Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong công ty cổ phần vật liệu xây dựng Sông Đáy (Trang 67)

3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong công ty cổ phần vật liệu xây dựng Sông Đáy.

3.1.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

* Giải pháp 1 : Tăng doanh thu.

Doanh thu là chỉ tiêu tổng hợp bằng tiền về tiêu thụ sản phẩm của công ty ( ở đây là các công trình đã hoàn thành và được bàn giao cho đối tác) trong một thời

gian nhất định. Doanh thu là nhân tố quyết định tới tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Doanh thu cao chứng tỏ thị phần vốn của công ty trên thị trường cao, nó phản ánh quy mô kinh doanh của công ty. Vì vậy, phải cố gắng bằng mọi cách để không ngừng tăng doanh thu. Doanh thu phụ thuộc vào 3 yếu tố sau :

- Số lượng các sản phẩm hoàn thành bàn giao. - Kết cấu sản phẩm .

- Giá thanh toán.

Do đó để tăng doanh thu trong thời gian tới công ty cần phải đẩy mạnh các hoạt động Marketing. Em xin đề xuất một số chiến lược Marketing như:

Chiến lược định giá sản phẩm thấp nhất: theo chiến lược này thì công ty luôn ra giá sản phẩm thấp hơn so với các đối thủ. Có hai tình huống sẽ xảy ra. Hoặc là công ty bằng lòng với lợi nhuận thấp nhưng do giá thấp nên lại nhận được nhiều đơn đặt hàng. Hoặc là công ty vẫn đạt được mức lợi nhuận bằng hoặc lớn hơn đối thủ ngay cả khi đặt giá thấp hơn nhờ các biện pháp cải tiến kỹ thuật.

Chiến lược tập trung vào trọng điểm: Theo chiến lược này công ty nên tập trung hoạt động của mình vào một hướng thị trường xây dựng chủ yếu, vào một số chủ đầu tư cần quan tâm nhất mà công ty nhận thấy mình có nhiều khả năng thâm nhập phát triển và thu được lợi nhuân thỏa đáng.

Chiến lược đa dạng hóa thích hợp: theo chiến lược này bên cạnh các chuyên môn chính của mình là các loại vật liệu, cấu kiên bê tông. Công ty có thể chuẩn bị một số khả năng sản xuất khác để có thể thích ứng với nhu cầu thị trường, tăng tổng doanh thu. Bởi trong xây dựng dựa trên sự giống nhau về máy móc thiết bị thi công mà ta có thể đa dạng hóa ngành nghề sản xuất của công ty .

Chiến lược liên kết để tăng sức mạnh cạnh tranh: theo chiến lược này thì các công ty xây dựng có thể liên kết với nhau trong đấu thầu công trình lớn nhằm bổ sung cho nhau những mặt manh, mặt yếu. Trong thời gian tới chiến lược này cần phải chú ý hơn nữa nhất là trong điều kiện hiện nay khi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang dần được mở rộng.

Giải pháp 2: Tiết kiệm giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp .

Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, lợi nhuận là nguồn gốc để duy trì và tái sản xuất kinh doanh mở rộng, nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên trong công ty và góp phần nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên trong công ty và góp phần nâng cao phúc lợi toàn xã hội. Nhằm nâng cao lợi nhuận hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải tiết kiệm và giảm chi phí. Do đó phấn đấu giảm chi phí luôn là việc làm cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Hoạt động của công ty còn thể hiện nhiều yếu kém như trong việc quản lý điều hành sản xuất, quản lý và sử dụng vật tư, quản lý và sử dụng phương tiện và nhiên liệu, quản lý tiền khi mua bán vật tư – thiết bị .

Tiết kiệm giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh Quản lý điều hành sản xuất Quản lý và sử dụng vật tư Quản lý phương tiện và sử dụng nhiên liệu Quản lý tiền khi mua bán vật tư – thiết bị

Hình 3.1 : Tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh

- Quản lý điều hành sản xuất :

+ Tổ chức điều hành chặt chẽ công trường ngay từ ngày đầu, tận dụng mùa khô, tích cực thi công các công trình đáp ứng yêu cầu và tiến độ.

