Trưngcầu dân ýở Pháp

Một phần của tài liệu Pháp luật về trưng cầu dân ý kinh nghiệm thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam (Trang 40)

Ở Pháp, trưng cầu dân ý không phải là một chế định được thực hiện thường xuyên như ở Thụy Sỹ, tuy nhiên Pháp cũng là một trong những nước có các hoạt động trưng cầu dân ý từ rất sớm. Hiến pháp của nền cộng hoà thứ năm đã được thông qua bằng một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1958. Kể từ đó, một số cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức theo Điều 11 của Hiến pháp, trao quyền cho Tổng thống nước Cộng hoà để “trình ra trước cuộc trưng cầu đối với bất kỳ

dự luật nào của chính phủ liên quan đến việc tổ chức các cơ quan công quyền, hoặc những cải cách liên quan chính sách kinh tế hoặc xã hội của quốc gia”.

Hiến pháp năm 1793 với những quy định hạn chế về trưng cầu dân ý song đây chính là cơ sở pháp lý diễn ra cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên theo phương thức bỏ phiếu. Trưng cầu dân ý ở Pháp xuất hiện sớm trên thế giới nhưng cũng có những giai đoạn vắng bóng.Cho đến nền cộng hoà thứ IV, trưng cầu dân ý dần được xuất hiện lại và trở thành công cụ pháp lý để người dân tham gia quản lý nhà nước. Pháp luật về trưng cầu dân ý ở Pháp có những đặc điểm sau:

Một là, quy mô các cuộc trưng cầu dân ý ở Pháp được tiến hành cả ở

hai cấp độ là quốc gia và ở từng địa phương. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động trưng cầu dân ý ở Pháp cho thấy, việc trưng cầu dân ý chính thức diễn ra trên quy mô toàn quốc nhiều hơn là quy mô địa phương. Nguyên nhân được cho là, do ở địa phương việc bày tỏ thái độ thiếu thiện chí của một số đại biểu Quốc hội đã làm cho các hoạt động trưng cầu dân ý không được diễn ra trong một thời gian dài.

Hai là, quyền quyết định trưng cầu dân ý có thể do Tổng thống quyết định

theo đề nghị của Chính phủ hay theo đề nghị của hai viện của Quốc hội nhưng chỉ trong phạm vi hẹp các vấn đề theo quy định được sửa đổi tại Điều 11 Hiến pháp 1995 (tổ chức quyền lực công, cải cách chính sách kinh tế - xã hội và công vụ, phê chuẩn những điều ước quốc tế có khả năng ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan nhà nước). Đối với việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, nếu là sáng kiến của Quốc hội hoặc của Tổng thống thì sáng kiến đó sẽ được biểu quyết tại phiên họp chung của Thượng viện và Hạ viện.

35

Trong thực tế, ở Pháp, mặc dù có quy định như vậy song đối với việc trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp hoặc đưa dự luật ra trưng cầu ý dân năm 1962 và 1969, Tổng thống Pháp đã quyết định tổ chức trưng cầu ý dân mà không cần có sự đồng ý của Quốc hội.

Ba là, vấn đề đưa ra trưng cầu dân ý bao gồm ban hành, sửa đổi Hiến

pháp, pháp luật, tổ chức bộ máy nhà nước, sáp nhập, chia tách lãnh thổ… Thời kỳ phong kiến, trưng cầu dân ý được tổ chức khi sát nhập vùng Savoie và Alpes Maritimes vào nước Pháp hay việc chuyển nhượng vùng Vénétie cho Italia cũng được đưa ra hỏi ý kiến nhân dân. Có thể thấy ở các nước khác việc trưng cầu dân ý chủ yếu về vấn đề ban hành và sửa đổi Hiến pháp thì ở Pháp vấn đề trưng cầu dân ý được mở rộng hơn, áp dụng với nhiều trường hợp hơn (thậm chí trưng cầu dân ý áp dụng với cả lĩnh vực tài chính như việc liên quan đến tiền thuế- đây là vấn đề mà một số nước quy định không được đưa ra trưng cầu dân ý).

