Trưngcầu dân ýở Thụy Sỹ

Một phần của tài liệu Pháp luật về trưng cầu dân ý kinh nghiệm thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam (Trang 33)

Thụy Sỹđược coi là cha đẻ của các chế định trưng cầu dân ý, ở quốc gia này đã có trên 150 năm kinh nghiệm về trưng cầu dân ý. Vì vậy, ở đây hoạt động trưng cầu dân ý đi sâu vào thực tiễn, gắn liền với dân chủ trực tiếp.

Trưng cầu dân ý ở Thụy Sỹ được ghi nhận lần đầu tiên trong bản Hiến pháp năm 1848, quy định quyền của cử tri trong việc ban hành Hiến pháp. Đó là quy định chỉ khi nào người dân có ý kiến thì Hiến pháp mới được phê chuẩn hoặc sửa đổi. Tuy nhiên do quy định còn sơ sài, chưa cụ thể nên việc áp dụng có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến khó áp dụng. Từ cuối thế kỷ XIX cho đến năm 1950, Thụy Sỹ đã trở thành quốc gia nổi tiếng thế giới với các hoạt động trưng cầu dân ý. Hiến pháp 1949 được sửa đổi theo sáng kiến của nhân dân. Hiến pháp này ra đời có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế tình trạng ban hành bừa bãi các sắc luật áp dụng khẩn cấp bằng việc quy định trình tự, thủ tục chặt chẽ hơn. Năm 1956, người dân Thụy Sỹ đã liên tục được hỏi ý kiến về một số vấn đề khá quan trọng của đất nước như hoạt động của nhà máy thuỷ điện, về chi tiêu tài chính của chính phủ Thụy Sỹ…Cho tới nay, Thụy Sỹ đã tiến hành 532 cuộc trưng cầu dân ý trên tổng số 1140 chiếm gần 47% cuộc trưng cầu dân ý trên toàn thế giới, và được diễn ra chủ yếu trong vòng 30 năm trở lại đây. Qua nghiên cứu pháp luật Thụy Sỹ về trưng cầu dân ý có thể chỉ ra một số đặc điểm nổi bật sau:

28

Một là, Pháp luật của Thụy Sỹ, trưng cầu dân ý có hai hình thức là trưng cầu

dân ý bắt buộc và trưng cầu dân ý tuỳ nghi- luôn mang tính rằng buộc (Điều 142 và Điều 159 Hiến Pháp Thụy Sỹ). Trưng cầu dân ý bắt buộc ở Thụy Sỹ là trưng cầu dân ý được Hiến pháp quy định tại Điều 140 đối với các trường hợp sau:

- Sửa đổi toàn bộ hoặc một phần Hiến pháp Liên bang;

- Gia nhập các tổ chức vì lý do an ninh chung hoặc gia nhập các cộng đồng siêu quốc gia. (Ví dụ Liên hợp Quốc, EU);

- Khi áp dụng các đạo luật khẩn cấp của Liên bang mà không có cơ sở hiến định cần thiết và điều đó sẽ có hiệu lực dài hơn một năm.

Những việc sau đây phải được nhân dân biểu quyết:

- Sáng kiến của công dân nhằm sửa đổi toàn diện Hiến pháp Liên bang. - Sáng kiến của công dân nhằm sửa đổi một phần Hiến pháp Liên bang được giới thiệu như một đề xuất chung và đã bị từ chối tại Quốc hội Liên bang, và để đạt được một quyết định mà Hội đồng Liên bang (chính phủ),Hội đồng quốc gia và Hội đồng các bang (Quốc hội) đã không đồng ý về việc liệu có sửa toàn bộ bản Hiến pháp hay không.