+ Tiếp tục hoàn thiên hơn nữa cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và điều hành, nâng cao năng lực và chất lượng hệ thống điều hành, quản lý chặt chẽ, giám sát thường xuyên, đảm bảo tập trung, xử lý nhanh, giải quyết kịp thời và khoa học

những vướng mắc, phát sinh. Tăng cường các biện pháp quản lý cụ thể về tài chính chống thất thoát, thiệt hại trong sản xuất kinh doanh .

+ Tiếp tục đầu tư chiều sâu, thường xuyên tổ chức học tập nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề về khoa học kỹ thuật, thực hành thành thạo công nghệ mới, vận dụng quy luật kinh tế thị trường vào sản xuất kinh doanh. Mặt khác nghiên cứu tiến bộ khoa học để lựa chọn đầu tư thiết bị, công nghệ mới tiên tiến, hiện đại, bổ sung cho năng lực sản xuất của công ty và khai thác có hiệu quả thiết bị công nghệ hiện có.

+ Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong cán bộ công nhân viên, nhằm tăng năng suất lao động, thực hiện tiết kiệm trong chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm và coi đây là một khâu quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh việc phát huy phong trào thi đua lao động và quản lý giỏi, thường xuyên tổng kết báo cáo, khen thưởng kịp thời cho những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, đồng thời xử lý nghiêm khắc những vi phạm kỷ luật lao động, làm bừa bãi làm ẩu, gây thiệt hại kinh tế cho đơn vị.

+ Tổ chức khoán lương cho các đội thi công, đây là biện pháp gắn liền người lao động và dây chuyền sản xuất kinh doanh của công ty, kết quả và hiệu quả lao động của họ. Từng bước hoàn thiện công tác khoán sản phẩm, khoán định mức tiêu dùng và sử dụng vật tư.

- Quản lý sử dụng vật tư.

Trong quản lý và sử dụng vật tư cần có các biện pháp sau:

+ Phải xây dựng kế hoạch mua sắm và sử dụng vật tư dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và tình hình thị trường. Kế hoạch vật tư phải xây dựng được khối lượng vật tư cần mua, thời điểm và tiến độ mua, xác định chính xác một số vật tư chính và phải tính đến số lượng dự trữ theo yêu cầu sản xuất của công ty.

+ Tổ chức và quản lý tốt khâu mua vật tư và vận dụng vật tư, khi mua vật tư phải nắm bắt giá cả thị trường, tránh việc đẩy giá lên cao, kiểm tra kỹ chủng loại – quy cách – chất lượng vật tư mua sắm.

+ Để giảm chi phí vận chuyển đến mức thấp nhất, công ty phải có kế hoạch phân bổ vật tư hợp lý cho các đơn vị sử dụng có thể chuyển thẳng đến công trường không cần qua kho trung gian.

+ Tổ chức tốt kho tàng, sẽ làm giảm hư hỏng, chống thất thoát, giảm tỷ lệ hao hụt vật tư thi công.

+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức vật tư trong toàn công ty. Định mức là cơ sở để tính các chỉ tiêu kế hoạch cân đối về nguyên vật liệu trong công ty, giúp xác định mối quan hệ đúng đắn với các đơn vị kinh doanh vật tư. Nó là căn cứ trực tiếp để tổ chức cấp phát vật tư một cách hợp lý, kịp thời cho các đơn vị, đảm bảo cho quá trình sản xuất thi công diễn ra liên tục. Nó là thước đo trình độ khoa học kỹ thuật và tổ chức quản lý của công ty, đồng thời nó là mục tiêu cụ thể thúc đẩy cán bộ công nhân viên trong công ty sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu, ngăn ngừa mọi lãng phí có thể xảy ra.

+ Xây dựng các kho bãi tại công trường để tập kết những vật liệu chủ yếu như đá các loại, nhựa đường, các cấu kiện bê tông đúc sẵn … bố trí người quản lý kho bãi theo dõi nhập, xuất vật liệu. Để chủ động trong hoạt động kinh doanh đồng thời hạn chế sự thất thoát cũng như quản lý được khối lượng vật liệu chính xác giữa thực tế tại công trường với sổ sách. Do vậy cần phải có văn bản quy định quyền hạn của các cá nhân có liên quan trong việc quản lý vật tư thi công trên công trường.

