Xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 44)

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.2.4. xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng

các nội dung

- Mức độ công khai thủ tục hành chính; - Thời gian thực hiện các thủ tục;

- Thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ;

- Tác động ảnh hưởng của quá trình hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đến công tác quản lý đất đai và phát triển thị truờng bất động sản ở huyện Sông Lô

- Nguyên nhân làm hạn chế đến chất lượng hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

2.2.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đăng ký quyền sử dụng đất

- Về chính sách pháp luật; - Về tổ chức;

- Về nhân lực;

- Về cơ sở vật chất kỹ thuật;

- Về cơ chế hoạt động của Văn phòng.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra, khảo sát

* Phương pháp kế thừa tài liệu thứ cấp: Thu thập, xử lý số liệu có sẵn tại các cơ quan:

- Phòng Tài nguyên và Môi trường: Thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của toàn huyện nghiên cứu từ năm 2009 đến 2013.

- Các phòng có liên quan như phòng Công Thương, chi cục Thống kê (trước gọi là phòng Thống kê),... Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện, các phường nghiên cứu, số liệu thống kê về kinh tế xã hội từ năm 2010 đến 2013.

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm 2010 - 2013.

* Phương pháp điều tra đánh giá có sự tham gia của người dân: Khảo sát thực địa nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập được từ điều tra nội nghiệp; phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, điều tra phỏng vấn các hộ gia đình theo mẫu phiếu soạn sẵn (Công khai các thủ tục hành chính, thời gian thực hiện các giao dịch tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng, thái độ tiếp nhận hồ sơ của cán bộ, …). Số hộ điều tra là 90 phiếu, số phiếu sẽ được điều tra ngẫu nhiên đối với các đối tượng đến giao dịch tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Sông Lô và bộ phận “một cửa” của UBND huyện Sông Lô.

2.3.2. Phương pháp thống kê, so sánh

Đây là kết quả của quá trình thực hiện phương pháp điều tra xã hội học. số liệu thống kê được chia thành nhóm và hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từ đó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu, tổng hợp và trình bày kết quả

Trên cơ sở các số liệu điều tra đã có, xử lý số liệu bằng Excel, tổng hợp các vấn đề để từ đó đánh giá hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cảu Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Sông Lô là huyện mới được tách từ huyện Lập Thạch theo nghị định số 09/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch thành 2 huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô. Theo đó, huyện Sông Lô có diện tích là 150,32 km2

và vị trí địa lý như sau : phía Đông giáp huyện Lập Thạch, phía Tây giáp huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Lập Thạch và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.

Về tổ chức hành chính : Huyện Sông Lô có 17 đơn vị hành chính bao gồm 16 xã và 1 thị trấn, huyện lỵ đặt tại thị trấn Tam Sơn và Nhạo Sơn. Các thị trấn, xã gồm có: Bạch Lưu, Cao Phong, Đôn Nhân, Đồng Quế, Đồng Thịnh, Đức Bác, Hải Lựu, Lãng Công, Nhạo Sơn, Nhân Đạo, Như Thuỵ, Phương Khoan, Quang Yên, Tân Lập, Tứ Yên, Yên Thạch và thị trấn Tam Sơn.

Huyện Sông Lô là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 25 km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 80km và cách sân bay quốc tế nội bài khoảng 55km vì vậy trong tương lai huyện có nhiều cơ hội và khả năng thực hiện giao thương kinh tế với các khu vực lân cận, đặc biệt với thành phố Vĩnh Yên và với thủ đô Hà Nội.

3.1.1.2. Khí hậu thời tiết

Vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1.500mm đến 1.800mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, tháng 7 và tháng 8 nên thường gây ra hiện tượng úng lụt ở các vùng trũng vào mùa mưa

và gây ra hạn hán tại nhiều vùng đồi núi vào mùa khô. Nhiệt độ trung bình đo được ở đây khoảng 23,5o

C-250C và có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa mùa hạ và mùa đông, độ ẩm trung bình 84%, số giờ nắng trung bình trong năm là 1.400 giờ đến 1.700 giờ/năm.

Tóm lại, Sông Lô có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm mưa nhiều vào mùa hè, khô hanh lạnh về mùa đông, thích hợp với nhiều loại cây trồng tạo điều kiện phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng. Song cần có biện pháp phòng chống úng lụt, khô hạn kịp thời và xác định cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và mức sống của nhân dân.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Đặc điểm dân cư và xã hội

Tổng dân số toàn huyện tính đến 2009 là 88.626 người, trong đó dân số thành thị là 3.032 người, chiếm tỷ lệ 3,42% dân số toàn huyện. Mật độ phân bố dân số trung bình là 590 người/km2

, số người trong độ tuổi lao động là 46.998 người, chiếm gần 53% trong tổng dân số.

