Nội dung chính của mô đun

Một phần của tài liệu Giáo trình MĐ04 - chăm sóc và quản lý nghề nuôi cá diêu hồng cá rô phi (Trang 118)

Bài Tên bài

Loại bài dạy Địa điểm Thời lượng Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ04-01 Giới thiệu về thực hành nuôi thủy sản tốt (VietGap) Lý thuyết Lớp học 4 4

MĐ04-02 Kiểm tra cá Tích hợp Cơ sở

nuôi 16 2 12 2

MĐ04-03 Chuẩn bị thức ăn cho cá Tích hợp Cơ sở

nuôi 16 2 14 MĐ04-04 Cho cá ăn Tích hợp Cơ sở

nuôi 16 2 12 2

MĐ04-05 Quản lý ao nuôi Tích hợp Cơ sở

nuôi 16 2 12 2 MĐ04-06 Xử lý chất thải Tích hợp Cơ sở nuôi 12 2 10 MĐ04-07 Quản lý lồng, bè nuôi Tích hợp Cơ sở nuôi 16 2 12 2

Kiểm tra kết thúc mô đun 4

Cộng 100 16 72 12

Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành.

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

1. Bài 1. Giới thiệu về thực hành nuôi thủy sản tốt (VietGAP)

Bài thảo luận: tiêu chí, ý nghĩa, lợi ích và áp dụng VietGAP vào nuôi cá

- Cách tổ chức thực hiện: Thực hành theo nhóm 5-6 học viên - Thời gian hoàn thành: Thảo luận 30 phút, báo cáo 30 phút

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên theo dõi các nhóm thảo luận và trình bày bài báo cáo của nhóm.

- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: các nhóm trình bày và báo cáo về các nội dung của VietGAP

2. Bài 2: Kiểm tra cá

Bài tập 1: Kiểm tra hoạt động của cá nuôi ao, lồng, b

- Mục tiêu:

Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc kiểm tra trạng thái hoạt động của cá diêu hồng, cá rô phi.

- Nguồn lực cho mỗi nhóm:

+ Ao, lồng, bè nuôi cá rô phi, diêu hồng

+ Thức ăn cá 10kg

+ Phiếu kiểm tra cá 1 phiếu

+ Sàng cho ăn số lượng tùy theo diện tích ao - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên.

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Kiểm tra mức độ bắt mồi của cá theo hướng dẫn tại mục 2.2. Quan sát cá ăn; + Kiểm tra hoạt động của cá theo hướng dẫn tại mục 2.1. Quan sát cá hoạt động; - Thời gian hoàn thành: 4 giờ

Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Bài báo cáo kết quả kiểm tra cá rô phi, diêu hồng nuôi.

Bài tập 2: Kiểm tra ngoại hình và số lượng của cá nuôi

- Mục tiêu:

Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc kiểm tra ngoại hình và số lượng của cá rô phi, diêu hồng.

- Nguồn lực: cho mỗi nhóm

+ Ao, lồng, bè nuôi cá rô phi, diêu hồng

+ Vợt vớt cá 01 cái

+ Thau đường kính 40-60cm 01 cái

+ Sàng cho ăn số lượng tùy theo diện tích ao - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

Các nhóm thực hiện bài tập theo các nội dung:

+ Kiểm tra ngoại hình của cá theo hướng dẫn tại mục 4.2. Kiểm tra ngoại hình cá. + Kiểm tra số lượng cá trong ao theo hướng dẫn tại mục 4.1. Kiểm tra số lượng cá - Thời gian hoàn thành: 4 giờ

Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

Bài báo cáo kết quả kiểm tra ngoại hình và số lượng cá rô phi, diêu hồng.

Bài tập 3. Thực hành kiểm tra m c độ tăng trưởng và tính tốc độ tăng trưởng của cá nuôi ao và nuôi lồng, b

- Mục tiêu:

Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc kiểm tra mức độ tăng trưởng và tính tốc độ tăng trưởng của cá rô phi, diêu hồng.

