Trưngcầu dân ýở Nga

Một phần của tài liệu Pháp luật về trưng cầu dân ý kinh nghiệm thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam (Trang 43)

Trưng cầu dân ý là chế định tương đối mới ở Liên bang Nga, tuy nhiên nó lại thường xuyên được áp dụng trong đời sống chính trị của nước này. Trưng cầu dân ý đã trở thành hình thức pháp luật- hiến pháp thể chế hoá ý chí của nhân dân, các dân tộc trong vấn đề tự quyết dân tộc. Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 quy định tại Điều 135 “Hội nghị lập hiến quyết định không sửa đổi Hiến pháp

Liên bang Nga hoặc soạn thảo bản Hiến pháp mới của Liên bang Nga… Trong trường hợp phúc quyết toàn dân, Hiến pháp Liên bang Nga được thông qua khi có hơn một nửa tổng số cử tri tham gia bỏ phiếu tán thành, với điều kiện phải có hơn một nửa tổng số cử tri tham gia phúc quyết”.Ngày 10/10/1995 Tổng thống

đã ký lệnh ban hành Luật “Về trưng cầu dân ý của Liên bang Nga” trong đó quy định trưng cầu dân ý của Liên bang Nga là việc toàn dân biểu quyết về các dự luật, về các đạo luật đã có hiệu lực và các vấn đề khác có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước. Nghiên cứu pháp luật trưng cầu dân ý ở Nga có thể thấy những điểm nổi bật sau:

Một là, sáng kiến tiến hành trưng cầu dân ý ở Liên bang Nga được quy

định bởi Luật Liên bang, các Luật Hiến pháp Liên bang, các Luật của chủ thể Liên bang Nga. Mỗi công dân hoặc nhóm công dân của Liên bang Nga có quyền tham gia vào các cuộc trưng cầu ý dân và các Hiệp hội công (Là những hiệp hội có đăng ký với cơ quan tư pháp của Liên bang Nga không quá sáu tháng trước ngày sáng kiến về tổ chức trưng cầu ý dân được trình lên cơ quan hữu quan mà điều lệ của cơ quan đó quy định việc tham gia bầu cử) có thể tạo nên nhóm sáng kiến về tổ chức trưng cầu ý dân. Thủ tục và số lượng chữ ký ủng hộ sáng kiến về tổ chức trưng cầu ý dân được thu thập theo quy định của Luật Các chủ thể Liên bang Nga và Hiến chương của đơn vị hành chính thành phố. Trong đó, sáng kiến về tổ chức trưng cầu ý dân có thể được thực hiện theo hình thức cuộc họp của những người tham gia trưng cầu ý dân.

38

Ở Nga, việc kiểm tra về điều kiện của các sáng kiến trưng cầu ý dân được

bảo đảm thông qua hoạt động của Tòa án Hiến pháp theo trình tự sau:

1) Tài liệu về trưng cầu ý dân bao gồm các sáng kiến trưng cầu ý dân, chữ ký của các nhóm sáng kiến... được gửi tới Tổng thống sẽ được chuyển đến Tòa án Hiến pháp Liên bang Nga để xác định về tính hợp hiến;

2) Tòa án Hiến pháp Liên bang Nga kiểm tra việc tuân thủ những yêu cầu của Hiến pháp và gửi kết quả kiểm tra đó cho Tổng thống trong thời hạn một tháng và đồng thời công bố quyết định về tính hợp hiến của những tài liệu đó.

Hai là, quyền quyết định trưng cầu ý dân ở Nga được trao cho cả cơ quan đại biểu dân cử và cho cả Tổng thống với tên gọi là cơ quan quyền lực nhà nước Liên bang (bao gồm: Tổng thống Liên bang Nga, Đuma quốc gia Liên bang Nga, các cơ quan nhà nước liên bang khác được quy định trong Hiến pháp Liên bang Nga do công dân Liên bang Nga trực tiếp bầu ra theo Hiến pháp Liên bang Nga, luật Hiến pháp Liên bang, các Luật Liên bang). Ở Nga, việc trao quyền quyết định cho Tổng thống chứ không phải là Quốc hội trong một số trường hợp với lập luận rằng nếu quyền này trao cho Quốc hội thì trưng cầu ý dân sẽ bị biến thành công cụ không phải để giải quyết mâu thuẫn mà là công cụ của đấu tranh chính trị. Do đó, quyền trưng cầu ý dân ở những nước này không chỉ thuộc về cơ quan đại biểu dân cử mà còn thuộc về Tổng thống. Tổng thống ra quyết định việc trưng cầu ý dân sau khi nhận được quyết định thừa nhận tính hợp hiến của việc trưng cầu ý dân của Tòa án Hiến pháp.Quyết định trưng cầu ý dân được ban hành dưới hình thức sắc lệnh, trong đó ấn định ngày cụ thể trong thời hạn hai đến ba tháng kể từ ngày ra quyết định.