+ Khó kiểm soát khối lượng thực tế từ bãi chứa vật tư thi công đến sản phẩm nhất là công việc này hiện nay do tổ đội tự làm và đi thuê. Nên cần theo dõi chi tiết khối lượng thực hiện thi công ở từng khu vực.

- Quản lý phương tiện và sử dụng nhiên liệu.

Đối với thiết bị cơ giới việc tiết kiệm giảm chi phí gồm:

+ Các chi phí như nhiên liệu, vật tư phụ tùng có định mức thì cũng cần phải quản lý. Định mức phải coi đó là công cụ, không thể phó thác mọi việc cho định mức mà buông lỏng quản lý. Ngược lại chúng ta càng cần phải tăng cường quản lý, điều này chúng ta có thể lấy qua một số ví dụ: dầu máy đến thời kỳ thay nhưng lái máy không thay sẽ làm phá hỏng máy, các pittông, các bầu lọc cũ khi tháo ra không

hủy đi thì lái máy sau này có thể dùng để thay vào, còn đồ mới tốt thì đem bán hưởng chênh lệch. Như vậy thì đòi hỏi chúng ta phải quản lý chi phí trong quá trình khai thác sử dụng, trong quá trình sửa chữa bảo dưỡng và bảo vệ không chỉ đơn giản là quản lý sản phẩm mà cũng cần phải quản lý con người, vật tư phụ tùng.

+ Giảm bớt thời gian phương tiện chạy không tải, giảm chi phí nhiên liệu, tăng cường hệ số sử dụng phương tiện, tổ chức quản lý phương tiện khoa học giảm chi phí điều chuyển phương tiện giữa các công trường, tổ chức khoán ca máy cho thợ vận hành, khoán thời gian sử dụng các phụ tùng thay thế, khoán sửa chữa nhỏ đối với từng loại thiết bị.

+ Thực hiện tốt công tác bảo dưỡng định kỳ, tăng tuổi thọ thiết bị thi công, giảm chi phí sửa chữa thiết bị góp phần đảm bảo tiến độ thi công, giảm chi phí sửa chữa, tăng năng suất thiết bị, giám sát chặt chẽ công tác sửa chữa phương tiện, xác định chính xác mức độ hư hỏng thiết bị, khối lượng công việc cần sửa chữa và các yêu cầu khác như định mức lao động, định mức vật tư phụ tùng thay thế…

+ Tổ chức nghiên cứu, phân tích nguyên nhân gây hư hỏng và các biện pháp xử lý phù hợp, tăng cường trách nhiệm với đội ngũ công nhân viên làm công tác sửa chữa phương tiện.

Quản lý tiền khi mua bán vật tư – phụ tùng – thiết bị thi công.

+ Đối với vật tư thi công chiếm tới ( 50 -60 %) tỷ lệ giá thành sản phẩm, vì vậy quản lý giá thành vật tư là rất quan trọng. Muốn vậy, khi đi mua vật tư cần các yêu cầu sau:

*Chọn báo giá có giá cả thấp đối với các nhà cung cấp cho cùng một loại hàng, cùng chất lượng.

*Chọn nhà cung cấp có giá cả hợp lý và gần công trường thi công, mục đích giảm chi phí vận chuyển đến mức tối thiểu có thể được.

*Chọn vật tư thi công có chất lượng phù hợp với yêu cầu thiết kế, tránh tình trạng mua vật tư thi công có chất lượng hiệu quả quá cao làm đội giá vật tư làm lãng phí vốn sản xuất.

*Các thiết bị thi công khi mua sắm cần được xác định chính xác mục đích yêu cầu sử dụng, không được đầu tư thừa làm giảm hiệu quả sử dụng thiết bị, bán thanh lý các thiết bị hư hỏng không thể khắc phục, các thiết bị có hiệu quả sử dụng thấp hoặc không có hiêu quả.

*Xác định chính xác nguyên nhân hư hỏng thiết bị, phạt tiền các vi phạm về quản lý thiết bị, mua phụ tùng thay thế phải chính xác đúng chủng loại.