Bốn là, sáng kiến trưng cầu dân ý ở Pháp thuộc về Tổng thống, trong một

số trường hợp nhận được tiếp ký của thủ tướng. Điều 89, Hiến pháp năm 1958 của Pháp quy định: Trong mọi trường hợp, quyết định tổ chức trưng cầu dân ý của Tổng thống hoặc quyết định đưa dự thảo ra Nghị viện xem xét phải được thủ tướng tiếp ký. Pháp luật trưng cầu dân ý ở Pháp không quy định nhân dân là chủ thể có quyền đưa sáng kiến ra trưng cầu dân ý. Có thể nhận thấy, Tổng thống Pháp có một vị trí rất quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện trưng cầu dân ý.

Năm là, hậu quả pháp lý của các cuộc trưng cầu dân ý tại Pháp phụ thuộc

vào từng cấp độ của cuộc trưng cầu dân ý. Đối với những cuộc trưng cầu dân ý ở cấp Liên bang thì kết quả trưng cầu dân ý có giá trị bắt buộc, còn đối với các cuộc trưng cầu dân ý ở địa phương thì cả bắt buộc và tham khảo. Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp là sửa đổi hay không sửa đổi, đối với dự thảo luật là thông qua hay không thông qua và đối với lãnh thổ là sự cho phép chuyển nhượng, sáp nhập hay đổi…

36

Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động trưng cầu dân ý ở diễn ra trên quy mô toàn quốc nhiều hơn diễn ra trên quy mô địa phương. Chỉ tính từ năm 1888 đến nay có 250 cuộc trưng cầu dân ý mặc dù các cuộc này không chính thức. Theo quy định về quy mô trưng cầu dân ý ở cấp xã cho thấy quy mô áp dụng trưng cầu dân ý hết sức hạn chế và chỉ đóng vai trò rất nhỏ (chỉ trong trường hợp sát nhập xã, và đây không phải trường hợp phổ biến). Đến năm 1992, Pháp ban hành luật 92-125 quy định về tổ chức các cơ quan nhà nước ở địa phương trong đó xác định về chế độ pháp lý của trưng cầu dân ý ở cấp xã. Hoạt động trưng cầu dân ý ở cấp xã được tiến hành theo nguyên tắc chỉ trưng cầu dân ý đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của xã, nếu đối tượng liên quan chỉ là một phần dân cư của xã thì chỉ trưng cầu dân ý đối với bộ phận nhỏ ấy. Theo đó, ý kiến của người dân chỉ có giá trị tham khảo, không có giá trị bắt buộc đối với cơ quan nhà nước.

Sáu là, kết quả trưng cầu dân ý ở Pháp được giám sát và kiểm tra tính

trung thực thông qua thủ tục bầu cử chặt chẽ với sự hiện diện của Toà hành chính trung ương, Hội đồng hiến pháp. Đây là hai thiết chế quan trọng có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp, bảo bệ chế dộ dân chủ ở Pháp. Các thiết chế pháp lý cơ bản nhằm kiểm tra, giám sát có hiệu quả bao gồm: Nghị định về công tác kiểm tra, giám sát pháp lý đối với các cuộc trưng cầu dân ý (Nghị định ngày 8/11/1960 và Quyết định số 87-226 ngày 2/6/1987). Đó là quy định về hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động vận động bầu cử và tính hợp lệ của trưng cầu dân ý do Hội đồng Hiến pháp đảm nhiệm có dự tham khảo ý kiến của Tòa án hành chính tối cao về các dự thảo luật.

Trong thực tế, việc kiểm tra, giám sát hoạt động trưng cầu dân ý rất ít khi được tiến hành. Bên cạnh xu hướng tăng cường kiểm tra, giám sát bằng việc ban hành văn bản pháp luật và thành lập hội đồng Hiến pháp thì theo xu hướng thứ hai lại theo quan điểm cho rằng chỉ cần giám sát, kiểm tra thời điểm yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý do Nghị viện hoặc tổng thống khởi xướng ngoài ra không cần kiểm tra, giám sát đối với các vấn đề khác hoặc thủ tục tiếp theo. [13, tr.85]

37

Một phần của tài liệu Pháp luật về trưng cầu dân ý kinh nghiệm thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)