Công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình luôn được các cấp, các ngành quan tâm nên đạt hiệu quả khá. Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm 0,3%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2009 ước là 1,1% (KH đề ra dưới 0,83%). Dụ kiến đến năm 2010 chỉ tiêu này khó đạt mục tiêu đề ra.

Cơ cấu nam luôn thấp hơn nữ, trong năm 2009 nam chiếm 49,1%, nhưng độ chênh lệch này sẽ giảm dần qua các năm. Do đặc thù là một huyện miền núi nên tỷ lệ dân số nông nghiệp còn rất cao, chiếm 96,6%, cơ cấu dân đô thị chiếm 3,4% dân số toàn huyện (thấp nhất trong tỉnh Vĩnh Phúc) và chỉ từ năm 2008 mới bắt đầu có dân đô thị, như vậy tỷ lệ dân nông nghiệp cao hơn hẳn so với dân đô thị. Dự báo trong vòng 12 năm tới cùng với việc phát triển mạnh các khu công nghiệp của tỉnh, tốc độ đô thị hóa về dân số của huyện sẽ rất cao (ước thấp nhất là 2,7%/năm)

Lực lượng lao động chiếm gần 53% dân số, trong đó lao động nữ chiếm 52,2% và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm gần 3,2% trong lao động so với tổng lao động đang làm việc. Trong những năm qua, huyện đã chú trọng giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên tỷ trọng lao động không có việc làm thường xuyên vẫn cao khoảng 4,5%. Trong giai đoạn 2006 – 2010 bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho từ 2.500-3.000 lao động.

Chất lượng lao động trong các ngành phi nông nghiệp tăng dần lên do nhu cầu phát triển công nghiệp và các ngành dịch vụ- thương mại. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề (bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn) năm 2009 đạt 38%.

Như vậy, nguồn lao động của Sông Lô tuy khá dồi dào, lực lượng lao động trẻ, khoẻ, chịu khó, thông minh, nhanh nhạy tiếp thu cái mới nhưng lực lượng lao động qua đào tạo thấp nên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ lao động khi huyện phát triển các khu, cụm công nghiệp trong giai đoạn tới.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế

Giá trị gia tăng của huyện Sông Lô năm 2009 là 468.999 triệu đồng, tăng gấp 1,2 lần so với năm 2008, nâng mức thu nhập bình quân đầu người/năm lên 5,3 triệu đồng (năm 2010 ước thực hiện là 6,5 triệu đồng), nhưng rất thấp so với tỉnh (24,2 triệu đồng/năm).

Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng trung bình giai đoạn 2006-2010 đạt 12,6%. Trên thực tế đây là mức tăng trưởng khá cao, một phần xuất phát từ lý do giá trị gia tăng giá trị gia tăng hàng năm của huyện tương đối thấp nên mặc dù tốc độ tăng cao nhưng qui mô giá trị gia tăng đạt được vẫn còn rất thấp.

Nền kinh tế huyện chuyển dịch từng bước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực theo hướng: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; Thương mại - dịch vụ; Nông lâm - ngư nghiệp.

Tỷ trọng khu vực Nông nghiệp giảm qua các năm nhưng về cơ bản vấn đề an toàn lương thực của huyện được đảm bảo. Năm 2005 khu vực Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 60,5% trong tổng Giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế và ước đến năm 2010 giảm xuống còn 48,6%.

Tỷ trọng Khu vực phi nông nghiệp tăng lên qua các năm nhưng tốc độ chuyển dịch vẫn còn chậm trong cơ cấu nền kinh tế, năm 2005 chiếm 39,5% đến năm 2009 tăng lên là 44,4%. Sự phát triển này bước đầu đã hình thành một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển như công nghiệp chế biến, các lĩnh vực du lịch, dịch vụ vận tải.

Cơ cấu nội ngành Nông lâm - ngư nghiệp: ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn. Lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm vì vậy trong tương lai để thay đổi tỷ trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp cần phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản; trồng mới và bảo vệ rừng.

Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp: Chuyển dịch tích cực từng bước hiện đại hóa, phát huy lợi thế của từng ngành, từng sản phẩm, gắn sản xuất với thị trường, tạo ra cơ cấu sản xuất hợp lý, phù hợp với lợi thế của huyện và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Cơ cấu ngành thương mại - dịch vụ: Các ngành dịch vụ ngày càng phát triển chiếm ưu thế trong cơ cấu ngành kinh tế hiện nay. Hoạt động thương mại dịch vụ, du lịch phát triển đa dạng, thị trường hàng hóa trên địa bàn phong phú, trong đó phải kể đến một số ngành dịch vụ có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ - thương mại như dịch vụ khách sạn nhà hàng, dịch vụ giao thông vận tải, ..

