Pháp luật về Dân chủ trực tiếp

Một phần của tài liệu Pháp luật về trưng cầu dân ý kinh nghiệm thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam (Trang 64)

3.2.1.Tham gia đóng góp ý kiến khi Nhà nước tổ chức lấy ý kiến nhân dân

Nguyên tắc nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, có quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý được khẳng định trong tất cả các bản Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.Khác với việc trưng cầu dân ý, việc lấy ý kiến nhân dân đã được quy định tương đối cụ thể trong luật. Điều 35 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định ở khoản 1 và khoản 4:

1. Trong quá trình soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức hữu quan và đối

59

tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nếu vấn đề xin lấy ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định địa chỉ cụ thể tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn dự thảo trên trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo trong thời hạn ít nhất là 60 ngày để các cơ quan, tổ chức, các nhân góp ý…

4.Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu

tiếp thu các ý kiến góp ý”.

Hiến pháp mới cũng quy định tại khoản 3 Điều 120 “Ủy ban dự thảo Hiến

pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp”.

Các Điều 36, 42 và Điều 51 quy định trong hồ sơ gửi thẩm định, hồ sơ gửi thẩm tra, hồ sơ trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết nhất thiết phải có bản tổng hợp ý kiến đóng góp của cơ quan, tổ chức, các nhân về nội dung dự án, dự thảo và tiếp thu, giải trình về những ý kiến đóng góp.

Theo quy định trên đây, trong những năm qua nhiều dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết và cả dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã được công bố để lấy ý kiến nhân dân. Những ý kiến đóng góp này chỉ được cơ quan hữu quan tổng hợp, nghiên cứu giải trình, tiếp thu khi chỉnh lý dự thảo để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét mà thôi. Thực chất đây là việc cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo dự án hay cơ quan, tổ chức trình dự thảo tham kiến ý kiến nhân dân.

Gần đây, cả đất nước đang hòa chung với việc sửa đổi bản Hiến pháp năm 1992 cho phù hợp với sự phát triển của quốc gia. Không phải một cuộc trưng cầu ý dân quy mô được tổ chức, thay vào đó Quốc hội đã tổ chức “Lấy ý kiến đóng góp của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”.

Ngày 23/11/2012, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 38/2012/QH13 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bắt đầu từ ngày 2/1/2013 và kết thúc vào ngày 31/3/2013. Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm

60

1992 là một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các cấp, các ngành, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp, thi hành Hiến pháp, pháp luật và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Ðến ngày 25-3-2013, Bộ Tư pháp đã nhận được 29/30 báo cáo kết quả lấy ý kiến của các bộ, ngành, 59/63 báo cáo kết quả lấy ý kiến của các địa phương. Nhìn chung, nhiều báo cáo của các bộ, ngành, địa phương được xây dựng công phu, bài bản, số lượng tham gia ý kiến đông, trong đó nhiều ý kiến có chất lượng, tâm huyết. Các bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã tổ chức hơn 28.000 hội thảo, hội nghị lấy ý kiến và tiếp nhận khoảng 15 triệu lượt ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về các nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Về tổng thể, số lượng ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân rất lớn, trong đó bên cạnh số lượng khá lớn ý kiến tán thành, nhất trí với các nội dung, điều, khoản cụ thể của Dự thảo, cũng có một lượng lớn các ý kiến đóng góp sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.[33]

Kết quả thu được từ sự đóng góp ý kiến của người dân vô cùng quan trọng. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Uỷ bandự thảo sửa đổi Hiến pháp khẳng định “Lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là

công việc hệ trọng của quốc gia, cần sự tham gia rộng khắp, thực chất của nhân dân. Do đó, cần phải triển khai đồng bộ, khoa học, hiệu quả, nhất là công tác giáo dục, truyền thông đóng vai trò quan trọng để thu hút sự tham gia của nhân dân, làm cho nhân dân hiểu và đóng góp ý kiến một cách thiết thực. Ðặc biệt, ý kiến của nhân dân phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác; phải được trân trọng lắng nghe, nghiên cứu, tiếp thu nghiêm túc để góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”. [34]