Hiến pháp Thụy Sỹ muốn được sửa đổi, bổ sung thì bắt buộc phải đưa ra trưng cầu dân ý, không có bất kể một chủ thể nào có thể tự ý quyết định vấn đề trưng cầu dân ý về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp mà không thông qua trưng cầu dân ý. Người dân có quyền đưa ra sáng kiến trưng cầu dân ý về việc sửa đổi Hiến pháp khi họ thu thập được 100.000 chữ ký trong vòng 18 tháng, tuy nhiên sáng kiến này sẽ không được thông qua nếu Nghị viện không tán thành.

Trưng cầu dân ý tuỳ nghi ở Thụy Sỹ được quy định tại Điều 141 Hiến pháp bao gồm các vấn đề như:

- Luật Liên bang

- Luật khẩn cấp của Liên bang, với thời hạn áp dụng luật quá một năm - Nghị định Liên bang trùng phạm vi Hiến pháp hay luật pháp đã dự liệu

29

- Một số công ước quốc tế trong đó không giới hạn về thời gian và có thể không bị chấm dứt; mở đường cho việc ra nhập vào một tổ chức quốc tế hoặc có những điều khoản pháp lý quan trọng, hoặc việc thực hiện hiệp định yêu cầu phải có các quy định trong luật liên bang.

Theo đó, một đạo luật đã được Nghị viện thông qua vẫn có thể bị xem lại khi người dân thu thập được 50.000 chữ ký trong thời gian 100 ngày kể từ khi Quốc hội thông qua luật đó. Nếu có yêu cầu của tám bang trở lên về việc tổ chức trưng cầu dân ý đối với các văn bản luật, hiến pháp thì trưng cầu dân ý cũng phải được tổ chức (Điều 141) Ngoài ra, bằng việc thu thập chữ ký, nhân dân có thể đưa ra sáng kiến tổ chức trưng cầu dân ý về các vấn đề khác. Như vậy có nghĩa là, ngoài những vấn đề bắt buộc phải đưa ra trưng cầu dân ý như sửa đổi Hiến pháp thì ở Thụy Sỹ, mọi vấn đề đề đều có thể được đưa ra trưng cầu dân ý. Pháp luật Thụy Sỹ không quy định vấn đề nào đưa ra trưng cầu dân ý, vấn đề nào không được trưng cầu (trừ những vấn đề trái với pháp luật quốc tế).

30

Bảng2.1. Quy định về Trưng cầu dân ý bắt buộc và không bắt buộc trong các bang của Thụy Sỹ tính đến tháng 12/2004[30, tr.36]

Trƣng cầu dân ý Hiến pháp Trƣng cầu dân

ý pháp luật Trƣng cầu dân ý tài chính Trƣng cầu dân ý hành chính

Bang buộc Bắt buộc Bắt

Không bắt buộc Bắt buộc Không bắt buộc Bắt buộc Không bắt buộc Zurich . . . . Bern . . . . Lucerne . . . . Uri . . . . . Schwyz . . . . Obwalden . . . Nidwalden . . . . . Glarus . . . . Zug . . . Freiburg . . . . Solothurn . . . . . . . Basle (city) . . . . Basle(County) . . . . Schaffhausen . . . . . . . Appenzell Ausserrhoden . . . . Appenzell Innerrhoden . . . . Sankt Gallen . . . . Graubunden . . . . Aargau . . . . Thurgau . . . . Ticino . . . Vaud . . . Valais . . . Neuchâtel . . Geneva . . Jura . . .

31

Hai là, Pháp luật Thụy Sỹ quy định rất rõ ràng và cụ thể về vấn đề sáng

kiến trưng cầu dân ý, các sáng kiến trưng cầu dân ý phải được một uỷ ban gồm 7 đến 27 thành viên đưa ra- thành viên khởi xướng sáng kiến, họ sẽ chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với sáng kiến mà họ đưa ra. Sáng kiến trưng cầu dân ý gồm có hai chủ thể là nhân dân và Chính phủ. Về việc sửa đổi Hiến pháp, Hiến pháp Thụy Sỹ quy định cụ thể về yêu cầu và trình tự của các sáng kiến đối với trường hợp: sửa đổi tổng thể Hiến pháp và sửa đổi một phần của Hiến pháp.

