2.2.3.1. Khả năng thanh toán
Bảng 2.3. Chỉ tiêu khả năng thanh toán
(Đơn vị tính: Lần) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012
Khả năng thanh toán ngắn
hạn 1,29 1,32 4,06 0,03 2,74
Khả năng thanh toán nhanh 0,72 0,47 1,26 (0,25) 0,79 Khả năng thanh toán tức thời 0,33 0,09 0,48 (0,24) 0,39
(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính)
Nhìn vào bảng trên, chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét:
Khả năng thanh toán ngắn hạn: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi trong ngắn hạn các tài sản ngắn hạn thành tiền để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn. Theo số liệu tính toán ở trên, chỉ tiêu này năm 2012 là 1,32 lần, tăng 0,03 lần so với năm 2011. Điều này có nghĩa là năm 2012, một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,32 đồng tài sản ngắn hạn, tăng 0,03 đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, hệ số thanh toán ngắn hạn lại tăng thêm 2,74 lần so với năm 2012, lúc này một đồng nợ ngắn hạn đã được đảm bảo bởi 4,06 đồng tài sản ngắn hạn. Ta thấy, hệ số này của 3 năm đều lớn hơn 1 (năm 2011 là 1,29 lần, năm 2012 là 1,32 lần và năm 2013 là 4,06 lần). Do đó có thế thấy, dự trữ tài sản lưu động của công ty đủ khả năng đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn. Công ty cổ phần điều khiển tự động DKT là một công ty kinh doanh các sản phẩm, cung cấp dụng cụ, thiết bị máy móc cơ khí, điện, điện tử, tin học do đó tài sản ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng rất cao trong công ty, bởi vậy các tài sản ngắn hạn này luôn đảm bảo cho công ty có thể chi trả được các khoản nợ ngắn hạn thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao có thể gây ứ đọng vốn và tạo chi phí cơ hội không cần thiết khi dự trữ tài sản ngắn hạn quá nhiều khiến giảm vốn đầu tư vào các tài sản sinh lời khác. Do vậy, công ty nên quản lý chặt chẽ chỉ tiêu này để đảm bảo dung hòa giữa khả năng thanh khoản với tính hiệu quả đầu tư.
Khả năng thanh toán nhanh: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền. Vì vậy mà hàng tồn kho được loại trừ vì đây là khoản mục có tính thanh khoản thấp nhất trong số các tài sản ngắn hạn. Có thể thấy, khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty có sự biến chuyển không đều.
39
Cụ thể, năm 2011, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 0,72 lần, tức là một đồng nợ ngắn hạn của công ty luôn được đảm bảo thanh toán bởi 0,72 đồng tài sản ngắn hạn có thời gian chuyển đổi nhanh. Năm 2012, hệ số thanh toán nhanh giảm xuống còn 0,47 lần, giảm 0,25 lần so với năm 2011. Hệ số thanh toán nhanh năm 2012 giảm do khoản mục hàng tồn kho tăng 31,09% trong khi đó tài sản ngắn hạn giảm 4,59%, do đó lượng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi nhanh của công ty DKT giảm nhanh hơn so với tốc độ giảm 6,63% của nợ ngắn hạn trong năm 2012. Sang đến năm 2013, hệ số thanh toán nhanh bỗng tăng lên 1,26 lần, tăng 0,79 lần so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013, tài sản ngắn hạn tăng 32,62%, trong khi đó hàng tồn kho tăng 41,9% và nợ ngắn hạn giảm 56,79% làm cho hệ số này tăng lên.
Khả năng thanh toán tức thời: Khả năng thanh toán tức thời phản ánh mức độ chi trả ngay bằng tiền các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2011, chỉ tiêu này là 0,33 lần, nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn đáp ứng bằng 0,33 đồng dự trữ tiền mặt. Năm 2012, chỉ tiêu này nhỏ hơn nữa, giảm xuống còn 0,09 lần. Đến năm 2013, chỉ tiêu này tăng 0,39 lần so với năm 2012 là 0,48 lần. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ phản ánh một khía cạnh của tính thanh khoản và không phải càng lớn càng tốt vì dự trữ tiền mặt quá lớn gây ra mất nhiều chi phí cơ hội cho doanh nghiệp. Vì thế, công ty nên cân nhắc duy trì tỷ lệ tiền phù hợp để khả năng thanh toán tức thời đạt mức an toàn.