- Nguồn lực: cho mỗi nhóm

+ Ao (hay lồng, bè) nuôi cá rô phi, diêu hồng

+ Vợt vớt cá, chày 01 cái

+ Thau đường kính 40-60cm 01 cái

+ Cân đồng hồ 5-20kg 01 cái

+ Phiếu kiểm tra cá 1 phiếu

+ Sàng cho ăn số lượng tùy theo diện tích ao - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên. - Các nhóm thực hiện bài tập theo các nội dung:

+ Cân cá theo hướng dẫn tại mục 4.3.2 Kiểm tra khối lượng cá; + Tính tốc độ tăng trưởng của cá nuôi.

Thời gian hoàn thành: 6 giờ

Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

Bài báo cáo kết quả kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá cá rô phi, diêu hồng nuôi trong ao và nuôi lồng, bè.

3. Bài 3. Chuẩn bị th c ăn cho cá

3.1 Bài thực hành số 4.3.1. Thực hành kiểm tra các chỉ tiêu về bao bì và bảo quản của một số loại th c ăn công nghiệp cho cá diêu hồng, cá rô phi.

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện bước công việc kiểm tra các chỉ tiêu về bao bì và bảo quản của một số loại thức ăn công nghiệp cho cá diêu hồng, cá rô phi.

- Nguồn lực:

+ Kho chứa thức ăn của các cơ sở nuôi cá hoặc cơ sở kinh doanh thức ăn cá. + Bao bì của thức ăn 2-4 cái

- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

Thực hành tại kho

Các nhóm học viên vào kho, quan sát kho và cách sắp xếp bao thức ăn trong kho, đối chiếu với yêu cầu ở mục 1.2.3 Bảo quản thức ăn công nghiệp. Ghi nhận xét.

Quan sát và đọc các thông tin trên bao thức ăn, đối chiếu với yêu cầu về nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn ở mục 2.1.2.Chỉ tiêu kiểm tra bao bì,ghinhãntrên baobìthức ăn. Ghi nhận xét.

Sắp xếp lại kho thức ăn theo đúng yêu cầu của mục 1.2.3. bảo quản thức ăn công nghiệp.

- Thời gian hoàn thành: 4 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

Bài báo cáo có nêu quá trình thực hiện, kết quả kiểm tra và nhận xét, đánh giá về bảo quản thức ăn trong kho.

3.2. Bài thực hành số 4.3.2. Thực hành kiểm tra các chỉ tiêu về chất lượng th c ăncủa một số loại th c ăn công nghiệp cho cá diêu hồng, cá rô phi.

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện bước công việc kiểm tra các chỉ tiêu về chất lượng thức ăncủa một số loại thức ăn công nghiệp cho cá diêu hồng, cá rô phi.

- Nguồn lực:

+ Kho chứa thức ăn của các cơ sở nuôi cá hoặc cơ sở kinh doanh thức ăn cá. + Đĩa thủy tinh trắng trong hoặc đĩa sứ trắng 1-2 cái

+ Thước kẹp mm 01 cái

+ Cốc thủy tinh 100-200ml 1-2 cái + Đũa khuấy gỗ hay thủy tinh 1-2 cái + Sàng có lỗ nhỏ hơn kích thước hạt 01 cái

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Thực hành tại kho

Lấy mẫu thức ăn theo hướng dẫn ở mục 2.1.2. kiểm tra thức ăn, bước lấy mẫu của mục kiểm tra viên thức ăn.

Thực hành các nội dung tiếp theo ở tại kho hoặc tại lớp học

Kiểm tra chỉ tiêu cảm quan, chiều dài, đường kính, độ bền và tỉ lệ vụn nát của mẫu thức ăn theo hướng dẫn ở mục 2.1.2. Kiểm tra viên thức ăn. Ghi kết quả

- Thời gian hoàn thành: 6 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

Bài báo cáo có nêu quá trình thực hiện, kết quả kiểm tra và nhận xét, đánh giá về chất lượng thức ăn trong kho.