- Đối với việc sửa đổi tổng thể Hiến pháp Liên bang, Điều 138 Hiến pháp Thụy Sỹ quy định:

1, 100.000 công dân có quyền bỏ phiếu (tương đương với khoảng 2% số cử tri) có thể đề xuất việc sửa đổi Hiến pháp Liên bang.

2, Đề xuất này được trình lên để nhân dân bỏ phiếu chấp thuận.

- Đối với việc việc sửa đổi một phần Hiến pháp Liên bang, Điều 139 Hiến pháp Thụy Sỹ quy đinh:

1, 100.000 công dân có quyền bỏ phiếu có thể đề suất việc sửa đổi một phần Hiến pháp Liên bang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2, Sáng kiến của dân chúng về việc sửa đổi một phần Hiến pháp Liên bang có thể dưới hình thức đề nghị chung hoặc hình thức dự thảo được trình bày chuẩn xác.

3, Nếu đề xuất không tuân thủ nguyên tắc thống nhất về mặt hình thức, nguyên tắc thống nhất về chủ đề hoặc các quy định bắt buộc của pháp luật quốc tế thì Nghị viện Liên bang sẽ tuyên bố sáng kiến đó là vô hiệu toàn bộ hay một phần.

4, Nếu Nghị viện Liên bang chấp thuận một sáng kiến dưới hình thức đề xuất chung thì Nghị viện Liên bang phải chuẩn bị nội dung sửa đổi một phần Hiến pháp theo sáng kiến đó và đưa vấn đề ra toàn dân và các bang bỏ phiếu. Nếu Nghị viện Liên bang bác bỏ sáng kiến đó, thì Nghị viện Liên bang phải đưa vấn đề đó ra để dân bỏ phiếu. Nhân dân sẽ quyết định việc có đi theo sáng kiến đó hay không. Nếu nhân dân chấp thuận sáng kiến đó thì, thì Nghị viện Liên bang phải chuẩn bị dự thảo phù hợp.

32

5, Một sáng kiến dưới hình thức dự thảo trình bày chuẩn xác được trình lên để nhân dân và các bang bỏ phiếu. Nghị viện Liên bang đưa ra khuyến nghị về việc chấp thuận hay bác bỏ sáng kiến đó. Nếu Nghị viện liên bang đưa ra khuyến nghị về việc bác bỏ sáng kiến thì Nghị viện Liên bang phải trình bày ra một bản phản dự thảo.

6, Nhân dân và các bang sẽ bỏ phiếu đồng thời về sáng kiến và về phần phản dự thảo đó. Các cử tri có thể chấp thuận cả hai dự thảo, trong trường hợp chấp thuận cả hai dự thảo, cử tri có thể nêu việc họ đưa dự thảo nào hơn. Trường hợp một dự thảo dành được đa số phiếu cử tri và dự thảo kia dành được đa số phiếu của các bang thì không kết quả bỏ phiếu nào được coi là có hiệu lực.

Việc kiểm tra độ tin cậy của chữ ký được tiến hành trên cơ sở dữ liệu thông tin về dữ liệu chữ ký của cử tri được lưu trữ ở cấp Liên bang. Nếu hợp lệ, văn phòng Thủ tướng Liên bang sẽ ra quyết định về việc trưng cầu dân ý. Trong quá trình xác minh tính hợp pháp của các chữ ký, người tổ chức thu thập chữ ký có thể thay mặt nhân dân rút lại sáng kiến trưng cầu dân ý.

