Tiêu diệt mầm bệnh trong nước thải

Một phần của tài liệu Giáo trình MĐ04 - chăm sóc và quản lý nghề nuôi cá diêu hồng cá rô phi (Trang 109)

C. Ghi nhớ:

4.Tiêu diệt mầm bệnh trong nước thải

Sử dụng hóa chất diệt các sinh vật gây bệnh có trong nước thải nuôi cá như vi khuẩn, nấm… trước khi đưa nước ra môi trường ngoài nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh qua các ao khác hay vùng nuôi khác.

Nước thải từ ao lắng được đưa vào ao xử lý hóa chất để diệt mầm bệnh.

Các hóa chất diệt khuẩn thường dùng trong xử lý nước thải là chlorine, formol, BKC.

+ Xử lý bằng chlorine với liều lượng là 20-30g/m3

trong nước mặn. Trong nước ngọt, có thể dùng liều lượng thấp hơn.

Hòa tan hoàn toàn chlorine trong xô nước ngọt rồi tạt đều khắp ao vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, không mưa.

Hình 4.6.8. Hòa tan chlorine trong nước ngọt

+ Xử lý bằng formol với liều lượng là 15-20ml/m3

.

+ Xử lý bằng BKC 80 với liều lượng 0,6-1 lít cho 1000m3

nước ao. Hòa 1 lít BKC-80 với 20 lít nước, tạt đều khắp ao vào lúc trời nắng.

Cách xử lý này làm tăng chi phí nên thường áp dụng xử lý chất thải ở những ao nuôi cá bị bệnh.

5. Đưa nước thải về môi trường

Nước thải sau khi để lắng, diệt khuẩn được đưa về môi trường tự nhiên bằng các cách:

Tưới cây trồng (nếu là nước ngọt).

Đưa vào ao cát để ngấm tự nhiên.

Xả ra sông rạch sau khi xử lý diệt khuẩn 2-3 ngày.

Hình 4.6.9. Nước thải được đưa vào ao cát

6. Ghi nhật ký xử lý chất thải

Chế phẩm sinh học: các loại đã sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, liều sử dụng... - Ghi các thông tin về các hóa chất xử lý chất thải như: Các loại đã sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, liều sử dụng, tổng lượng dùng...

- B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi

- Trình bày các bước xử lý chất thải ao nuôi cá.

- Trình bày tầm quan trọng của việc xử lý chất thải ao nuôi cá.

2. Các bài tập thực hành

2.1. Bài thực hành 4.6.1. Xử lý bùn đáy ao

2.2. Bài thực hành 4.6.2. Xử lý nước thải bằng hóa chất diệt khuẩn

C. Ghi nhớ

Cần xử lý nước thải, bùn đáy ao nuôi cá trước khi đưa ra môi trường tự nhiên. Lưu giữ nước thải đã xử lý hóa chất diệt khuẩn nhiều hơn 2 ngày trước khi đưa ra môi trường.

Bài 7: QUẢN LÝ LỒNG, BÈ NUÔI Mã bài MĐ 04-07

Giới thiệu bài:

Ngoài việc cho ăn, khâu chăm sóc cá quản lý lồng, bè cũng hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của vụ nuôi. Để cá phát triển tốt và cho sản lượng cao, cần phải coi trọng những công việc như quản lý tốt các yếu tố môi trường, vệ sinh lồng, bè và kiểm tra độ an toàn của bè nuôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục tiêu:

- Nêu được ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường lồng, bè nuôi đến cá; - Đo được các yếu tố môi trường nước bè nuôi bằng các dụng cụ đơn giản như nhiệt kế, tỷ trọng kế, đĩa đo độ trong, các test kit;

- Xử lý được các yếu tố môi trường và hệ thống lồng, bè nuôi khi bất lợi.

A. Nội dung:

1. Kiểm tra và xử lý các yếu tố môi trường nước sông khu vực lồng, b nuôi

Kiểm tra môi trường nước khu vực đặt lồng, bè cần được tiến hành mỗi ngày để biết được chất lượng nước, có biện pháp xử lý khi môi trường nuôi không còn phù hợp cho cá.

Nội dung kiểm tra gồm:

- Hoạt động sản xuất công, nông nghiệp ở khu vực nuôi; - Lưu ý các điểm xả nước thải công nghiệp;

- Hoạt động rửa phèn, vệ sinh đồng ruộng, phun thuốc trừ sâu ở vùng trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả;

- Phát hiện màu bất thường của nước sông, rạch;

- Có thể lấy thông tin từ các cơ quan chức năng hoặc quan sát, kiểm tra trực tiếp nguồn nước vùng thượng lưu;

- Đo các chỉ tiêu pH, oxy hòa tan, nhiệt độ, độ mặn, NH3, lưu tốc dòng chảy. * Kiểm tra các chỉ tiêu pH, oxy hòa tan, nhiệt độ, độ mặn, NH3 được đo như hướng dẫn ở mục 2. Các bước tiến hành của bài 5. Quản lý ao nuôi

* Xử lý khi môi trường lồng, bè nuôi vượt mức thích hợp Việc xử lý nước ở lồng, bè nuôi khó khăn hơn trong ao.