Tóm lại: Qua các hệ số trên ta có thể thấy được hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty vẫn ở mức cao, đảm bảo thanh khoản. Điều này góp phần xây dựng hình ảnh của công ty, thu hút và tạo dựng lòng tin đối với các nhà đầu tư. Bên cạnh đó thì công ty cũng cần xác định lượng dự trữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền hợp lý để đảm bảo những khoản thanh toán tức thời để tránh phải đối mặt với các rủi ro thanh toán
2.2.3.2. Khả năng quán lý tài sản
Biểu đồ 2.1. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, hiệu suất sử dụng tài sản đang có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể như sau
Giai đoạn 2011-2012: Năm 2011 hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 0,99 lần, sang năm 2012 là 0,94 lần, giảm 0,05 lần. Ở đây có thể hiểu rằng một đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh thì thu được 0,99 đồng doanh thu vào năm 2011 và 0,94 đồng doanh thu vào năm 2012. Chỉ số này giảm do tốc độ giảm của doanh thu thuần năm 2012 (9,59%) cao hơn tốc độ giảm của tài sản (4,89%). Tuy việc đầu tư của tài sản vào doanh thu thuần giảm nhưng tỷ lệ này vẫn đạt ở mức khá.
Giai đoạn 2012-2013: Tuy tiếp tục đầu tư vào tài sản tăng 31,52% nhưng lại chưa đảm bảo doanh thu tăng tương ứng nên hiệu suất sử dụng tài sản giảm xuống chỉ còn 0,65 lần. Tức là năm 2013, một đồng tài sản bỏ ra đầu tư chỉ thu được 0,65 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân là do trong năm 2013, công ty mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng doanh thu vẫn giảm, do bị ảnh hưởng của sự gia tăng mạnh mẽ của hàng tồng kho khiến cho tổng tài sản bình quân tăng lên. Điều này chính là nguyên nhân làm giảm hiệu suất sử dụng tài sản giảm trong năm.
Tóm lại: Có thể thấy năm 2011 việc quản lý tài sản tốt hơn so với năm 2012 và năm 2013. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản có chiều hướng đi xuống. Vì vậy, Công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc đổi mới kinh doanh đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao doanh thu.
16.889.616.666 15.269.810.439 13.872.074.745 17.010.685.001 16.179.653.701 21.279.815.910 0,99 0,94 0,65 0,0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 1,2 0 5.000.000.000 10.000.000.000 15.000.000.000 20.000.000.000 25.000.000.000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Lần VND
41
2.2.3.3. Khả năng quản lý nguồn vốn
Bảng 2.4. Chỉ tiêu khả năng quản lý nguồn vốn
Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 0,76 0,75 0,81 (0,01) 0,06 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 3,17 2,94 4,24 (0,23) 1,30
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)
Hệ số nợ (Tỷ số nợ trên tổng tài sản): Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Từ đó ta có thể biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Từ bảng trên ta thấy cứ 1 đồng đầu tư cho tài sản của công ty năm 2011 thì có 0,76 đồng là huy động từ nguồn vốn vay, năm 2012 thì 1 đồng đầu tư cho tài sản thì có 0,75 là huy động từ nguồn vốn vay. Riêng năm 2013 thì tỷ số này tăng lên 0,81 đồng. Tỷ số này cho thấy doanh nghiệp chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh, làm tăng mức độ rủi ro của công ty lên cao hơn.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở h u: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là một chỉ tiêu tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Năm 2012, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 2,94 lần, đến năm 2013 tỷ số này tăng lên đến 4,24 lần, tăng 1,3 lần so với năm 2012. Tỷ số này tăng giảm không đều qua các năm.