*Mua thiết bị trong nước có tính năng tương đương với thiết bị nước ngoài, giảm nhập ngoại thiết bị không có hiệu quả trong thi công.

Thực tế cho thấy những năm qua chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty rất lớn. Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm tránh lãng phí để quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao. Mặc dù doanh thu của công ty tăng hàng năm song lợi nhuận thu được của một năm kinh doanh lại không tương xứng với việc tăng cường vốn của công ty .

Giải pháp 3 : Nâng cao chất lượng sản phẩm.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm và trình độ quản lý chất lượng sản phẩm ta có sơ đồ sau:

Nâng cao chất lượng sản phẩm và trình độ quản lý chất lượng sản phẩm Nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua mối quan hệ chi phí - chất lượng - thời gian Nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và sản xuất theo ISO Nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình khảo sát thiết kế tổ chức thi công chi tiết

Hình 3.2 :Nâng cao chất lượng sản phẩm và trình độ quản lý chât lượng sản phẩm

* Nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua mối quan hệ chi phí – chất lượng – thời gian . Chi phí được hiểu là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu cho việc sản xuất sản phẩm và chi phí khai thác vận hành, bảo dưỡng sửa chữa sản phẩm trong giai đoạn sử dụng. Chất lượng này còn gọi là giá trị sử dụng chủ yếu được thể hiện bằng các chỉ tiêu giá trị sử dụng công trình như: Các chỉ tiêu về công năng, độ bền chắc, trình độ kỹ thuật, mức tiện nghi, tuổi thọ, độ an toàn, bảo vệ môi trường …Chất lượng sản phẩm theo quan điểm hiện nay là tổng hợp các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật thỏa mãn nhu cầu và phù hợp với công dụng sản phẩm của người tiêu dùng. Thời gian xây dựng công trình là tổng hợp toàn bộ thời gian xây dựng để hoàn thành một công trình từ giai đoạn chuẩn bị: mua nguyên vật liệu, huy động máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình thi công… đến khi hoàn thiện công trình bàn giao đưa vào sử dụng .

* Vấn đề đặt ra là nâng cao chất lượng với chi phí bỏ ra thấp. Trong thực tế để đạt được chất lượng công ty không thể bỏ chi phí một cách tùy tiện, không tính toán mối tương quan giữa chất lượng và chi phí. Nhiều khi chất lượng sản phẩm khá cao nhưng sản phẩm vẫn không thỏa mãn được người đặt hàng vì giá qua cao. Nói cách khác công ty không thể tiến hành sản xuất sản phẩm nếu không tính toán tới giá thành sản phẩm. Vậy trong chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng hiện nay, nâng cao chất lượng công trình phải được xem xét trong mối quan hệ chi phí – chất lượng – thời gian.

Lực lượng lao động ở nước ta còn có những khiếm khuyết cả về trình độ quản lý và năng lực kỹ thuật. Do vậy công ty không những phải biết làm thỏa mãn tốt nhất yêu cầu của chủ đầu tư mà còn phải biết khơi dậy nhu cầu và tư vấn cho khách hàng lựa chọn phương án quyết định tối ưu để vừa thỏa mãn tốt nhất lợi ích của khách hàng vừa đảm bảo lợi nhuận của công ty là mục tiêu cơ bản cho chiến lược cạnh tranh của mình.

Chất lượng tối ưu ở đây không có nghĩa là thuần túy là chất lượng tốt nhất, mà là chất lượng vừa đảm bảo thỏa mãn về yêu cầu chất lượng, vừa đảm bảo thỏa mãn

về yêu cầu chất lượng, vừa đảm bảo chi phí bỏ ra thấp. Vì vậy đây có thể gọi là mối quan hệ giữa chất lượng và độ phù hợp với giá thành.

Khi xem xét đồng thời mối quan hệ của ba nhân tố là chi phí, chất lượng, thời gian xây dựng thì công ty cần phải lấy thời gian sản xuất sản phẩm được rút ngắn sẽ mang lại lợi ích cho cả khách hàng và công ty. Giả sử rằng điều kiện để xét trúng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong công ty cổ phần vật liệu xây dựng Sông Đáy (Trang 67)