- Khi kiểm tra pH nước quá thấp người nuôi có thể sử dụng phương pháp treo các túi vôi (CaO) từ 2- 4kg/túi ở vị trí đầu nguồn nước để tăng pH nước trong bè,

khi vôi tan hết tiếp tục treo túi khác.

- Định kỳ 7-10 ngày hòa tan 2-3kg vôi tạt trong lồng và khu vực nuôi để phòng bệnh cho cá và làm sạch môi trường xung quanh.

* Đối với việc xử lý khi oxy hòa tan trong nước lồng, bè nuôi không phù hợp Do ở lồng, bè nuôi là môi trường nước chảy nên hiện tượng thiếu oxy chỉ diển ra lúc nước chảy yếu hoặc chậm, dễ làm cá bị ngạt. Do đó cần theo dõi dòng chảy của nước sông, khi thấy nước chảy yếu hoặc không chảy cần phải kịp thời tăng cường dòng chảy qua lồng, bè bằng cách dùng máy đuôi tôm quạt nước để tăng lượng oxy hòa tan.

- Máy bơm có thể đặt trên lồng, bè, chân vịt máy bơm có vòng bảo vệ để không làm hư lồng, bè và không ảnh hưởng đến cá.

- Khi nước sông bị nhiễm bẩn bởi chất thải sinh hoạt hoặc chất thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp hoặc hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép, cần phải di chuyển lồng, bè ra khỏi khu vực ô nhiễm đến nơi có nguồn nước sạch.

- Khu vực nuôi có bệnh xảy ra, cần cách ly những lồng, bè cá bị bệnh bằng biện pháp kéo lồng, bè xuống vị trí cuối dòng nước chảy và kịp thời chữa bệnh cho cá nuôi.

2. Kiểm tra và xử lý hệ thống kết cấu lồng, b (neo, dây, phao, lưới lồng b )

- Kiểm tra các bộ phận của bè, phao, neo, dây neo thường xuyên, nếu thấy hư hỏng thì phải kịp thời tu sửa hoặc thay mới.

2.1. Kiểm tra neo, dây neo bè

Dây neo và neo là dùng để giữ cho lồng, bè không bị cuốn trôi, dây neo phải đảm bảo đủ độ căng giữa neo và khung lồng, bè, các mối buộc phải chắc chắn.

Hàng ngày nhất là vào mùa mưa lũ nên thường xuyên kiểm tra dây neo lồng, bè, nếu phát hiện hư hỏng hay quá cũ phải kịp thời sửa chửa hoặc thay thế tránh dây bị đứt làm trôi lồng, bè

2.2. Kiểm tra phao lồng, b

Phao lồng, bè có chức năng giữ cho lồng, bè nổi trên mặt nước, Kiểm tra độ nổi của phao định kỳ hàng tháng. Thực hiện như sau:

- Kiểm tra độ nổi của phao:

Mặt (sàn) bè phải cao hơn mặt nước sông ít nhất 20cm. Bổ sung phao mới hoặc thay thế phao bị móp, thủng.

- Kiểm tra độ chắc chắn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các dây buộc cố định phao vào khung đà phải còn nguyên vẹn, không bị đứt, bung ra. Buộc, cố định lại dây bị đứt, tuột hay không chắc chắn.

2.3. Kiểm tra lưới thân b và đáy lồng, b

- Kiểm tra lưới xung quanh lồng, bè và đáy bè thường xuyên nhất là mùa mưa lũ để phát hiện và xử lý kịp thời những chỗ hư hỏng do sinh vật bám, cắn phá hay đã cũ tránh làm thất thoát cá, đồng thời phát hiện cỏ, rác vướng quanh lồng, bè hay phù sa lắng đọng đáy lồng, bè gây cản trở lưu thông nước qua lồng, bè.