Ba là, pháp luật Nga ngoài quy định vấn đề bắt buộc đưa ra trưng cầu dân

ý như thông qua bản Hiến pháp mới thì còn quy định rõ những vấn đề không đưa ra trưng cầu dân ý, bao gồm: Sửa đổi quy chế các chủ thể của Liên bang Nga; rút ngắn hay gia hạn nhiệm kỳ của Tổng thống, của Hội đồng Liên bang, Đuma Quốc gia; bầu cử Tổng thống trước thời hạn; thông qua ngân sách Liên bang, sử

39

dụng hay sửa đổi các nghĩa vụ tài chính của Nhà nước; áp dụng hay sửa đổi các loại thuế hay nghĩa vụ đóng thuế; Thông qua các biện pháp khẩn cấp nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người dân; ân xá, đặc xá.

Bốn là, ở Nga thủ tục công bố trưng cầu ý dân trong phạm vi toàn quốc

được thực hiện trước ngày bỏ phiếu ít nhất là 60 ngày và không muộn hơn 45 ngày trước ngày bỏ phiếu đối với việc trưng cầu dân ý ở địa phương.

Năm là, Liên bang Nga quy định 3 cách: bỏ phiếu thông thường, bỏ phiếu

sớm và bỏ phiếu lại.

- Bỏ phiếu thông thường được thực hiện theo trình tự: cử tri được thông

báo trước về ngày, giờ, địa điểm bỏ phiếu. Sau khi xuất trình chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu, cử tri ký tên vào danh sách cử tri đi bầu và được phát phiếu trưng cầu ý dân. Cử tri được bố trí ngồi trong khu vực riêng, yên tĩnh để đánh dấu vào các ô theo cách đồng ý đánh dấu (x). Cử tri tự tay bỏ phiếu vào hòm phiếu.

- Bỏ phiếu đặc biệt(sớm) được thực hiện trong những trường hợp cử tri có

lý do chính đáng là đúng vào thời điểm bỏ phiếu phải đi công tác, đi điều trị bệnh... Thời gian bỏ phiếu sớm diễn ra trước khi tổ chức trưng cầu ý dân không quá ba ngày.Phiếu đó phải được để trong phong bì dán kín và có chữ ký niêm phong của chính cử tri đó cùng thành viên của ủy ban trưng cầu ý dân.Đến ngày tiến hành bỏ phiếu, phiếu đó được bỏ vào thùng dưới sự chứng kiến của các quan sát viên trên cơ sở bảo đảm niêm phong.

- Bỏ phiếu đặc biệt cũng quy định thủ tục bỏ phiếu ngoài khu vực bỏ

phiếu trưng cầu ý dân (đây được coi là trường hợp dùng hòm phiếu lưu động) trong các trường hợp có lý do về sức khỏe và các sự cố khác khiến cho cử tri đó không thể đến nơi bầu cử.

Ở những nước có nền dân chủ hoá sau này như các nước Đông Âu, các quốc gia vùng ban tích thì trưng cầu dân ý đã thể hiện vai trò quan trọng cho cuộc đấu tranh cam go cho tự do và dân chủ. Nhiều cuộc trưng cầu dân ý như vậy đã góp phần rất lớn vào việc thiết lập hoà bình trong khu vực và hoà hợp dân tộc.[32]

40

2.2. Trƣng cầu dân ý ở một số nƣớc Châu Á

Trưng cầu dân ý ở khu vực Châu Á còn khá mới mẻ và chỉ một số ít các quốc gia sử dụng chế định này như một công cụ để thực hiện nền dân chủ.Hiến pháp Philippines đã được phê chuẩn trong một cuộc trưng cầu dân ý; Tại Đài Loan, bên cạnh nhiều cuộc trưng cầu dân ý ở cấp địa phương, hai cuộc trưng cầu dân ý về các vấn đề quốc tế đã được chính phủ kêu gọi tổ chức, mỗi cuộc được tổ chức cùng ngày với ngày bầu cử tổng thống. Đó là cuộc trưng cầu dân ý liên quan đến tăng cường quốc phòng, và nối lại các cuộc thảo luận hoà bình với Bắc Kinh- không cuộc bỏ phiếu nào hợp lệ vì tỷ lệ tham gia chỉ đạt 45% cử tri đăng ký tham gia, không đáp ứng được tỉ lệ bỏ phiếu tối thiểu là 50%. Ở Hàn Quốc, pháp luật về trưng cầu dân ý được quy định tại Điều 129, 130 Hiến pháp 1987 “Các đề xuất sửa đổi Hiến pháp được Tổng thống đưa ra công chúng tối thiểu