3.3. Bài thực hành số 4.3.3: Chế biến10 kg th c ăn tự chế cho cá

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện công việc chế biến thức ăn tự chế cho cá diêu hồng, cá rô phi.

- Nguồn lực:

Thau 5 cái

Cân 30kg 1 cái

Máy xay thức ăn 1 cái

Bột cá 1,6kg Bột nành 2,7kg Bắp 0,6kg Cám gạo 3kg Bã dừa 0,4kg Bột mì 1,5kg Bột gòn 50g

Chất phụ gia và các vật dụng đơn giản

- Cách tổ chức thực hiện: Thực hành theo nhóm 5-6 người - Thời gian hoàn thành: 4 giờ

- Kết quả và sản phẩm cần đạt được:

Thức ăn đã được chế biến và ép viên theo yêu cầu

4. Bài 4: Cho cá ăn

4.1. Bài thực hành 4.4.1: Tính và cân lượng th c ăn thực tế trong ngày cho ao nuôi cá diêu hồng, rô phi bằng th c ăn công nghiệp

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện bước công việc tính lượng thức ăn cho cá diêu hồng, cá rô phi

- Nguồn lực: cho mỗi nhóm

+ Sổ nhật ký nuôi cá diêu hồng, cá rô phi + Máy tính cá nhân 01 cái

+ Giấy, bút

- Cách thức tiến hành: Thực hiện theo nhóm 5-6 học viên - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

Dựa vào số liệu về cỡ cá ghi trong nhật ký, xác định khẩu phần thức ăn cho cá trong ao.

Dựa vào số liệu về số lượng, cỡ cá trong ao, khẩu phần thức ăn cho cá, tính lượng thức ăn cho ao cá.

So sánh với số liệu về lượng thức ăn thực tế cho ao cá và nhận xét. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Bài báo cáo có nêu kết quả tính lượng thức ăn và nhận xét.

4.2. Bài thực hành 4.4.2. Thực hành cho cá trong ao ăn bằng thức ăn tự chế

- Mục tiêu:

Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc cho cá diêu hồng, cá rô phi ăn.

- Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Ao nuôi cá diêu hồng, cá rô phi

+ Xô (thau) nhựa lớn 01 cái

+ Sàng ăn tùy theo diện tích ao

+ Cân đồng hồ 10-30kg 01 cái

+ Thức ăn tự chế lượng cho ăn trong ngày của ao - Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

Các nhóm thực hiện bài tập đã được hướng dẫn tại mục 2.1. Cho cá ăn bằng thức ăn tự chế, theo các bước:

+ Từ số liệu tính toán lượng thức ăn trong ngày như ở câu 2.1. để xác định lượng thức ăn cần cho ăn;

+ Quan sát ao, xác định tình trạng cá, điều kiện môi trường, thời tiết; + Xác định lượng thức ăn thực tế trong ao;

+ Cân lượng thức ăn vừa tính toán; + Thực hiện cho cá nuôi ao ăn. - Thời gian hoàn thành: 6 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Thức ăn được cho ăn đúng kỹ thuật.

Cá ăn đủ thức ăn.

4.3. Bài thực hành 4.4.3. Thực hành cho cá nuôi lồng, b ăn bằng th c ăn công nghiệp

- Mục tiêu:

Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc cho cá diêu hồng, cá rô phi ăn.