- Thay lưới khi lưới bị bám hầu hà, rong, tảo hay bị rách. Thực hiện như sau:

Chuẩn bị lưới thay, kiểm tra kỹ để tránh lưới bị rách;

Mở nắp lồng, mở các vật nặng cố định 4 góc đáy lồng lưới; Dùng cây, sào dài lòn qua lồng lưới, dồn cá sang 1 bên lồng;

Tháo dây buộc 2 góc trên của lưới ở bên không chứa cá và buộc lưới mới vào thay thế;

Dùng vợt vớt hoặc dùng xô, chậu múc cá và chuyển cá sang lồng lưới mới; Tháo và chuyển lưới cũ ra ngoài và buộc 2 góc của lưới mới vào khung lồng; Vệ sinh các vật nặng, buộc vào 4 góc đáy của lồng và thả xuống cố định lồng. Buộc lại nắp lồng.

Hình 4.7.2. Thay lưới lồng Hình 4.7.3. Vệ sinh lồng lưới

2.4. Kiểm tra khung lồng, b

Tiến hành thường xuyên, đặc biệt trước mùa mưa bão. Các bước tiến hành: - Kiểm tra các thanh đà: không bị mục, gãy;

- Kiểm tra các khớp nối của các thanh đà: đảm bảo độ chắc, không bị tuột khỏi nối; - Kiểm tra bu lông, ốc vít: không bị gãy, tuột ra khỏi lỗ khoan bắt bu lông giữa các thanh đà và đoạn nối thanh đà. Bổ sung, thay thế bu lông, ốc vít bị rỉ sét.

3. Vệ sinh lồng, b

Công việc vệ sinh lồng, bè gồm các bước tiến hành như sau:

- Trước khi thả và sau một đợt thu hoạch: Đem lồng lên cạn, dùng vôi quét mặt trong và ngoài lồng, bè, sau đó phơi khô 1 – 2 ngày.

- Nếu không đem lồng lên cạn được thì trước khi thả cá phải dọn vệ sinh bè sạch sẽ, tẩy trùng toàn bộ lồng, bè, nhất là các ngóc ngách, những nơi ẩn chứa vi khuẩn gây bệnh cho cá.

- Trong quá trình nuôi, định kỳ mỗi tuần 2 lần vệ sinh, cọ rửa các tạp chất bám ở trong và ngoài lồng, bè.

- Kiểm tra đáy lồng, bè thường xuyên nhất là mùa mưa lũ nếu dưới đáy bè lắng đọng nhiều phù sa thì phải dùng máy bơm hoặc máy đuôi tôm quạt nước để thổi bùn ra khỏi lồng, bè. Máy bơm có thể đặt ngay trên bè, chân vịt máy bơm phải có vòng bảo hiểm để không làm hư lồng, bè và không ảnh hưởng tới cá.

- Mỗi tuần phải tiến hành 2 lần vệ sinh cọ rửa sạch tạp chất bám trong và ngoài l ồn g , bè, lặn xuống đáy bè và gỡ bỏ rác bám để dòng chảy lưu thông dễ dàng, kiểm tra lưới chắn và các bộ phận khác để kịp thời tu sửa.

- Hàng ngày cho cá ăn thức ăn sạch, trước khi cho cá ăn vớt bỏ thức ăn thừa trong lồng, bè ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước và lây lan mầm bệnh và phòng là giải pháp kỹ thuật ngăn ngừa bệnh, nâng cao tỉ lệ sống và năng suất cho cá nuôi hiệu quả nhất.

4. Xử lý sự cố

- Hàng ngày phải chú ý theo dõi những hiện tượng có thể xảy ra đối với cá nuôi trong lồng, bè như: Cá bị nổi đầu do thiếu oxy, cá bị nhiễm độc, nhiễm bệnh do môi trường nước ô nhiễm, cá ăn kém, bỏ ăn do môi trường xấu, thức ăn kém chất lượng...

- Khi nước sông bị nhiễm bẩn bởi chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp hoặc thuốc bảo vệ thực vật, cần phải di chuyển lồng, bè ra khỏi khu vực ô nhiễm đến nơi có nguồn nước sạch.

- Khu vực nuôi có bệnh xảy ra, cần cách ly những lồng, bè cá bị bệnh bằng biện pháp kéo lồng, bè xuống vị trí cuối dòng nước chảy và kịp thời chữa bệnh cho cá nuôi.

Bảng 4.7.1. Yêu cầu về chất lượng nước ở thủy vực sử dụng nuôi lồng, bè

Các yếu tố chất lượng nước Hàm lượng (ppm)

Oxy hòa tan (DO) 4 – 6.5

Mùi vị nước Không mùi

H2S (ppm) < 1 ppm

Tổng số hóa chất bảo vệ thực vật < 0.05 ppm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

pH nước 6,5 – 8,5

5. Ghi nhật ký quản lý và chăm sóc lồng, b nuôi cá

- Ghi nhật ký ngày sửa chửa, vệ sinh lồng, bè nuôi; - Ghi nhật ký chất lượng nước lồng, bè nuôi.

