Giải pháp nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ cho công ty cổ phần KASATI (Trang 87)

Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến sự thành công trong các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp. Đó là một quá trình

77

nhằm tạo nên sức mạnh gắn kết các vấn đề lại với nhau trong tổ chức và thúc đẩy các vấn đề cùng chuyển động. Mục tiêu của quản trị là tạo ra giá trị thặng dƣ, tức tìm ra phƣơng thức thích hợp để thực hiện công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí các nguồn lực ít nhất.

Nói chung, quản trị là một hình thức phức tạp mà các nhà quản trị kinh doanh phải quản trị từ khâu đầu đến khâu cuối của một chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực chất của quản trị kinh doanh là quản trị các yếu tố đầu vào, quá trình sản xuất kinh doanh các yếu tố đầu ra theo quá trình hoạt động

Khi con ngƣời kết hợp với nhau trong một tập thể để cùng nhau làm việc, ngƣời ta có thể tự phát làm những việc cần thiết theo cách suy nghĩ riêng của mỗi ngƣời. Lối làm việc nhƣ thế cũng có thể đem lại kết quả, hoặc cũng có thể không đem lại kết quả. Nhƣng nếu ngƣời ta biết tổ chức hoạt động và những việc quản trị khác thì triển vọng đạt đƣợc kết quả sẽ chắc chắn hơn, đặc biệt quan trọng không phải chỉ là kết quả mà sẽ còn ít tốn kém thời gian, tiền bạc, nguyên vật liệu và những phí tổn khác.

Mục tiêu của hoạt động quản trị là nhằm giúp chúng ta có những kiến thức, kỹ năng cần thiết để gia tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận cũng nhƣ mục tiêu phục vụ không lợi nhuận.

Lập kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực, biện pháp cần thiết để thực hiện các mục tiêu đề ra. Đây là chức năng đầu tiên của quản trị doanh nghiệp.

Tổ chức doanh nghiệp là quá trình gắn kết, phân công và phối hợp các thành viên vào cùng làm việc, nhằm thực hiện mục tiêu chung; trong đó bao gồm tổ chức con ngƣời, tổ chức công việc, phân bố các nguồn lực...Chính nhờ chức năng này mà nhà quản trị quyết định đƣợc những nhiệm vụ nào cần phải hoàn thành, làm thế nào để kết hợp nhiệm vụ vào những công việc cụ thể; làm thế nào để phân chia công việc thành những công đoạn khác nhau tạo nên cấu trúc của tổ chức.

Lãnh đạo doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh là thu hút, lôi cuốn, động viên, thuyết phục, hƣớng dẫn, thúc đẩy các thành viên trong tổ chức làm việc đáp ứng theo yêu cầu công việc.

78

Kiểm tra, kiểm soát trong quá trình kinh doanh là việc theo dõi hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc thiết lập hệ thống thông tin quản trị, các tiêu chuẩn đo lƣờng, đánh giá và thu thập các thông tin nhằm xử lý, điều chỉnh các hoạt động của tổ chức sao cho quá trình thực hiện phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Để có thể thực hiện các điều chỉnh cần thiết, các nhà quản trị cần theo dõi các hoạt động đang diễn ra, so sánh kết quả với tiêu chuẩn. Các biện pháp nâng cao năng lực quản trị trong công ty bao gồm:

 Nâng cao năng lực quản trị nhân sự trong công ty.

Trong tƣơng lai, công ty cần tiếp tục kiện toàn bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ các phòng ban Công ty theo đúng chức năng, nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.

 Phân công nhiệm vụ cụ thể trong ban giám đốc và các phòng ban chức năng để nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong lao động của từng bộ phận và từng cá nhân.

 Một số cán bộ trong công ty còn yếu về năng lực điều hành và tổ chức sản xuất kinh doanh dẫn tới hiệu quả công việc chƣa cao.Vì thế cần phải có những chính sách đào tạo nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý cho CBCNV: đối với những cán bộ chủ chốt nhƣ Phó GĐ hay Trƣởng phòng thì cần phải đƣợc học các lớp nâng cao về quản lý doanh nghiệp, lý luận chính trị...

 Hiện nay, nguồn nhân lực của công ty còn mỏng so với hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, thị trƣờng lao động đang có sự cạnh tranh rất lớn, các đối thủ luôn có chính sách thu hút, giữ ngƣời lao động có năng lực về làm việc. Cho nên, cần phải hoàn thiện chính sách tuyển dụng của công ty. Có chính sách thu hút những ngƣời tài, có trình độ và tay nghề cao về làm việc nhằm bổ sung nguồn nhân lực còn thiếu.

