Nhật Bản là một trong các nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, theo đó Thủ tướng là người nắm quyền cao nhất về các phương diện quản lý quốc gia và chịu sự giám sát của hai viện, Quốc hội cùng tòa Hiến pháp có thẩm quyền ngăn chặn các quyết định vi hiến của chính phủ. Nhật không áp dụng chế độ Tổng
41
thống được trực tiếp bầu ra như Hoa Kỳ, mà chọn chế độ nội các nghị viện kiểu Anh quốc.Theo hệ thống pháp luật thế giới hiện hành, Nhật Bản được xếp vào các nước có nền dân chủ hoàn thiện. Lần đầu tiên trưng cầu dân ý được tiến hành theo đề nghị của cử tri vào năm 1996 tại thành phố Maki, tỉnh Niigata về dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử. Đã có 88% cử tri tham gia bỏ phiếu trưng cầu dân ý và gần 60% số đó không đồng ý với dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại Niigata. Cũng trong năm 1996 dân chúng tại đảo Okinawa chiểu theo Luật Trưng cầu dân ý về yêu cầu cắt giảm căn cứ quân sự của Mỹ tại đây.
Trưng cầu dân ý ở Nhật Bản được quy định tại Điều 95 và Điều 96 Hiến Pháp Nhật Bản hiện hành. Điều 95 quy định:
Cho phép trưng cầu dân ý cho các khu tự trị về những vấn đề như là: - Trưng cầu dân ý về tách, hợp nhất các thôn, xóm, phố… quy định luật ở trong pham vi thành phố, thị xã…
- Trưng cầu dân ý về cách chức chủ tịnh các cấp hay đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, giải tán Hội đồng nhân dân các cấp thấp hơn Quốc Hội và Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Quy định này có thể thấy, ở Nhật Bản một cuộc trưng cầu dân ý là bắt buộc trong trường hợp khi muốn giải tán Hội đồng nhân dân các cấp (trừ Quốc hội), cách chức đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (trừ đại biểu Quốc hội). Pháp luật Nhật Bản không quy định về những vấn đề không được đưa ra trưng cầu dân ý.
Điều 96 Hiến pháp quy định: “Việc sửa đổi Hiến pháp phải do Quốc hội
đề xướng khi được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu của mỗi viện thông qua. Sau đó tu chính án phải được đa số nhân dân phê chuẩn trong một cuộc trưng cầu dân ý hay qua một cuộc tổng tuyển cử đặc biệt do Quốc hội ấn định”. Tuy nhiên quy
định này cho tới nay chưa được một lần áp dụng trên thực tế. Trưng cầu dân ý ở Nhật Bản được được áp dụng chủ yếu ở địa phương theo quy định của từng tỉnh. Các tỉnh tổ chức trưng cầu dân ý chủ yếu về vấn đề bảo vệ môi trường, xây dựng
42
tuyến đường sắt qua các tỉnh, xây dựng nhà máy điện hạt nhân hay xây cầu… Đây là những vấn đề không bắt buộc phải đưa ra trưng cầu dân ý, nó là những vấn đề mở được tổ chức khi nhà nước thấy cần thiết phải hỏi ý kiến nhân dân.
Sáng kiến trưng cầu dân ý ở Nhật Bản do những người có địa vị ở các địa phương đề nghị lên Quốc hội sau khi đã thu thập đầy đủ chữ ký của người dân được pháp luật quy định. Các sáng kiến này, sau khi được trình lên sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua và ra quyết định trưng cầu dân ý.
Hiệu lực pháp lý của một cuộc trưng cầu dân ý ở Nhật Bản có sự phân biệt rõ ràng giữa trưng cầu dân ý có hiệu lực bắt buộc và trưng cầu dân ý có tính chất tham khảo tuỳ theo tính chất của cuộc trưng cầu dân ý. Quy định này giống với một số nước ví dụ: ở Andorra, Úc và Tây Ban Nha, trưng cầu dân ý về một vấn đề quan trọng chỉ mang tính tham khảo nhưng trưng cầu dân ý về Hiến pháp thì có hiệu lực bắt buộc; ở Lithuania thì trưng cầu dân ý có hiệu lực bắt buộc nếu đó là các cuộc trưng cầu dân ý về các sáng kiến pháp luật do người dân đề xuất/khởi xướng và các trưng cầu dân ý về các quy định của Hiến pháp, còn các vấn đề khác thì chỉ là trưng cầu dân ý có tính chất tham khảo. Một cuộc trưng cầu dân ý có tính chất bắt buộc như về việc giải tán hay cách chức đại biểu hội đồng nhân dân thì kết quả của cuộc trưng cầu dân ý đây sẽ là quyết định cuối cùng có giá trị bắt buộc đối với cơ quan nhà nước; đối với các cuộc trưng cầu dân ý có tính chất tuỳ nghi như vấn đề về quyết định luật, quy định ở các khu tự trị thì về nguyên tắc kết quả cuộc trưng cầu dân ý không có giá trị bắt đối với các cơ quan nhà nước, người quyết định cuối cùng vẫn là chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp.
Khi có quyết định của Quốc hội cho phép tổ chức trưng cầu dân ý, tính từ ngày có quyết định trưng cầu dân ý trong khoảng từ 30 đến 60 ngày phải tiến hành tổ chức trưng cầu dân ý. Phiếu trưng cầu dân ý có hai ô tán thành và phản đối, người dân sẽ thể hiện ý trí của mình bằng cách tự tay tích vào một trong hai ô của lá phiếu sau đó tự mình bỏ bào thùng phiếu. Pháp luật Nhật Bản cũng quy
43
định độ tuổi công dân có đủ điều kiện để tham gia bỏ phiếu trưng cầu dân ý là 20 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực dân sự. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý được xác định căn cứ vào quyết định của đa số quá bán, sau khi có kết quả phải báo cáo ngay lên Quốc hội sau đó là lên Thủ tướng.