Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong công ty cổ phần vật liệu xây dựng Sông Đáy (Trang 47)

3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong công ty cổ phần vật liệu xây dựng Sông Đáy.

3.1 Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp

Vốn có vai trò rất quan trong đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Sông Đáy ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu:

Bảng 2.4 : kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Sông Đáy từ năm 2007 – 2009.

Đơn vị tính :Triệu đồng So sánh 08 -07 So sánh 09 - 08 Chênhlệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối(%) Chênhlệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối(%) Doanh thu 25.237 76.877 145.678 51.640 204.62 68.802 89.50 Tổng chi 24.131 65.456 125.216 41.325 171.26 59.760 91.30 Lợi nhuận sau thuế 1.106 11.421 20.462 10.314 932.16 9.041 81.60

- Về chỉ tiêu doanh thu: Doanh thu là tổng số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định (1 năm). Doanh thu của doanh nghiệp xây dựng bao gồm:

+ Doanh thu từ hoạt động xây lắp: Là toàn bộ số tiền chủ đầu tư thanh toán cho bên nhận thầu.

+ Doanh thu từ hoạt động tài chính: Là toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính nó bao gồm: Thu nhập từ hoạt động góp vốn kinh doanh, thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn, thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản…

+ Doanh thu từ hoạt động khác : Là toàn bộ các khoản thu nhập bất thường . Nó bao gồm thu nhập do thanh lý nhượng bán tài sản, tiền thu được do vi phạm hợp đồng, các khoản nợ khó đòi đã được xử lý…

Ngoài ra công ty cổ phần vật liệu xây dựng Sông Đáy còn thực hiện chiến lược đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, vì vậy doanh thu của công ty bao gồm nhiều loại thu nhập khác.

Qua bảng số liệu trên ta thấy với với thực trạng của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Sông Đáy từ năm 2007 đến 2009, tổng doanh thu biến động qua từng năm với xu thế năm sau cao hơn năm trước.Cụ thể:

Năm 2007 doanh thu đạt 25.237 triệu đồng. Năm 2008 tăng cao hơn năm 2007 là 51.640 triệu đồng(204.62%) . Đây là quãng thời gian công ty phát triển cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta. Năm 2007 là năm công ty mới được thành lập, đang trong quá trình tìm kiếm thị trường. Nhưng sang năm 2008 công ty đã có những bước phát triển mạnh mẽ, doanh thu tăng lên rất nhiều bởi vì:

+ Năm 2008 là năm mà nước ta đầu tư rất nhiều vào xây dựng cơ sở hạ tầng, vì thế doanh thu của công ty tăng cùng với sự phát triển chung của ngành.

+ Năm 2008 cũng là năm mà công ty đã đi vào hoạt động ổn định. Thị trường được mở rộng và chiếm được lòng tin của khách hàng.

+ Năm 2009 doanh thu đạt 145.679 triệu đồng. Tăng nhiều hơn so với năm 2008 là 68.802 triệu đồng (89,50%).

Đây là thời điểm mà kinh tế nước ta bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên công ty vẫn hoạt động tốt và và liên tục phát triển, doanh thu liên tục tăng do công ty đã và đang chiếm được lòng tin của khách hàng, thị trường ngày một mở rộng, và ký được nhiều hợp đồng có giá trị.

- Về chỉ tiêu tổng chi phí:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải mất chi phí cho việc mua các loại vật tư, nguyên vật liệu, khấu hao máy móc thiết bị, trả lương cho công nhân. Do vậy chi phí của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về vật chất lao động, vật chất mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất trong một thời kỳ nhất định .

Qua bảng 2 kết quả sản xuất kinh doanh của công ty đã thể hiện .

+ Năm 2008 tổng chi phí tăng cao hơn năm 2007 là 41.325 triệu đồng (171.26%) .

+ Năm 2009 tổng chi phí tăng cao hơn so với năm 2008 là 59.760 triệu đồng(91.30%).

Điều đó thể hiện cùng với mức tăng trưởng doanh thu, tổng doanh thu. Tổng chi phí trong sản xuất kinh doanh của công ty cũng tăng lên theo. Để đánh giá việc tổng chi phí có quá lớn làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh kém hay không ta phải xem xét các chỉ tiêu lãi trước thuế của công ty.

- Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế:

Lợi nhuận là kết quả tài chính của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí .

+ Năm 2008 lợi nhuận sau thuế tăng cao hơn so với năm 2007 là 10.314 triệu đồng (932.16%).

+ Năm 2009 lợi nhuận sau thuế tăng cao hơn so với năm 2008 là 9.041 triệu đồng (81.60%).