trong 20 ngày. Các đề xuất sửa đổi Hiến pháp được đưa ra trưng cầu dân ý không muộn hơn 30 ngày sau khi được Quốc hội thông qua, và phải được chấp thuận bởi tối thiểu là một nửa số phiếu hợp lệ trong số cử tri đủ điều kiện bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội” và đã có sáu cuộc trưng cầu dân ý được tổ

chức ở quốc gia này. Bên cạnh đó một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Lào, Brunei, Campuchia… không có các quy định về trưng cầu dân ý trong hệ thống pháp luật nước mình. Dưới đây, tôi xin trình bày pháp luật về trưng cầu dân ý ở Nhật Bản- là nước được đánh giá cao trên thế giới về mức độ dân chủ và pháp luật về trưng cầu dân ý các nước trong khu vực Đông Nam Á- là những nước “láng giềng” với Việt Nam, qua đó có thể rút ra một số kinh nghiệm tốt có thể tham khảo đối với Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1. Trưng cầu dân ý ở Nhật Bản

Nhật Bản là một trong các nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, theo đó Thủ tướng là người nắm quyền cao nhất về các phương diện quản lý quốc gia và chịu sự giám sát của hai viện, Quốc hội cùng tòa Hiến pháp có thẩm quyền ngăn chặn các quyết định vi hiến của chính phủ. Nhật không áp dụng chế độ Tổng

41

thống được trực tiếp bầu ra như Hoa Kỳ, mà chọn chế độ nội các nghị viện kiểu Anh quốc.Theo hệ thống pháp luật thế giới hiện hành, Nhật Bản được xếp vào các nước có nền dân chủ hoàn thiện. Lần đầu tiên trưng cầu dân ý được tiến hành theo đề nghị của cử tri vào năm 1996 tại thành phố Maki, tỉnh Niigata về dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử. Đã có 88% cử tri tham gia bỏ phiếu trưng cầu dân ý và gần 60% số đó không đồng ý với dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại Niigata. Cũng trong năm 1996 dân chúng tại đảo Okinawa chiểu theo Luật Trưng cầu dân ý về yêu cầu cắt giảm căn cứ quân sự của Mỹ tại đây.

Trưng cầu dân ý ở Nhật Bản được quy định tại Điều 95 và Điều 96 Hiến Pháp Nhật Bản hiện hành. Điều 95 quy định:

Cho phép trưng cầu dân ý cho các khu tự trị về những vấn đề như là: - Trưng cầu dân ý về tách, hợp nhất các thôn, xóm, phố… quy định luật ở trong pham vi thành phố, thị xã…

- Trưng cầu dân ý về cách chức chủ tịnh các cấp hay đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, giải tán Hội đồng nhân dân các cấp thấp hơn Quốc Hội và Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Quy định này có thể thấy, ở Nhật Bản một cuộc trưng cầu dân ý là bắt buộc trong trường hợp khi muốn giải tán Hội đồng nhân dân các cấp (trừ Quốc hội), cách chức đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (trừ đại biểu Quốc hội). Pháp luật Nhật Bản không quy định về những vấn đề không được đưa ra trưng cầu dân ý.

Điều 96 Hiến pháp quy định: “Việc sửa đổi Hiến pháp phải do Quốc hội

đề xướng khi được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu của mỗi viện thông qua. Sau đó tu chính án phải được đa số nhân dân phê chuẩn trong một cuộc trưng cầu dân ý hay qua một cuộc tổng tuyển cử đặc biệt do Quốc hội ấn định”. Tuy nhiên quy

định này cho tới nay chưa được một lần áp dụng trên thực tế. Trưng cầu dân ý ở Nhật Bản được được áp dụng chủ yếu ở địa phương theo quy định của từng tỉnh. Các tỉnh tổ chức trưng cầu dân ý chủ yếu về vấn đề bảo vệ môi trường, xây dựng

42

tuyến đường sắt qua các tỉnh, xây dựng nhà máy điện hạt nhân hay xây cầu… Đây là những vấn đề không bắt buộc phải đưa ra trưng cầu dân ý, nó là những vấn đề mở được tổ chức khi nhà nước thấy cần thiết phải hỏi ý kiến nhân dân.