 Thƣờng xuyên sắp xếp lại lao động trong dây chuyền sản xuất, tiến hành phân loại cán bộ công nhân viên định kỳ. Qua đó xem xét, ra quyết định tiếp tục ký hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với những ngƣời chƣa đạt tiêu chuẩn, đồng thời bố trí công việc thích hợp với năng lực, chuyên môn cho những cán bộ công nhân viên đủ tiêu chuẩn.

79

 Xây dựng môi trƣờng làm việc với tính kỷ luật cao, tác phong công nghiệp, văn minh lịch sự.

 Quản trị tiền lương trong công ty

Tiền lƣơng là một trong những lợi ích kích thích vật chất đối với ngƣời lao động. Vì vậy, sử dụng đòn bẩy tiền lƣơng nhằm đảm bảo sản xuất phát triển, duy trì đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao với ý thức kỷ luật vững, đòi hỏi công tác tổ chức tiền lƣơng trong doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng.

Công ty hiện nay đang thiếu những cán bộ có năng lực. Vì thế, muốn sử dụng chính sách tiền lƣơng để đạt đƣợc những mục đích nhƣ trên thì cần phải thực hiện những giải pháp sau:

 Cán bộ quản trị trong công ty cần phải theo dõi đầy đủ công tác tổ chức tiền lƣơng hoặc tiền thƣởng cho ngƣời lao động, qua đó có sự điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cao tính công bằng trong công tác tiền lƣơng.

Ngƣợc lại, khi công tác tổ chức tiền lƣơng trong doanh nghiệp thiếu tính công bằng và hợp lý thì không những mâu thuẫn nội bộ thậm chí khá gay gắt giữa những ngƣời lao động với nhau, giữa những ngƣời lao động với các cấp quản trị, cấp lãnh đạo doanh nghiệp, mà có lúc còn xảy ra sự phá hoại ngầm dẫn đến lãng phí cho sản xuất.

 Điều chỉnh chính sách trả lƣơng, tăng theo quy định của Nhà nƣớc và phù hợp với thị trƣờng lao động. Đảm bảo thu nhập cho CBCNV, trả lƣơng đúng hạn.

Ngoài ra, công ty cần phải chăm lo cho đời sống CBCNV cả về vật chất lẫn tinh thần bằng một số công tác nhƣ:

 Hàng năm, công ty nên có kế hoạch tổ chức cho CBCNV đi nghỉ mát, thăm quan các di tích thắng cảnh trong nƣớc và học tập tại nƣớc ngoài; Tổ chức các phong trào thể thao, văn hoá, văn nghệ trong nội bộ công ty cũng nhƣ giao lƣu với các đơn vị ngoài.

Trong việc tính toán trả lƣơng cho ngƣời lao động, ban lãnh đạo công ty phải nhận thức đƣợc ngoài tiền lƣơng và các khoản phụ cấp, tiền thƣởng cho lao động cũng đóng vai trò rất lớn. Do đó, công ty cần phải xây dựng cho mình một chế độ thƣởng phạt phân minh. Hình thức thƣởng không chỉ là vật chất mà có thể là phần

80

thƣởng tinh thần nhƣ trao các danh hiệu, các kỷ niệm chƣơng... Doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc tất cả các loại thƣởng sau:

 Thƣởng năng suất, chất lƣợng: áp dụng khi ngƣời lao động thực hiện tốt hơn mức trung bình về số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm.

 Thƣởng tiết kiệm: áp dụng khi ngƣời lao động sử dụng tiết kiệm các loại nguyên vật liệu, làm giảm giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng theo yêu cầu.

 Thƣởng theo kết quả hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp: áp dụng khi doanh nghiệp làm ăn có lãi, ngƣời lao động đƣợc chia một phần tiền lời dƣới dạng tiền thƣởng.

 Thƣởng tìm đƣợc nơi cung ứng, tiêu thụ, kí kết hợp đồng mới: áp dụng cho các nhân viên tìm thêm đƣợc địa chỉ tiêu thụ, giới thiệu khách hàng, kí kết các hợp đồng có tác dụng làm tăng lợi nhuận cho công ty.

 Thƣởng sáng kiến: áp dụng khi ngƣời lao động có các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tìm ra phƣơng pháp làm việc mới...có tác dụng làm nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

 Thƣởng đảm bảo ngày công: áp dụng khi ngƣời lao động làm việc với số ngày công vƣợt mức qui định của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ cho công ty cổ phần KASATI (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)