Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước (cuối thế

Một phần của tài liệu Giáo án ôn tập lịch sử việt nam từ nguồn gốc tới giữa thế kỷ 19 (Trang 47)

thống nhất đất nước (cuối thế kỉ XVIII)

- Giữa thế kỉ XVIII chế độ phong kiến ở cả Đàng Trong, Đàng Ngồi khủng hoảng sâu sắc → phong trào nông dân bùng nổ.

- 1771 khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn (Bình Định).

+ Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng phát triển thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

- 1786 – 1788 nghĩa quân tiến ra Bắc lật độ tập đồn Lê – Trịnh, thống nhất đất nước.

Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững

Hoạt động 2: cả lớp, cá nhân

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm 1785.

- HS theo dõi SGK phát biểu.

- GV bổ sung, kết hợp với sử dụng lược đồ chiến thắng Rạch Gầm, Xồi Mút để trình bày về cuộc kháng chiến chống quân Xiêm, sau đó GV chốt ý:

+ Nghĩa quân Tây Sơn đã bắt giết 2 chúa là Nguyễn Phúc Dương và Nguyễn Phúc Thuần. Còn lại một người cháu của chúa Nguyễn là Nguyễn Aùnh chạy thốt. Trong hai năm 1782 – năm 1783 Nguyễn Huệ đã hai lần đem quân đánh Nguyễn Aùnh ở Gia Định. Cùng đường Nguyễn Aùnh đã bỏ chạy sang Xiêm cầu cứu. Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thuỷ bộ tiến sang nước ta cuối năm 1784 chiếm gần nửa đất Nma Bộ, ra sức cướp phá chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn.

+ Trước giặc ngoại xâm, vua Tây Sơn là Thái Đức (Nguyễn Nhạc) đã sai em là Nguyễn Huệ đem binh thuyền vào Nam chống giặc.

- GV có thể yêu cầu HS tường thuật về chiến thắng Rạch Gầm – Xồi Mút hoặc nói lên những hiểu biết của mình về chiến thắng này.

- HS nhớ lại kiến thức đã học trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung: Đây là một thắng lợi lớn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, thể hiện tài tổ chức, cầm quân của Nguyễn Huệ. Chiến thắng này đã khiến “người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (1785) ngồi miệng thì nói khốc nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”. Chiến thắng đã đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc của phong trào Tây Sơn.

Một phần của tài liệu Giáo án ôn tập lịch sử việt nam từ nguồn gốc tới giữa thế kỷ 19 (Trang 47)