Ba là, Những ngày bỏ phiếu quốc gia được ấn định theo các quy định của

Điều 10 Luật Liên bang về các quyền chính trị (FLP) ngày 17 tháng 12 năm 1976 và Điều 2a Nghị định về quyền chính trị (DPR) ngày 24 tháng 5 năm 1978. Bỏ phiếu trưng cầu dân ý Liên bang không được tổ chức trong thời gian diễn ra bầu cử Liên bang, tối thiểu là bốn tháng trước ngày bầu cử.Hiện nay, lịch trưng cầu dân ý cho 20 năm tới đã được xác định và công bố trên mạng Internet.Trong trường hợp có sự thay đổi thì Quốc hội ban hành luật quy định về vấn đề này.Điều nay cho thấy, ở Thụy Sỹ hoạt động trưng cầu dân ý được coi là hoạt động thường niên, tất yếu, là ngày hội của nhân dân.

Bốn là, về việc tổ chức trưng cầu dân ý: Việc biểu quyết trưng cầu dân ý

được tổ chức tại các điểm bỏ phiếu, một bang có thể có nhiều điểm bỏ phiếu để thuận tiện cho người dân tham gia bỏ phiếu. Ngoài ra người dân có quyền bỏ phiếu qua bưu điện, vào năm 2006 Thụy Sỹ đã chấp nhận hình thức bỏ phiếu

33

thông qua điện thoại di động và gần đây Thụy Sỹ đang xây dựng phần mềm bỏ phiếu qua Internet, mới đang trong giai đoạn thử nghiệm. Đó là những các tổ chức hết sức linh hoạt để tạo điều kiện để tất cả cử tri đang sinh sống trên và ngoài lãnh thổThụy Sỹ đều có thể tham gia bỏ phiếu mà không tốn quá nhiều công sức, thời gian, tiền bạc…

Hồ sơ phiếu bầu được gửi tới cử tri trước ngày bỏ phiếu tối thiểu là ba tuần và sớm nhất là bốn tuần (Điều 11 Luật Liên bang về các quyền chính trị). Hồ sơ gồm có: Thẻ cử tri; Bảng tóm tắt nội dung của vấn đề bỏ phiếu, các quy định của pháp luật có liên quan; Phiếu trưng cầu dân ý; Phiếu hỏi về những vấn đề thuộc nội dung trưng cầu dân ý có liên quan trực tiếp tới bang đó (trong trường hợp trưng cầu dân ý cấp Liên bang).

Năm là, Hoạt động kiểm phiếu tại Thụy Sỹ do các cử tri trực tiếp thực

hiện tại các điểm kiểm phiếu. Biên bản kiểm phiếu của các xã được gửi qua Fax đến Bang và từ đây được gửi về Văn phòng chính phủ Liên bang tập hợp. Nội dung hoạt động kiểm phiếu bao gồm:

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ phiếu trưng cầu dân ý (thẻ cử tri phải có chữ ký, phiếu trưng cầu dân ý phải được trả lời theo một trong hai phương án là “có” hay “không” và được đóng dấu đã bỏ phiếu.

- Kiểm tra sự phù hợp của số thẻ cử tri và số phiếu. - Thống kê các ý kiến đồng ý và không đồng ý. - Lập biên bản kết quả bỏ phiếu.

Sáu là, kết quả trưng cầu dân ý được tính theo quá nửa số cử tri tham gia

bỏ phiếu đồng ý hoặc quá nửa số bang (đối với trưng cầu dân ý cấp Liên bang). Không một cơ quan nhà nước hay một cá nhân nào có thể thay đổi được kết quả trưng cầu dân ý. Kết quả trưng cầu dân ý được bảo vệ và có cơ chế bảo vệ bằng Tòa hành chính của Liên bang, Tòa hành chính của các bang. Kết quả trưng cầu dân ý không bị phụ thuộc vào số lượng cử tri tham gia bỏ phiếu, Thụy Sỹ quan niệm rằng: trong bất kỳ tình huống nào cũng cần tôn trọng tiếng nói của một bộ phận tích cực chính trị trong số các cử tri. Ai không tham gia bỏ phiếu là tự mình tước bỏ đi quyền lợi chính trị của mình.

34

Một phần của tài liệu Pháp luật về trưng cầu dân ý kinh nghiệm thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam (Trang 33)