Hơn 20 năm phát triển tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam liên tục giữ ở mức cao. 7,63 7,4 7,87 6,3 3,9 6,16 5,57 4,38 5,5 0 2 4 6 8 10 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Hình 3.2: Tốc độ tăng trƣởng GDP Việt Nam giai đoạn 2005-2013
(Nguồn: Kết quả tổng hợp nghiên cứu)
Công nghệ thông tin đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ tăng trƣởng và hiệu quả cao, đóng góp trực tiếp gần 7% GDP của đất nƣớc, đồng thời có tác động lan tỏa thúc đẩy phát triển nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Hạ tầng viễn thông và dịch vụ viễn thông Việt Nam đang từng bƣớc phát triển để ngang tầm khu vực và thế giới. Mức độ triển khai Chính phủ điện tử của Việt Nam đã vƣơn lên đứng thứ 4 trong các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Theo kết quả khảo sát Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc năm 2012, Việt Nam xếp vị trí thứ 83 trên tổng số 190 quốc gia đƣợc thực hiện đánh giá. Với kết quả này Việt Nam tăng 7 bậc so với năm 2010. Trong các nƣớc Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng sau Singapore, Malaysia, Brunei. Việt Nam đã đứng trong Nhóm 10 nƣớc hấp dẫn nhất về gia công phần mềm
40
và trở thành đối tác lớn thứ 2 của Nhật Bản. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã lọt vào danh sách 10 thành phố mới nổi về gia công phần mềm.
Tỷ lệ lạm phát cũng là một yếu tố khá nhạy cảm của nền kinh tế. Lạm phát tăng cao dẫn đến bất lợi cho doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, tỷ lệ lạm phát của cả nƣớc năm 2013 ở mức 11,8% (năm 2008 là 19.9 % và 2009 là 6,5%) đƣợc cho là khá cao và ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tƣ của các doanh nghiệp, ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của vốn đầu tƣ. Khi lạm phát tăng cao, danh mục đầu tƣ của các doanh nghiệp bị thu hẹp, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Hình 3.3. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2007-2012
(Nguồn: Kết quả tổng hợp nghiên cứu)