Sáng kiến trưng cầu dân ý ở Nhật Bản do những người có địa vị ở các địa phương đề nghị lên Quốc hội sau khi đã thu thập đầy đủ chữ ký của người dân được pháp luật quy định. Các sáng kiến này, sau khi được trình lên sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua và ra quyết định trưng cầu dân ý.

Hiệu lực pháp lý của một cuộc trưng cầu dân ý ở Nhật Bản có sự phân biệt rõ ràng giữa trưng cầu dân ý có hiệu lực bắt buộc và trưng cầu dân ý có tính chất tham khảo tuỳ theo tính chất của cuộc trưng cầu dân ý. Quy định này giống với một số nước ví dụ: ở Andorra, Úc và Tây Ban Nha, trưng cầu dân ý về một vấn đề quan trọng chỉ mang tính tham khảo nhưng trưng cầu dân ý về Hiến pháp thì có hiệu lực bắt buộc; ở Lithuania thì trưng cầu dân ý có hiệu lực bắt buộc nếu đó là các cuộc trưng cầu dân ý về các sáng kiến pháp luật do người dân đề xuất/khởi xướng và các trưng cầu dân ý về các quy định của Hiến pháp, còn các vấn đề khác thì chỉ là trưng cầu dân ý có tính chất tham khảo. Một cuộc trưng cầu dân ý có tính chất bắt buộc như về việc giải tán hay cách chức đại biểu hội đồng nhân dân thì kết quả của cuộc trưng cầu dân ý đây sẽ là quyết định cuối cùng có giá trị bắt buộc đối với cơ quan nhà nước; đối với các cuộc trưng cầu dân ý có tính chất tuỳ nghi như vấn đề về quyết định luật, quy định ở các khu tự trị thì về nguyên tắc kết quả cuộc trưng cầu dân ý không có giá trị bắt đối với các cơ quan nhà nước, người quyết định cuối cùng vẫn là chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp.

Khi có quyết định của Quốc hội cho phép tổ chức trưng cầu dân ý, tính từ ngày có quyết định trưng cầu dân ý trong khoảng từ 30 đến 60 ngày phải tiến hành tổ chức trưng cầu dân ý. Phiếu trưng cầu dân ý có hai ô tán thành và phản đối, người dân sẽ thể hiện ý trí của mình bằng cách tự tay tích vào một trong hai ô của lá phiếu sau đó tự mình bỏ bào thùng phiếu. Pháp luật Nhật Bản cũng quy

43

định độ tuổi công dân có đủ điều kiện để tham gia bỏ phiếu trưng cầu dân ý là 20 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực dân sự. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý được xác định căn cứ vào quyết định của đa số quá bán, sau khi có kết quả phải báo cáo ngay lên Quốc hội sau đó là lên Thủ tướng.

2.2.2. Trưng cầu dân ý ở các nước Đông Nam Á

Các nước ở khu vực Đông Nam Á có điều kiện địa lý, đặc điểm về nhân chủng học và tôn giáo tương đối khác nhau.Về mặt địa lý, Campuchia, Lào, Mianmar, Thái Lan và Việt Nam nằm ở bán đảo Đông Dương, các quốc gia còn lại tạo nên quần đảo Malaixia. Về mặt nhân chủng học, giống người sinh sống ở Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Myanma, Malaixia, Philippines, Brunei, Campuchia cũng có nguồn gốc khác nhau. Về tôn giáo, đây cũng là khu vực đa dạng nhất về tôn giáo trên thế giới. Nếu như ở các quốc gia như Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan đạo Phật chiếm ưu thế thì ở Malaixia, Brunei, Inđônêxia là đạo Hồi và ở Philippin là đạo Thiên chúa. Chính sự khác nhau này tạo nên sự đa dạng về văn hoá ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, từ đó tạo nên sự khác biệt về thể chế chính trị và pháp luật ở các quốc gia này.

Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đòi hỏi phải có quy trình, thủ tục chặt chẽ và đặt được tỷ lệ đồng thuận cao thể hiện sự tương ứng phù hợp với tính hiệu lực tối cao của Hiến pháp. Ở hầu hết các nước phương Tây, nơi mà chế định trưng cầu dân ý phát triển đều quy định việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải thông qua trưng cầu dân ý. Tuy nhiên, ở các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á không phải quốc gia nào cũng quy định bắt buộc phải có trưng cầu dân ý khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Trong số mười một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á chỉ có duy nhất Philippin yêu cầu phải có trưng cầu dân ý khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Các quốc gia còn lại hoặc không yêu cầu phải có trưng cầu dân

Một phần của tài liệu Pháp luật về trưng cầu dân ý kinh nghiệm thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam (Trang 43)