Với một loạt những hoạt động đầu tư mới, với chi phí ban đầu rất lớn nhưng công ty vẫn tạo ra một khoản lãi trước thuế rất cao chúng tỏ rằng công ty vẫn còn nhiều tiềm năng để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh.

1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(ROS): Phản ánh một đồng doanh thu sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận .

Lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = x 100(%) Doanh thu

Bảng2.5 : Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh tuyệt đối 08 - 07 So sánh tuyệt đối 09 -08 Lợi nhuận 1.106 11.421 20.462 10.315 9.041

Doanh thu 25.237 76.877 145.679 51.640 68.802 Tỷ suất lợi nhuận

trên doanh thu 4.4% 14.8% 14.2% 10.4% - 6%

- Tỷ suất lợi nhuận năm 2008 tăng so với năm 2007 là 10.4% do ảnh hưởng bởi các nhân tố:

+ Lợi nhuận tăng 10.314 triệu đồng làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng:

11.421 – 1.106

= 13,4% 76.877

+ Doanh thu tăng 51.640 triệu đồng làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm: 1.106 1.106

- = 3% 25.237 76.877

Tổng cộng tăng:13.4 – 3 = 10.4%

- Tỷ suất lợi nhuận năm 2009 giảm so với năm 2008 là 6% là do ảnh hưởng của các nhân tố:

+ Lợi nhuận tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận tăng: 20.741 - 11.421

= 6,4% 145.679

+ Doanh thu tăng là 68.802 triệu đồng làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm :

11.421 11.421

- = 12,4% 76.877 145.679

Tổng cộng giảm: 12.4% – 6.4% = 6%

Tính toán trên cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty còn chưa cao, dù doanh thu đạt được qua mỗi năm là rất lớn nhưng lợi nhuận thu được chưa tương xứng. Lợi nhuận đạt được trên từng đồng doanh thu là quá thấp. So sánh giữa các năm ta thấy tỷ suất lợi nhuận tăng quá chậm. Nguyên nhân chính là việc quản lý chi phí chưa thực sự hiệu quả, công ty chưa tiết kiệm được chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, công tác tổ chức sản xuất chưa tốt dẫn đến nguyên vật liệu sử dụng cho quá trình sản xuất vượt quá định mức tiêu hao, tiến độ thi công chậm dẫn đến tốn nhiều chi phí nhân công, máy móc thi công.

2.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE):cho biết mức lợi nhuận trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu.

Bảng 2.6: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08 -07 So sánh 09 - 07 Lợi nhuận

sau thuế 1.106 11.421 20.462 10.315 9.041 Vốn chủ sở

hữu 12.199 31.567 50.090 19.368 18.523

ROE 9% 36% 41% 27% 5%

Qua bảng số liệu ta thấy:

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng so với năm 2007 là 27% do ảnh hưởng của các nhân tố:

+ Lợi nhuân tăng 10.315 triệu đồng làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng:

11.421 – 1.106

= 32,79% 31.567

+ Vốn chủ sở hữu tăng 19.368 triệu đồng làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm: 1.106 1.106 - = 5,79% 12.199 31.567 Tổng cộng tăng: 32.79% – 5.79% = 27%

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng so với năm 2008 là 5% do ảnh hưởng của các nhân tố:

+ Lợi nhuân tăng 9.041 triệu đồng làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng:

20.462 - 11.421

= 18,05% 50.090

+ Vốn chủ sở hữu tăng 18.523 triệu đồng làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm:

11.421 11.421

- = 13,05%

31.567 50.090

Tổng cộng tăng: 18,05% – 13,05% = 5%

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty liên tục tăng qua các năm, nhưng mức tăng chưa đều. Điều này một phần là do trong những năm qua, nền kinh tế nước ta và thế giới có nhiều biến động gây ảnh hưởng chung tới các doanh nghiệp nhưng một phần là do việc quản lý của công ty chưa thực sự tốt. Việc tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu còn thấp chứng tỏ lợi nhuận thu được chưa tương xứng với vốn mà các chủ sở hữu bỏ ra.