- Nguồn lực: cho mỗi nhóm

+ lồng, bè nuôi cá diêu hồng, cá rô phi

+ Xô (thau) nhựa lớn 01 cái + Cân đồng hồ 10-30kg 01 cái

+ Thức ăn công nghiệp Lượng cho ăn trong ngày của lồng, bè - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

Các nhóm thực hiện bài tập như đã được hướng dẫn tại mục 2.2. Cho cá ăn thức ăn công nghiệp, theo các bước:

+ Từ số liệu tính toán lượng thức ăn trong ngày như ở câu 2.1. để xác định lượng thức ăn cần cho ăn;

+ Quan sát lồng, bè xác định tình trạng cá, điều kiện môi trường, thời tiết; + Xác định lượng thức ăn thực tế trong lồng, bè;

+ Cân lượng thức ăn vừa tính toán; + Trộn thức ăn với chất bổ sung; - Thời gian hoàn thành: 4 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Thức ăn được xử lý đúng kỹ thuật.

5. Bài 5: Quản lý ao nuôi

5.1. Bài thực hành 4.5.1. Kiểm tra và xử lý yếu tố pH nước trong ao nuôi

- Mục tiêu:

Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc đo yếu tố pH nước trong ao nuôi và xử lý khi pH nước vượt ra ngoài phạm vi thích hợp.

- Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Ao nuôi cá rô phi, diêu hồng

+ Bộ kiểm tra pH 01 hộp

+ Vôi CaO, CaCO3 5-10kg/loại

+ Thau, xô, ca nhựa 1-2 cái/loại

- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Đo pH nước trong ao nuôi theo hướng dẫn tại mục 1.2.1. *. Đo pH nước + Bón vôi hoặc thay nước theo hướng dẫn tại mục 1.2.1.* Xử lý khi pH nước ao nuôi vượt ra ngoài phạm vi thích hợp.

- Thời gian hoàn thành: 2 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Báo cáo kết quả đo pH nước ao nuôi và biện pháp xử lý.

5.2. Bài thực hành 4.5.2. Kiểm tra và xử lý yếu tố ôxy hòa tan trong ao nuôi

- Mục tiêu:

Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc đo yếu tố ôxy hòa tan trong ao nuôi và xử lý khi ôxy hòa tan thấp hơn mức thích hợp.

- Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Ao nuôi cá rô phi, diêu hồng

+ Bộ kiểm tra ôxy hòa tan 01 hộp

+ Dung dịch H2O2 01 bình

+ Thau, xô, ca nhựa 1-2 cái/loại

- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Đo ôxy hòa tan trong ao nuôi theo hướng dẫn tại mục 1.2.2.*. Đo ôxy hòa tan trong nước

+ Đưa dung dịch H2O2 hoặc thay nước theo hướng dẫn tại mục 1.2.3.*. Xử lý khi ôxy hòa tan thấp hơn mức thích hợp.

- Thời gian hoàn thành: 2 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Báo cáo kết quả đo ôxy hòa tan trong ao nuôi và cách xử lý.

5.3. Bài thực hành 4.5.3. Kiểm tra và xử lý yếu tố độ trong của nước trong ao nuôi

- Mục tiêu:

Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc đo yếu tố độ trong của nước trong ao nuôi và xử lý khi độ trong vượt mức thích hợp.

- Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Ao nuôi cá rô phi, diêu hồng

+ Đĩa đo độ trong (Đĩa Secchi) 01 cái

+ Phân urea hoặc DAP 1-2kg/loại

+ Formol 5-10 lít

+ Thau, xô, ca nhựa 1-2 cái/loại

- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Đo độ trong của nước trong ao nuôi theo hướng dẫn tại mục 1.2.7.*. Đo độ trong của nước

+ Bón phân hoặc formol vào ao theo hướng dẫn tại mục 1.2.7.*. Xử lý khi độ trong của nước ao nuôi không thích hợp.

- Thời gian hoàn thành: 2 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Báo cáo kết quả đo độ trong của nước trong ao nuôi và biện pháp xử lý.

5.4. Bài thực hành 4.5.4. Kiểm tra và xử lý các hư hỏng ao nuôi cá rô phi, diêu hồng

- Mục tiêu:

Một phần của tài liệu Giáo trình MĐ04 - chăm sóc và quản lý nghề nuôi cá diêu hồng cá rô phi (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)