2.2.3.4. Khả năng sinh lời
Bảng 2.5. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012
Tỷ suất sinh lời trên
doanh thu (ROS) 0,30 0,63 0,29 0,33 (0,34)
Tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản (ROA) 0,30 0,59 0,19 0,29 (0,40) Tỷ suất sinh lời trên
vốn chủ sở hữu (ROE) 1,24 2,34 0,99 1,09 (1,35)
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS): Tỷ suất này cho biết khả năng kiểm soát các chi phí hoạt động cũng như phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, nó cho biết lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm đem lại. Qua bảng trên, ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng giảm không đều giữa các năm. Cụ thể:
Giai đoạn 2011-2012: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu năm 2012 tăng so với năm 2011 từ 0,3% lên 0,63%. Điều này chứng tỏ rằng kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2012 của công ty là tốt hợn năm 2011. Năm 2012, cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra được 0,63 đồng lợi nhuận sau thuế cho công ty, nhiều hơn năm 2011 là 0,33 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân là do doanh thu thuần giảm ít hơn so với chi phí như giá vốn giảm 1.920.130.057 đồng, tương ứng giảm đi 13,13%, trong khi doanh thu thuần giảm đi 1.619.806.227 đồng, tương ứng giảm 9,59%.
Giai đoạn 2012-2013: Năm 2013 tỷ suất sinh lời trên doanh thu là 0,29%, giảm 0,34% so với năm 2012. Tỷ số này cho ta biết cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra được 0,29 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2013, ít hơn năm 2012 là 0,34 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong năm 2013, doanh thu thuần giảm từ 15.269.810.439 đồng năm 2012 xuống còn 13.872.074.745 đồng năm 2013, sự giảm đi của giá vốn và các chi phí khác chậm hơn sự giảm đi của doanh thu thuần đã làm cho lợi nhuận sau thuế năm 2013 bị giảm đi. Từ số liệu trên, nhìn chung khả năng quản lý chi phí của doanh nghiệp còn thiếu sót, nhiều khoản chi phí không hợp lý nên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chưa cao.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): là chỉ tiêu tài chính giúp đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả và nếu tỷ số này nhỏ hơn 0, doanh nghiệp thua lỗ. Để chính xác cần so sánh tỷ số của doanh nghiệp với tỷ số của của toàn ngành hoặc với tỷ số của công ty tương đương cùng ngành. Ta thấy:
Năm 2012, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty là 0,59%, tăng 0,29% so với năm 2011, tức là cứ 100 đồng tài sản được đầu tư thì công ty thu về 0,59 đồng lợi nhuận ròng vào năm 2012, nhiều hơn năm 2011 là 0,29 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân là do lợi nhuận ròng năm 2012 tăng 89,28% trong khi tốc độ tăng của tổng tài sản là 4,89%.
Năm 2013 tỷ suất này lại giảm xuống còn 0,19%. Việc giảm khả năng sinh lời cho ta thấy nhìn chung với số vốn công ty bỏ ra thì việc thu lại lợi nhuận chưa cao, hiệu quả sử dụng vốn giảm và vẫn còn thấp. Trong thời gian tới, công ty cần có những
43
biện pháp khai thác năng lực sản xuất của tài sản, đảm bảo cho tỷ suất sinh lời tăng qua các năm
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở h u (ROE): Chỉ tiêu giúp đánh giá hiệu quả đầu tư vốn của chủ sở hữu để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp: cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần chủ sở hữu sẽ thu về cho mình bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
Ta thấy năm 2012, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 2,34%, tăng 1,09% so với năm 2011. Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thu lãi về là 2,34 đồng, tăng 1,09 đồng lợi nhuận sau thuế so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 lợi nhuận ròng tăng 89,28% còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tăng 0,63% nên đã làm tăng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Sang năm 2013, tỷ suất này giảm xuống chỉ còn 0,99%, giảm 1,35% so với năm 2012. Năm 2013, vốn chủ sở hữu giảm 1,03% so với năm 2012 và lợi nhuận thuế giảm mạnh, giảm 58,13% so với năm 2012 nên đã làm tỷ suất giảm mạnh trong năm. Từ số liệu trên cho thấy khả năng huy động vốn của công ty chưa cao, không những thế còn có xu hướng giảm xuống, điều này cần được cải thiện. Vì thế, công ty cần có những chính sách, chiến lược kinh doanh mới để đầu tư vốn hiệu quả hơn, tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Như vậy, qua phân tích ba chỉ tiêu tài chính trên ta thấy khả năng sinh lời của công ty tăng ở năm 2012 và giảm vào năm 2013, cho thấy tình hình tài chính Công ty không ổn định qua các năm. Do đó công ty Công ty cần chú ý tới việc quản lý chi phí, quản lý tài sản một cách hợp lý hơn và có chính sách sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả để nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty.