Tình hình Tài sản-Nguồn vốn của công ty cổ phần điều khiển tự động DKT

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần điều khiển tự động DKT (Trang 43)

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của công ty tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có theo cơ cấu tài sản-nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty. Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh. Dưới đây là tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty trong ba năm 2011,2012 và năm 2013.

Bảng 2.2. Tình hình tài sản - nguồn vốn giai đoạn 2011- 2013

ĐVT: Việt Nam Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tƣơng đối (+/-) Tuyệt đối (%) Tƣơng đối (+/-) Tuyệt đối (%) TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 16.734.862.112 15.966.750.808 21.174.488.806 (768.111.304) (4,59) 5.207.737.998 32,62

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 4.328.580.931 1.121.357.942 2.493.580.983 (3.207.222.989) (74,09) 1.372.223.041 122,37 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 4.949.160.028 4.475.437.863 3.905.577.828 (473.722.165) (9,57) (569.860.035) (12,73) III. Hàng tồn kho 7.406.610.656 10.295.825.711 14.609.324.526 2.889.215.055 39,01 4.313.498.815 41,90

IV. TS ngắn hạn khác 50.510.497 74.129.292 166.005.469 23.618.795 46,76 91.876.177 123,94

1. Thuế GTGT được khấu trừ 29.675.473 74.129.292 166.005.469 44.453.819 149,80 91.876.177 123,94

2. Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước 20.835.024 (20.835.024) (100) -

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 275.822.889 212.902.893 105.327.104 (62.919.996) (22,81) (107.575.789) (50,53)

I. Tài sản cố định 235.678.344 167.040.165 (68.638.179) (29,12) (167.040.165) (100)

1. Nguyên giá 650.752.576 685.059.812 536.897.121 34.307.236 5,27 (148.162.691) (21,63)

2. Giá trị hao mòn lũy kế (415.074.232) (518.019.647) (536.897.121) (102.945.415) 24,80 (18.877.474) 3,64

II. TS dài hạn khác 40.144.545 45.862.728 105.327.104 5.718.183 14,24 59.464.376 129,66

35

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tƣơng đối (+/-) Tuyệt đối (%) Tƣơng đối (+/-) Tuyệt đối (%) Nguồn vốn A. NỢ PHẢI TRẢ 12.932.446.870 12.075.544.906 17.217.806.453 (856.901.964) (6,63) 5.142.261.547 42,58 I. Nợ ngắn hạn 12.932.446.870 12.075.544.906 5.217.806.453 (856.901.964) (6,63) (6.857.738.453) (56,79) 1. Vay ngắn hạn 5.000.000.000 2.100.000.000 2.100.000.000 (2.900.000.000) (58,00) - - 2. Phải trả người bán 6.965.616.870 8.977.076.268 2.980.484.152 2.011.459.398 28,88 (5.996.592.116) (66,80)

3. Người mua trả tiền trước 966.830.000 978.513.150 11.683.150 1,21 (978.513.150) (100)

4. Thuế và các khoản phải nộp

nhà nước - 19.955.488 19.358.196 19.955.488 (597.292) (2,99)

5. Các khoản phải nộp khác 117.964.105 - 117.964.105

II. Nợ dài hạn 12.000.000.000 - 12.000.000.000

B. NGUỒN VCSH 4.078.238.131 4.104.108.795 4.062.009.457 25.870.664 0,63 (42.099.338) (1,03)

I. Vốn chủ sở hữu 4.078.238.131 4.104.108.795 4.062.009.457 25.870.664 0,63 (42.099.338) (1,03)

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4.500.000.000 4.500.000.000 4.500.000.000 - - - -

2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối (421.761.869) (395.891.205) (437.990.543) 25.870.664 (6,13) (42.099.338) 10,63

TỔNG NGUỒN VỐN 17.010.685.001 16.179.653.701 21.279.815.910 (831.031.300) (4,89) 5.100.162.209 31,52

Về tài sản: Năm 2012 tổng tài sản giảm 831.031.300 đồng, tương ứng giảm 4,89% so với năm 2011. Tuy nhiên sang năm 2013, tổng tài sản có sự tăng mạnh, tăng 5.100.162.209 đồng, tương ứng tăng 31,52% so với năm 2012. Trong đó, chủ yếu là đầu tư vào tài sản ngắn trong khi đầu tư vào tài sản dài hạn có sự giảm nhẹ.