61

Hiến pháp cần có sự ủng hộ của nhân dân thì mới đi sâu vào cuộc sống.Một bản Hiến pháp tốt phải điều chỉnh hài hòa được mối quan hệ giữa nhân dân và nhà nước, phải mang đậm tính dân chủ. Lần đầu tiên một bản Hiến pháp trước khi sửa đổi được lấy ý kiến của người dân trong phạm vi cả nước như thế. Đây là điều đáng ghi trong nỗ lực xây dựng nền dân chủ đúng nghĩa ở Việt Nam. Tuy nhiên khi nghiên cứu “Báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trên cơ sở những ý kiến của nhân dân” trình Quốc hội tại kỳ họp thứ năm diễn ra tại Hà Nội (Báo cáo số 287/BC- UBDTSĐHP ngày 17/5/2013) của Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đã cho thấy Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã “chắt lọc” theo một định hướng đã được xác định trước nên đã không giải trình hết và đầy đủ những ý kiến đóng góp của nhân dân và trong báo cáo đã có khoảng 20 nội dung trong Dự thảo được “giữ nguyên” hay khẳng định là hợp lý. Đây chính là biểu hiện rõ nét nhất sự khác biệt cơ bản giữa việc lấy ý kiến nhân dân và việc trưng cầu dân ý.

Hiệu quả của việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, tập hợp, tổng hợp là nhằm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến để chỉnh lý, bổ sung dự án, dự thảo; phản ánh được đầy đủ ý kiến của nhân dân, các cấp, các ngành, bảo đảm cho việc đối tượng điều chỉnh trong các văn bản quy phạm pháp luật phải được hài hoà, tránh tình trạng áp đặt chủ quan, tuỳ tiện. Việc tiếp thu, chỉnh lý được diễn ra theo từng bước, từng cấp, sau đó mới trình ra Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Thực tế cho thấy, việc lấy ý kiến nhân dân, tiếp thu, chỉnh lý là khâu quan trọng góp phần hoàn chỉnh dự án, bảo đảm tính khả thi của các dự án. Việc tiếp thu, phản hồi ý kiến của nhân dân, các ngành, các cấp phải thể hiện một cách công khai, dân chủ trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc phúc đáp bằng văn bản, hoặc tổ chức cuộc họp thông báo kết quả. Việc giải trình phải cụ thể, rõ ràng về từng vấn đề, lĩnh vực mà nhân dân tham gia góp ý, vấn đề nào được tiếp thu, vấn đề nào không tiếp thu, thậm chí có thể tổ chức diễn đàn thảo luận về những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau.

62

Trong những năm qua, việc lấy ý kiến người dân vào quá trình xây dựng chính sách, pháp luật ngày càng được coi trọng, cơ chế này được hoàn thiện hơn, nhưng không tránh khỏi tồn tại nhất định, trong đó có việc lấy ý kiến đôi khi còn hình thức hoặc là chưa thu hút được sự quan tâm thực sự của người dân vào quá trình lấy ý kiến. Nhiều trường hợp, Nhà nước tổ chức lấy ý kiến nhân dân, dù được đăng tải công khai trong thời gian khá dài nhưng chỉ nhận được rất ít ý kiến. Tình trạng này có thể lý giải bởi một số lý do như: đa số người dân còn bận rộn với việc mưu sinh và các việc khác nên chưa có điều kiện quan tâm tới vấn đề chính trị, xã hội. Thực tế, thường chỉ có một bộ phận dân chúng nhất định có điều kiện và cũng quan tâm hơn tới việc góp ý vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như các chuyên gia, các nhà khoa học, đại diện cho các tổ chức xã hội… Do vậy mà ý kiến của một bộ phận nhỏ này không phản ánh được ý trí của đại đa số người dân, không thể hiện được tính dân chủ trên diện rộng. Ngoài ra, ý kiến của người dân trong cuộc tổ chức lấy ý kiến nhân dân chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị bắt buộc đối với cơ quan nhà nước, điều này chưa thể hiện được quyền lực của người dân khi tham gia vào các hoạt động của Nhà nước. Đối chiếu với các đặc điểm của dân chủ trực tiếp bao gồm: yếu tố phổ thông đại chúng; yếu tố trực tiếp; và hiệu lực thi hành có giá trị bắt buộc chứ không phải là ý kiến tham khảo. Có thể thấy, lấy ý kiến nhân dân chưa thể hiện được tính dân chủ trực tiếp, ở chế định này thiếu đi tính phổ thông và hiệu lực pháp lý có giá trị bắt buộc.

