Kiểm tra ôxy hòa tan trong nước

Một phần của tài liệu Giáo trình MĐ04 - chăm sóc và quản lý nghề nuôi cá diêu hồng cá rô phi (Trang 71)

C. Ghi nhớ:

1.2.2Kiểm tra ôxy hòa tan trong nước

1. Kiểm tra và xử lý các yếu tố môi trường ao nuôi

1.2.2Kiểm tra ôxy hòa tan trong nước

* Ảnh hưởng của ôxy hòa tan trong nước đến cá

- Lượng oxy trong ao thường không ổn định và dao động lớn giữa ngày và đêm + Oxy hòa tan ít nhất vào lúc gần sáng do sự hô hấp của cá, tảo vào ban đêm và quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ.

+ Oxy hòa tan cao nhất vào xế chiều do tảo quang hợp. - Oxy hòa tan trong ao thích hợp nuôi cá từ 3mg/l trở lên.

- Hàm lượng oxy quá cao (10-15mg/l) có thể xảy ra khi nắng to làm cá bị bệnh bọt khí cản trở hô hấp.

- Oxy hòa tan nhỏ hơn 3 mg/l, cá giảm ăn, dễ nhiễm bệnh.

- Ao thiếu oxy, cá có hiện tượng nổi đầu, bơi hỗn loạn, dạt vào bờ và chết.

* Đo oxy hòa tan trong nước

Lấy mẫu nước

- Vị trí thu mẫu

+ 4 điểm góc ao và 1 điểm giữa ao

+ Độ sâu: tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy + Cách xa bờ khoảng 2m

- Thời gian thu mẫu

Lấy mẫu lúc 6-7 giờ là thời điểm có hàm lượng oxy thấp trong ngày và 13-15 giờ là thời điểm có hàm lượng oxy cao nhất trong ngày

- Mẫu nước lấy ra khỏi ao phải được kiểm tra oxy hòa tan ngay.

Đo hàm lượng oxy hòa tan của mẫu nước

- Hai dạng thiết bị phổ biến để đo hàm lượng oxy hòa tan là:

Hộp test kit (kiểm tra nhanh) gồm thuốc thử, thang so màu và lọ nhựa trong chứa mẫu nước. Cần kiểm tra thời hạn sử dụng của test kit.

- Máy đo có điện cực (đầu dò) nối với máy bằng dây dẫn (oxymeter).

Máy đắt tiền, khó sử dụng và bảo quản nên không thích hợp với quy mô hộ gia đình.

Hình 4.5.11. Máy đo oxy

Đo bằng bộ đo nước nhanh (test kit) được thực hiện như sau:

Cách sử dụng như sau:

Bước 1: Rửa lọ thủy tinh 2-3 lần

bằng mẫu nước cần kiểm tra.

Hình 4.5.12. Tráng lọ chứa mẫu nước

Bước 2: Cho nước mẫu vào lọ

đến miệng lọ. Dùng khăn sạch lau khô bên ngoài lọ.

Bước 3: Nhỏ thuốc thử số 1 vào

lọ (số giọt có thể thay đổi tùy theo loại test kit, có ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng). Lưu ý: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng.

Ví dụ: Với hộp test SERA (Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 1 vào lọ nước mẫu.

Hình 4.5.14. Cho thuốc thử 1 vào lọ

Bước 4: Nhỏ thuốc thử số 2 vào

lọ (số giọt có thể thay đổi tùy theo loại test kit). Lưu ý: lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng.

Ví dụ: với test SERA (Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 2 vào lọ nước mẫu.

Hình 4.5.15. Cho thuốc thử 2 vào lọ

Bước 5: Đậy kín lọ bằng nắp nhựa ngay. Chú ý: nước trong lọ không có

bọt khí. Sau đó lắc đều lọ nước.

Bước 6: Mở nắp lọ ra rồi đặt lọ

nơi nền trắng của thang so màu, so màu với ánh sáng tự nhiên, không trực tiếp chiếu vào lọ.

Đọc kết quả hàm lượng oxy của mẫu nước là trị số của ô màu trùng hoặc gần nhất với màu mẫu nước.

Hình 4.5.18. So màu

Bước 7: Ghi kết quả kiểm tra vào sổ ghi chép số liệu

Bước 8: So sánh với số liệu của 2-3 ngày trước đó. Nhận xét về xu hướng

tăng, giảm hàm lượng oxy trong ao.

* Xử lý khi hàm lượng oxy hòa tan vượt mức th ch hợp

- Để tránh và khắc phục hiện tượng thiếu oxy trong ao nuôi cá, khi nuôi cần chú ý các điểm sau:

+ Ao nuôi cần thoáng khí, nếu có thả rong, bèo thì không được thả quá 1/3 diện tích mặt ao;

+ Không cho ăn thức ăn quá dư thừa hoặc bón phân quá liều làm tăng nhanh mật độ tảo;

+ Thay nước với nguồn nước chất lượng tốt;

+ Khi thấy có hiện tượng xấu như cá nổi đầu hàng loạt và hoạt động yếu thì tiến hành sục khí hay cấp nước mới cho ao;

+ Đưa chế phẩm tạo oxy như oxy già (H2O2) vào ao hoặc dùng zeolit để hấp thu khí độc (Theo hướng dẫn của nhà sản xuất);

+ Giảm hoặc ngừng cho cá ăn.

Lưu ý khi sử dụng chế phẩm men - vi sinh trong ao:

- Thực hiện đúng hướng dẫn ủ ban đầu (nếu có) để tăng mật độ vi sinh trước khi cho vào ao.

- Không đưa hóa chất diệt khuẩn, kháng sinh vào ao khi đang xử lý bằng chế phẩm men - vi sinh vì làm vi sinh bị tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động.

- Định kỳ đưa chế phẩm vào ao để duy trì mật độ vi sinh cao.

- Hàm lượng oxy hòa tan cao

Do mật độ tảo cao, oxy tăng lúc trời nắng gắt, xử lý bằng cách: + Thay nước

+ Diệt tảo bằng formol, CuSO4

Một phần của tài liệu Giáo trình MĐ04 - chăm sóc và quản lý nghề nuôi cá diêu hồng cá rô phi (Trang 71)