Bảng 4.7.2 Theo dõi môi trường nước lồng, bè nuôi: lồng, bè số ...

Ngày tháng năm Ôxy (mg/l) pH Lưu tốc Độ mặn (%0) NH3 (mg/l) Nhiệt độ Sáng Chiều Sáng Chiều

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi:

- Trình bày cách kiểm tra lồng, bè nuôi cá diêu hồng, cá rô phi. - Trình bày cách xử lý sự cố của hệ thống lồng, bè nuôi.

2. Các bài thực hành:

2.1. Bài thực hành số 4.7.1. Kiểm tra và xử lý một số yếu tố môi trường khu vực lồng, bè nuôi

2.2. Bài thực hành số 4.7.2. Kiểm tra và xử lý các hư hỏng lồng, bè nuôi cá rô phi, diêu hồng.

C. Ghi nhớ

- Kiểm tra thường xuyên lồng bè nuôi cá để kịp thời sửa chữa, khắc phục các sự cố.

- Kiểm tra thường xuyên môi trường nước khu vực đặt lồng bè nuôi cá rô phi, diêu hồng, có biện pháp xử lý kịp thời khi môi trường nuôi không phù hợp cho cá.

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun

1. Vị trí

Mô đun “Chăm sóc và quản lý” được học sau các mô đun Chuẩn bị ao; Chuẩn bị lồng, bè; Chọn và thả giống, học trước modun Phòng trị bệnh; Thu hoạch và tiêu thụ. Mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.

2. Tính chất

Mô đun “Chăm sóc và quản lý” là mô đun chuyên môn thuộc chương trình đào tạo sơ cấp nghề nuôi cá diêu hồng, cá rô phi; được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết.

II. Mục tiêu

- Kiến thức:

+ Nêu được các tiêu chí của VietGap;

+ Tính được lượng thức ăn và tăng trưởng của cá qua từng giai đoạn; + Trình bày cách chăm sóc cá và quản lý hệ thống nuôi.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện nuôi cá theo hướng VietGap;

+ Chuẩn bị thức ăn và cho cá ăn theo 4 đúng;

+ Đánh giá được tỷ lệ sống, tăng trọng, tình trạng sức khỏe của cá; + Kiểm tra môi trường nước và hệ thống nuôi.

- Thái độ:

Siêng năng, cẩn thận, tuân thủ qui trình nuôi, vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong quá trình làm việc.

III. Nội dung chính của mô đun

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài Tên bài

Loại bài dạy Địa điểm Thời lượng Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ04-01 Giới thiệu về thực hành nuôi thủy sản tốt (VietGap) Lý thuyết Lớp học 4 4

MĐ04-02 Kiểm tra cá Tích hợp Cơ sở

nuôi 16 2 12 2

MĐ04-03 Chuẩn bị thức ăn cho cá Tích hợp Cơ sở

nuôi 16 2 14 MĐ04-04 Cho cá ăn Tích hợp Cơ sở

nuôi 16 2 12 2

MĐ04-05 Quản lý ao nuôi Tích hợp Cơ sở

nuôi 16 2 12 2 MĐ04-06 Xử lý chất thải Tích hợp Cơ sở nuôi 12 2 10 MĐ04-07 Quản lý lồng, bè nuôi Tích hợp Cơ sở nuôi 16 2 12 2

Kiểm tra kết thúc mô đun 4

Cộng 100 16 72 12

Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành.

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

1. Bài 1. Giới thiệu về thực hành nuôi thủy sản tốt (VietGAP)

Bài thảo luận: tiêu chí, ý nghĩa, lợi ích và áp dụng VietGAP vào nuôi cá

- Cách tổ chức thực hiện: Thực hành theo nhóm 5-6 học viên - Thời gian hoàn thành: Thảo luận 30 phút, báo cáo 30 phút

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên theo dõi các nhóm thảo luận và trình bày bài báo cáo của nhóm.

- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: các nhóm trình bày và báo cáo về các nội dung của VietGAP

2. Bài 2: Kiểm tra cá

Bài tập 1: Kiểm tra hoạt động của cá nuôi ao, lồng, b

- Mục tiêu:

Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc kiểm tra trạng thái hoạt động của cá diêu hồng, cá rô phi.

- Nguồn lực cho mỗi nhóm:

+ Ao, lồng, bè nuôi cá rô phi, diêu hồng

+ Thức ăn cá 10kg

+ Phiếu kiểm tra cá 1 phiếu

+ Sàng cho ăn số lượng tùy theo diện tích ao - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên.

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

Một phần của tài liệu Giáo trình MĐ04 - chăm sóc và quản lý nghề nuôi cá diêu hồng cá rô phi (Trang 109)