3.2.2.Thực hiện các quyền dân chủ trực tiếp ở cơ sở

Dân chủ trực tiếp thể hiện qua việc nhân dân trực tiếp thực hiện quyền làm chủ của mình bằng cách tự bàn bạc, tự quyết định, những quy định của mình trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật. Trên cơ sở đó, Ban chấp hành Trung ương ban hành Chỉ thị 30/CT-TW ngày 18-2-1998 về Xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 55 ngày 30- 7-1998 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ

63

quan; Chính phủ ban hành Nghị định số 29/NĐ-CP ngày 11-5-1998 và Nghị định 71/NĐ-CP ngày 8-9-1998 về Quy chế thực hiện dân chủ ở các cơ sở xã, phường, thị trấn nay đã được thay thế bằng Nghị định số 79/2003/NĐ- CP và nay được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nâng lên thành Pháp lệnh. Như vậy có thể thấy, các quy định pháp luật của Nhà nước ta về dân chủ ở cơ sở đã được từng bước xây dựng và dần hoàn thiện với mục đích thực hành dân chủ, thực sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên địa bàn xã phường, thị trấn.

Trong quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định về những việc chính quyền địa phương phải thông tin và công khai để dân biết, những việc dân bàn và quyết định trực tiếp, những việc dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan nhà nước quyết định, những việc dân giám sát, kiểm tra và các hình thức thực hiện quy chế dân chủ, các quy tắc xây dựng cộng đồng dân cư thôn, làng, ấp, bản. Nghị định số 29/1998/NĐ-CP về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ cơ sở (gọi tắt là quy chế 1998) gồm 7 chương với 25 điều. Mục đích của quy chế năm 1998 được thể hiện rõ ngay ở Điều 1:

Quy chế thực hiện dân chủ ở xã nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nông dân và nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, tăng cường đoàn kết nông thôn, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể ở xã trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, tham nhũng, góp phần vào sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ở Chương II Quy chế 1998 đã quy định 14 việc cần được thông báo thông báo để dân biết bằng các hình thức: văn bản, niêm yết công khai, hệ thống truyền thanh xã thôn, thông tin văn hóa, các cuộc tiếp tiếp xúc cử tri, các kỳ họp... Tại Điều 6 của Quy chế 1998 quy định 6 việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp bao gồm:

64

Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng; lập thu chi các loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật; xây dựng hương ước, quy uớc làng văn hóa nếp sống văn hóa; các công việc nội bộ cộng đồng dân cư; thành lập ban giám sát các công trình xây dựng do dân đóng góp; tổ chức bảo vệ sản xuất kinh doanh.

Tại Điều 9 của Quy chế 1998 quy định 8 việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã quyết định và 10 việc nhân dân giám sát kiểm tra (Điều 11). Xậy dựng cộng đồng dân cư thôn, làng, ấp, bản (từ Điều 13 đến Điều 17)…

Ngày 07/7/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2003/ NĐ- CP về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở thay thế cho Nghị định số 29/1998/NĐ-CP (gọi tắt là Quy chế 2003). Quy chế 2003 vẫn bao gồm 7 chương, 25 điều song về kỹ thuật lập quy đã có sự chỉnh sửa, bổ sung theo hướng cụ thể, rõ ràng hơn nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm cuả bộ máy chính quyền cấp cơ sở trong việc thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở. Cụ thể, Quy chế năm 2003 đã bổ sung thêm vào Điều 1

Quy chế thực hiện dân chủ ở xã nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nông dân và nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, tăng cường đoàn kết nông thôn, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể ở xã trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, tham nhũng, góp phần vào sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

So với quy chế năm 1998, Quy chế năm 2003 bổ sung thêm Điều 14

Hội nghị thôn, làng, ấp, bản được tổ chức sáu tháng một lần hoặc bất thường gồm toàn thể cử tri hoặc chủ hộ do trưởng thôn, làng, ấp, bản phối hợp với ban công tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể triệu tập và chủ trì nhằm:

65

1.Thảo luận và quyết định các công việc của nội bộ cộng đồng dân cư về sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, những vấn đề về văn hóa, xã hội, vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự an toàn xã hội phù hợp pháp luật Nhà nước.

2. Bàn biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, các quyết định của Uỷ ban nhân dân xã, nghĩa vụ công dân và nhiệm vụ cấp trên giao.

3. Thảo luận, góp ý kiến về báo cáo kết quả công tác và tự phê bình, kiểm điểm của trưởng thôn, làng, ấp, bản, của Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã.

4. Bầu, cho thôi chức trưởng thôn, làng, ấp, bản; xây dựng hương ước, quy ước; cử các ban, nhóm tự quản, ủy viên thanh tra nhân dân. Nghị quyết của

Một phần của tài liệu Pháp luật về trưng cầu dân ý kinh nghiệm thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)