Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong công ty cổ phần vật liệu xây dựng Sông Đáy (Trang 56)

3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong công ty cổ phần vật liệu xây dựng Sông Đáy.

3.2Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

1.Hiệu quả sử dụng vốn cố định : Là chỉ tiêu chung nhất đánh giá về mặt sử dụng vốn cố định, chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Lợi nhuận

Hiệu quả sử dụng vốn cố định = x 100 (%)

Vốn cố định bình quân

Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn cố định ta có thể thấy các nguyên nhân của việc sử dụng vốn cố định không có hiệu quả thường là đầu tư tài sản cố định quá mức cần thiết, tài sản cố định không sử dụng đến chiếm tỷ trọng lớn, công suất sử dụng tài sản cố định thấp hơn mức cho phép .

Bảng 2.9: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Đơn vị tính :Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Chênh lệch tuyệt đối 08 -07 Chênh lệch tuyệt đối 09- 08 Lợi nhuận sau

thuế 1.106 11.421 20.462 10.315 9.041

Vốn cố định bình

quân 17.396 45.419 70.983 28.023 25.564

Hiệu quả sử dụng

vốn cố định 6.36% 25.14% 29.22% 18.78%0 4.08%

Qua bảng số liệu ta thấy:

Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2008 tăng so với năm 2007 là 18.78% . Do ảnh hưởng của các nhân tố:

11.421 1.107

- = 22.71% 45.419 45.419

+ Do vốn cố định bình quân tăng 28.023 triệu đồng làm cho hiệu quả sử dụng vốn giảm:

1.106 1.106

- = - 3.93% 17.396 45.419

Tổng cộng tăng: 22.71% - 3.93% = 18.78%

Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2009 tăng so với năm 2008 là 4.08%. Do các nguyên nhân:

+ Do lợi nhuận tăng 9.320 triệu đồng làm cho hiệu quả sử dụng vốn tăng: 20.714 11.421

- = 13.13% 70.983 70.983

+ Do vốn cố định bình quân tăng 25.564 triệu đồng làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm:

11.421 11.421

- = 9.05 % 45.419 70.983

Tổng cộng tăng: 13.13 – 9.05 = 4.08%

Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty còn chưa cao, cao nhất cũng chỉ đạt 29.22% vào năm 2009. Nguyên nhân của vấn đề này chính là do việc đầu tư không hợp lý vào tài sản cố định của công ty, dẫn tới việc không sử dụng hết công suất và tính năng của các máy móc thiết bị. Nhiều máy móc thiết bị có giá trị lớn được mua về nhưng giá trị sử dụng không cao, dẫn tới việc ứ đọng vốn. Bên cạnh đó công ty còn phải trả lãi cho nợ phải trả dùng để mua sắm tài sản cố định do đó làm giảm lợi nhuận đạt được.

2. Hiệu suất sử dụng vốn cố định :chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ trong kỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = x 100(%) Vốn cố định bình quân

Bảng2.10: Phân tích hiệu suất sử dụng vốn cố định

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Chênh lệch 08 -07 (%) Chênh lệch 09- 08(%) Tổng doanh thu 25.237 76.877 145.679 204,6% 89,5% Vốn cố định bình quân 17.396 45.419 70.983 161,1% 56,3% Hiệu suất sử dụng vốn cố định 145% 169% 205% 24% 36% Hàm lượng vốn cố định 0.69 0.59 0.49 - 0.1 - 0.1

Năm 2007 một đồng vốn cố định bình quân đem lại 1.45 đồng doanh thu. Năm 2008 một đồng vốn cố định bình quân đem lại 1.69 đồng doanh thu. Năm 2009 một đồng vốn cố định bình quân đem lại 2.05 đồng doanh thu Qua số liệu phân tích ta thấy rằng:

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty là tương đối cao và liên tục tăng qua các năm , tuy nhiên mức tăng không đáng kể. Điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn cố định của công ty qua chưa thực sự được cải thiện.

- Hàm lượng vốn cố định của công ty tuy còn lớn nhưng đã có xu hướng giảm, và mức độ giảm là tương đương nhau. Điều này chứng tỏ số vốn cố định cần phải bỏ ra để có một đồng doanh thu của công ty đã giảm. Đây là dấu hiệu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đã có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong công ty cổ phần vật liệu xây dựng Sông Đáy (Trang 56)