếu sáng cho các kho cũ để dễ kiểm soát và đảm bảo về ánh sáng, nhiệt độ trong kho tránh tình trạng ẩm mốc, bụi bám vào thành phẩm.

3.2.3.4. Giải pháp kiểm soát chất lượng trong khâu xuất hàng

Để tránh hàng quay đầu do khách hàng trả lại, làm mất uy tín đối với khách, hàng trong kho chờ xuất phải đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên, kiểm soát hàng ngày, hàng tuần. Đảm bảo mỗi cuộn cáp khi xuất phải có đầy đủ thông tin về thông số cáp, chiều dài cáp...và đƣợc kiểm tra khẳng định chất lƣợng lần cuối với tổng thể lô hàng xuất.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Một số kiến nghị với Bộ Bưu chính viễn thông và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)

94

Để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thuận lợi hơn, Bộ và Tập đoàn nên:

- Mặc dù Tập đoàn chiếm 51% vốn nhƣng VNPT nên cho phép công ty độc lập hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Xét trong tình hình thực tế hiện nay các dự án đầu tƣ nhằm giúp công ty nâng cao năng lực sản xuất cần đƣợc tiến hành càng nhanh càng tốt, nhƣng hiện nay khi muốn đầu tƣ thì công ty phải xây dựng và thuyết minh dự án rồi phải trình lên VNPT và chờ phê duyệt. Thời gian chờ đợi không phải là ngắn, vì vậy các dự án đầu tƣ của công ty từ khi bắt đầu đến khi các thiết bị có thể sản xuất ra sản phẩm thƣờng mất 1 năm. Trong một khoảng thời gian dài nhƣ vậy dự án mới hoàn thành thì cơ hội cạnh tranh của công ty có khi đã qua đi. Do đó Bộ và VNPT cần nghiên cứu và đề ra các biện pháp nhằm rút ngắn thời gian đầu tƣ để tăng khả năng cạnh tranh của công ty.

- Có một thực tế là vài năm lại đây các vật tƣ đầu vào liên tục tăng với mức cao trên thị trƣờng, để đảm bảo doanh thu và lợi nhuận thì giá bán cáp thông tin của công ty cũng biến đổi theo mức tăng của thị trƣờng. Nhƣng các dự án đầu tƣ của các Bƣu điện tỉnh vả Thành phố thƣờng đƣợc lập trong thời gian quá dài nên mức giá dự toán của các dự án này đã trở nên quá thấp so với giá thị trƣờng. Các dự án đầu thầu cáp thông tin trong VNPT thông thƣờng đƣợc các Bƣu điện tỉnh thành phố mời thầu và chấm thầu rồi trình lên ban đầu tƣ phê duyệt. Thời gian luân chuyển qua các cấp thƣờng rất dài từ 2-5 tháng nên các dự án thƣờng xảy ra các trƣờng hợp sau:

+ Nếu dự án đầu tƣ đƣợc phê duyệt trúng thầu thì các nhà cung cấp phải cấp với mức giá thấp hơn giá thị trƣờng hiện tại, nên các nhà cung cấp có thể từ chối không cấp hàng và chịu phạt hoặc nếu cấp hàng đạt chất lƣợng thì không có lợi nhuận. Điều này gây thiệt hại rất nhiều cho hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất cáp. + Nếu dự án đầu tƣ không đƣợc phê duyệt do giá vƣợt dự toán thì lại phải đấu thầu lại, làm các doanh nghiệp phải mất thêm chi phí đấu thầu và các dự án khi đƣợc phê duyệt có thời gian kéo dài nên thời gian cung cấp hàng bị rút ngắn để kịp tiến độ. Các dự án đấu thầu có thể bị dồn lại bắt buộc các nhà cung cấp phải cung cấp trong thời gian ngắn, nên các doanh nghiệp sản xuất trong VNPT không chủ động đƣợc trong việc lập kế hoạch sản xuất. Hậu quả là các hợp đồng cung cấp dàn trải không dứt

95

điểm vì thế thời gian giao hàng bị chậm và việc thanh toán thu hồi vốn cũng chậm hơn.

Qua các điều bất cập trên Bộ và VNPT cần cải tiến phƣơng thức đấu thầu, đề ra khung giá linh hoạt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp nói chung và công ty nói riêng có thể chủ động trong việc sản xuất và cung cấp hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhất là việc thu hồi và quay vòng vốn.

- Tăng cƣờng trao đổi thông tin thị trƣờng giúp công ty định hƣớng kinh doanh hợp lý. Hoạt động tìm hiểu thị trƣờng nƣớc ngoài thƣờng vƣợt quá khả năng của công ty, do vậy đại diện thƣơng mại Việt Nam tại các thị trƣờng này đóng vai trò quan trọng. Song đại diện thƣơng mại nói chung khó có thể bao quát các vấn đề của từng

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng cáp đồng thông tin tại công ty cổ phần cokyvina (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)