3.Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản(ROA): phản ánh mức sinh lời của toàn bộ vốn kinh doanh , nó cho biết một đồng vốn bỏ ra sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = x 100(%) Tổng tổng tài sản

Bảng2.7 : Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Đơn vị tính :Triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08 – 07 So sánh 09 - 08 Lợi nhuận 1.106 11.421 20.462 10.315 9.041 Tổng vốn kinh

doanh 41.371 68.991 114.796 27.620 45.805

ROA 2,7% 16,5% 18% 13,8% 1,5%

Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty còn thấp, cao nhất là năm 2009 cũng chỉ bằng 18%. Điều này cho thấy lợi nhuận mà công ty thu được chưa thật tương xứng với tổng tài sản mà công ty đầu tư. Nguyên nhân của vấn đề này là do trong những năm qua công ty chưa cân nhắc vấn đề đi thuê hay mua sắm mới tài sản mà lại đầu tư quá nhiều vào việc mua sắm tài sản, đặc biệt là tài sản cố định. Cụ thể như trong năm 2007 công ty đã đầu tư 17.069 triệu đồng vào tài sản cố định, trong khi đó thì lợi nhuận đạt được chỉ có 1.106 triệu đồng. ROA qua các năm cũng tăng không đồng đều, chênh lệch giữa năm 08 – 07 là 13,8%, trong khi đó chênh lệch giữa năm 09- 08 chỉ có 1,5%.

- ROA năm 2008 cao hơn năm 2007 là 13.8%. Do ảnh hưởng bởi các nhân tố: + Lợi nhuận tăng 10.314 triệu đồng làm ROA tăng:

11.421 – 1.106

= 14.9% 68.991

+ Tổng vốn kinh doanh tăng 27.620 triệu đồng làm ROA giảm: 1.106 1.106

- = 1.1% 41.371 68.991 41.371 68.991

Tổng cộng tăng: 14.9% – 1.1% = 13.8(%)

- ROA năm 2009 tăng so với năm 2008 là 1.5% do ảnh hưởng của các nhân tố: + Lợi nhuận tăng 9.320 triệu đồng làm cho ROA tăng:

20.741 – 11.421

= 8.2% 114.796

+ Tổng vốn kinh doanh tăng 45.807 triệu đồng làm cho ROA giảm: 11.421 11.421

- = 6.7% 68.991 114.796

Tổng cộng tăng: 8.2% – 6.7% = 1.5(%)

4.Số vòng quay của vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này cho biết toàn bộ vốn kinh doanh của công ty quay được bao nhiêu vòng trong kỳ . Số vòng quay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.

Doanh thu Số vòng quay của tổng vốn kinh doanh =

Tổng vốn kinh doanh

Bảng2.8: Phân tích số vòng quay của tổng vốn kinh doanh

Đơn vị tính : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08 – 07 So sánh 09 - 08 Doanh thu 25.237 76.877 145.679 51.640 68.802 Tổng vốn kinh doanh 41.371 68.991 114.796 27.620 45.807 Số vòng quay của tổng vốn kinh doanh 0.61 1.11 1.27 0.5 0.16

-Số vòng quay của tổng vốn kinh doanh năm 2008 tăng so với năm 2007 là: 0.5 vòng là do các nhân tố:

+ Doanh thu tăng 51.640 triệu đồng làm cho số vòng quay của tổng vốn kinh doanh tăng :

76.877 – 25.237

= 0.75 ( vòng) 68.991

+ Tổng vốn kinh doanh tăng 27.620 triệu đồng làm cho số vòng quay của tổng vốn kinh doanh giảm :

25.237 25.237

- = 0.25 (vòng) 41.371 68.991

Tổng cộng tăng : 0.75 – 0.25 = 0.5 (vòng).

- Số vòng quay của tổng vốn kinh doanh năm 2009 tăng so với năm 2008 là: 0.16 vòng là do các nhân tố:

+ Doanh thu tăng 68.802 triệu đồng làm cho số vòng quay của tổng vốn kinh doanh tăng :

145.679 – 76.877

= 0.6 ( vòng) 114.796

+ Tổng vốn kinh doanh tăng 45.807 triệu đồng làm cho số vòng quay của tổng vốn kinh doanh giảm :

76.877 76.877

- = 0.44 (vòng) 68.991 114.796

Tổng cộng tăng : 0.6 – 0.44 = 0.16 (vòng).

Nhìn chung trong những năm qua, số vòng quay của tổng vốn kinh doanh liên tục tăng, nguyên nhân là do doanh thu của công ty liên tục tăng. Tuy nhiên cùng với tốc độ tăng của doanh thu, thì tổng vốn đầu tư của công ty cũng tăng lên theo, nguyên nhân này làm cho tốc độ tăng số vòng quay của tổng vốn kinh doanh còn

khiêm tốn. Điều này đòi hỏi công ty cần có chính sách đầu tư hợp lý, nhất là việc đầu tư mua sắm mới tài sản cố định.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong công ty cổ phần vật liệu xây dựng Sông Đáy (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w