C. Ghi nhớ:
1. Kiểm tra và xử lý các yếu tố môi trường ao nuôi
1.2.7. Kiểm tra độ trong
* Ảnh hưởng của độ trong của nước ao nuôi đến cá
- Độ trong thích hợp cho ao cá nuôi là 25 - 35cm
- Độ trong thấp: Do sau những cơn mưa, ao nhiều tảo nước có nhiều phù sa… + Độ pH và oxy hòa tan giảm thấp lúc gần sáng, cá thiếu oxy;
+ Độ pH và oxy tăng cao vào quá trưa, gây bất lợi cho cá;
+ Độ trong thấp (độ đục cao) làm giảm sự phát triển của thực vật thủy sinh; + Cá khó thở và bắt mồi giảm.
- Độ trong cao: (do ao ít tảo) + Thức ăn tự nhiên cho cá ít; + Cá dễ bị sốc, bỏ ăn;
+ Tảo đáy có thể phát triển ở đáy ao; + Ao thiếu oxy.
* Đo độ trong của nước ao nuôi Vị trí, thời điểm đo
- Độ trong của nước được đo trực tiếp tại ao nuôi. - Vị trí đo: cách bờ 1-2m, nơi có độ sâu vừa phải. - Thời điểm đo: 13-14 giờ mỗi ngày.
Đo độ trong
Đo độ trong của nước bằng đĩa Secchi, đơn vị tính là cm.
Đĩa Secchi là tấm kim loại tròn, đường kính 20 - 25cm.
Mặt trên được chia đều 4 phần và sơn 2 màu đen - trắng xen kẽ nhau. Đĩa được nối với một sợi dây nhựa hoặc thanh gỗ được chia vạch 5 hoặc 10cm.
Hình 4.5.32. Đĩa Secchi
Các bước đo độ trong của ao thực hiện như ở mục 5.5 đo độ trong của mô đun 1, bài 1, chọn địa điểm
* Xử lý khi nước ao nuôi cá có độ trong vượt m c thích hợp Độ trong thấp
- Do tảo phát triển mạnh, thường vào cuối vụ nuôi, gây biến động lớn của độ pH và oxy hòa tan trong ao.
- Do sau những cơn mưa.
- Cách xử lý:
1. Ngừng bón phân cho ao nuôi
Hình 4.5.33. Ngưng bón phân
2. Giảm mật độ tảo bằng formol: Hòa tan formol vào nước, tạt khắp ao vào thời điểm: 14-15giờ. Lượng dùng: 5-10 lít/1.000m3 nước.
Hình 4.5.34. Thùng formol (Foocmalin)
3. Thay nước mới vào ao nuôi
4. Dùng vôi pha nước và tạt khắp ao để lắng tụ các hạt mùn bã (1kg/100m2).
Hình 4.5.36. Tạt vôi xuống ao
5. Nếu độ trong thấp, màu nước vẫn đậm thì thay 20-30% nước ao và điều chỉnh lại lượng thức ăn sử dụng.
Hình 4.5.37. Màu nước đục
Độ trong cao
* Độ trong cao do ao nghèo dinh dưỡng hay nước ao nhiễm phèn. - Xử lý:
Bón phân vi sinh hoặc hóa học, gây màu nước cho ao nghèo dinh dưỡng. - Bón phân ure hoặc DAP gây
màu nước trở lại.
Liều lượng sử dụng là: 0,2- 0,3kg/100m2.
Tính lượng phân vô cơ (urea, DAP) cần dùng.
.
Ví dụ: Ao có diện tích 500m2, liều lượng phân urea sử dụng là
0,3kg/100m2
Lượng phân cần dùng là: 0,3kg x 500m2 /100m2 = 1,5kg Cân lượng phân cần dùng
Hòa tan hoàn toàn phân trong nước ngọt
Tạt phân đều khắp ao
Hình 4.5.39. Tạt phân đều khắp ao
* Độ trong cao do tảo tàn - Thay nước.
- Đưa chế phẩm men - vi sinh hoặc zeolite vào ao để phân hủy xác tảo chết và hấp thu khí độc.
Hòa vôi vào nước rồi tạt đều khắp ao
Lượng dùng 1kg/100m2
, 7-10 ngày/lần
Hình 4.5.40. Chế phẩm men - vi sinh
Quản lý các yếu tố môi trường qua trao đổi nước tích cực sẽ giúp loại bỏ các chất khí độc này ra khỏi ao nhất là tầng nước dưới đáy ao. Ngoài ra, tảo chết cũng sinh ra một lượng khí độc đáng kể. Công việc điều chỉnh mật độ tảo (qua màu nước) không chỉ giúp hấp thu các khí độc mà còn hạn chế phát sinh khí độc.