Tài sản ngắn hạn: Năm 2012, tài sản ngắn hạn giảm 768.111.304 đồng, tương ứng giảm 4,59% so với năm 2011, năm 2013 có sự nhảy vọt về đầu tư tài sản ngắn hạn, tăng 5.207.737.998 đồng, tương ứng tăng 32,62% so với năm 2012. Tài sản ngắn hạn năm 2012 giảm do các khoản phải thu năm 2012 giảm một lượng là 473.722.165 đồng , giảm 9,57% so với năm 2011. Cũng trong năm 2012 hàng tồn kho tăng 2.889.215.055 đồng, tương ứng tăng 39,01% so với năm 2011. Do đặc thù là đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm máy móc cơ khí, điện tử, tự động hóa nên tỷ trọng hàng tồn kho lớn trong tổng tài sản của công ty để đảm bảo cung ứng kịp thời trong kinh doanh và sản xuất. Năm 2013, tài sản ngắn hạn tăng 5.207.737.998 đồng, tương ứng tăng 32,62% so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013 hàng tồn kho tăng 4.313.498.815 đồng, tương đương 41,9% so với năm 2012. Công ty tăng hàng tồn kho để có đủ nguyên vật liệu cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, ngoài ra công ty còn nhập khẩu thêm các NVL, hàng hóa phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh. Hàng tồn kho lớn giúp công ty đủ khả năng để đáp ứng các đơn hàng. Tuy nhiên khi dự trữ hàng tồn kho quá nhiều có thể gây ra tình trạng ứ đọng vốn và tăng chi phí quản lý kho bãi. Do vậy việc tìm ra một lượng hàng tồn kho dự trữ tối ưu là điều quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Các khoản phải thu trong năm 2013 giảm 569.860.035 đồng, tương ứng giảm 12,73% trong khi lượng tiền mặt lại tăng 1.372.223.041 đồng, tương ứng tăng 123,37% so với năm 2012. Dưới tác động tổng hợp trên làm cho tài sản ngắn hạn tăng cao hơn trong năm 2013.

Tài sản dài hạn: Năm 2012, tài sản dài hạn tại Công ty giảm 62.919.996 đồng, tương ứng giảm 22,81% so với năm 2011. Trong đó, giảm chủ yếu là do TSCĐ giảm, TSCĐ giảm 68.638.179 đồng, tương ứng giảm 29,12% và tài sản dài hạn khác tăng 5.718.183 đồng, tương ứng tăng 14,24% so với năm 2011. Tại công ty cổ phần điều khiển tự động DKT, TSCĐ chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng tài sản. Điều này phù hợp với một doanh nghiệp kinh doanh các thiết bị máy móc cơ khí, điện tử, tin học…Năm 2013, tài sản dài hạn của công ty giảm thêm 107.575.789 đồng, tương ứng giảm 50,53% so với năm 2012. Trong năm 2013, công ty không đầu tư cho TSCĐ.

Về nguồn vốn: Năm 2012, nguồn vốn giảm 831.031.300 đồng, tương ứng giảm 4,89% so với năm 2011. Đến năm 2013, nguồn vốn tăng 5.100.162.209 đồng, tương ứng tăng 31,52% so với năm 2012. Cụ thể:

37

Nợ phải trả: Năm 2012, tổng nợ phải trả là 12.075.544.906 đồng, giảm 856.901.964 đồng tương ứng giảm 6,63% so với năm 2011. Trong đó chỉ tiêu nợ ngắn hạn giảm tương ứng do không có vay dài hạn. Trong ngắn hạn, do các sản phẩm mà Công ty cung cấp đều là những sản phẩm có tốc độ triển khai trong thời gian dưới 1 năm ngoài ra do nhu cầu kinh doanh của công ty cần phải vay thêm từ bên ngoài nên Công ty cần sử dụng đến các nguồn vay ngắn hạn. Tuy nhiên, khoản vay ngắn hạn năm 2012 giảm đi 2.900.000.000 đồng, giảm 58% trong khi khoản vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp phải trả người bán lại tăng 2.011.459.398 đồng, tăng 28,88% so với năm 2011. Khoản tăng này là do hàng hóa, nguyên vật liệu thu mua và nhập về còn nợ người bán, khoản tín dụng được người bán cấp cho tăng mạnh, điều này cho thấy mối quan hệ của công ty với nhà cung cấp đang phát triển tốt. Được hưởng nhiều khoản tín dụng từ người bán sẽ rất tốt cho doanh nghiệp để có thể mở rộng hoạt động kinh doanh, điều này sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho công ty, hưởng tín dụng thương mại nghĩa là Công ty đang gián tiếp sử dụng vốn của người bán mà không phải chi trả lãi nếu Công ty có thể tận dụng thời hạn tín dụng không mất phí. Tuy nhiên khoản phải trả này cũng có chi phí cơ hội, đó là gây mất lòng tin cho nhà cung cấp nếu không trả đúng thời hạn, bị xếp hạng tín dụng thấp.

Năm 2013, công ty sử dụng nguồn vốn vay từ phía ngân hàng là 2.100.000.000, không đổi so với năm 2012. Công ty cũng nợ Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước một khoản 19.358.196 đồng, giảm 597.292 đồng so với năm 2012.

Nguồn vốn chủ sở h u: Vốn chủ sở hữu trong 3 năm qua không có biến động mạnh, nếu như năm 2012 là 4.104.108.795 đồng thì năm 2013 là 4.062.009.457 đồng, giảm 42.099.338 đồng tương ứng giảm 1,03%. Trong năm 2013, công ty không có khoản đầu tư thêm hay rút vốn của chủ sở hữu. Nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu là phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, con số này thể hiện doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả hơn so với năm 2012. Công ty nên gia tăng vốn chủ sở hữu để tăng khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần điều khiển tự động DKT (Trang 43)