3.1.3. Tình hình quản lý đất đai

3.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất

Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 150,32 km2

bao gồm hai nhóm chính là đất phù sa ven sông Lô và đất đồi núi. Tài nguyên đất của huyện được đánh giá như sau :

(1) Đất phù sa

- Đất phù sa màu nâu nhạt, trung tính ít chua, được sông Lô bồi đắp hàng năm. Đất trung tính, ít chua, có kết cấu viên dạng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, phù hợp với sản xuất cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cần chú ý mùa vụ gieo trồng để tránh ngập úng vào mùa mưa.

- Đất phù sa không được bồi có màu nâu nhạt, trung tính, ít chua, glây trung bình hoặc glây mạnh, địa hình thấp, thành phần cơ giới nặng, độ PH từ 6,6-7,5.

- Đất dốc tụ ven đồi không bạc màu được hình thành ở ven đồi núi thấp, tạo nên những cánh đồng nhỏ, hẹp dạng bậc thang.

- Đất phù sa xen giữa vùng đồi núi, dọc theo ven suối tạo thành những cánh đồng dài, nhỏ hẹp, độ PH cao, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước tốt, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.

(2) Đất đồi núi

- Đất Feralitic biến đổi do trồng lúa nước không bạc màu. - Đất Feralitic màu nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ.

- Đất Feralitic màu vàng hoặc đỏ phát triển trên phiến thạch sét. Đây là loại đất phù hợp với trồng rừng cho năng suất cao, ở những vùng đất dốc dưới 200 thích hợp cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp...

- Đất Feralitic vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển đá Macma chua có đặc điểm đất chua, tầng đất mặt mỏng, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.

- Đất Feralitic vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển đá sa thạch Quaczit cuội kết, dăm kết.

Đánh giá chung về mặt thổ nhưỡng:

- Nhóm đất Địa thành với nhiều loại đất và trên nhiều địa hình khác nhau, xen kẽ giữa vùng đồi núi thấp và những cánh đồng nhỏ hẹp rất hợp với việc phát triển rừng để bảo vệ môi trường sinh thái và trồng các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả có giá trị kinh tế như: mía nguyên liệu... Đây sẽ là thế mạnh của huyện khi phát triển các cây công nghiệp.

- Nhóm đất Thủy thành phân bố tương đối tập trung rất thuận lợi cho xây dựng các công trình hạ tầng dân dụng, các khu công nghiệp và trồng cây lương thực, cây rau quả có giá trị kinh tế cao.

3.1.3.2. Quản lý đất đai

a. Công tác cấp Giấy chứng nhận QSD§, đăng ký thế chấp QSDĐ và cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính.

* Công tác cấp GCNQSD đất.

Nhìn chung công tác cấp giấy CNQSDĐ lần đầu theo thẩm quyền trên địa bàn huyện đã cơ bản hoàn thành theo đúng tinh thần Nghị quyết số 30/2012 của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và của UBND tỉnh, cụ thể:

- Đất nông nghiệp: Đến nay, đã hoàn thành 98% chỉ tiêu kế hoạch với 19.578 giấy chứng nhận với tổng diện tích 5.609,2 ha.

- Đất ở: Đến nay trên địa bàn huyện đã cấp được 22.869 giấy đạt 97,06 % so với số lượng giấy chứng nhận cần cấp, với diện tích là 469,20 ha đạt 98,03% so với diện tích đất ở cần cấp giấy chứng nhận.

* Công tác Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất.

Công tác đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp được thực hiện nhanh, gọn, đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Trong năm 2013 (tính đến 30/11/2013) đã thực hiện được:

- Tổng các trường hợp đăng ký thế thấp bằng quyền sử dụng đất là 2.099 trường hợp. Các xã có số trường hợp đăng ký thế chấp lớn là xã Đức Bác, Cao Phong, Đồng Thịnh, Lãng Công, Đồng Quế.

* Công tác cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính.

Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tập trung thực hiện chỉnh lý kéo dài thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trên giấy chứng nhận QSDĐ của các hộ dân theo Nghị quyết số 49/2013/QH13 ngày 21/6/2013, vì thời hạn giao đất nông nghiệp ghi trên giấy chứng nhận của các hộ dân đến ngày 15/10/2013 đã hết hạn.

b. Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chuyển mục đích sử dụng đất.

* Công tác thu hồi đất.

Chỉ đạo thực hiện tốt công tác thu hồi đất, giao đất, công tác bồi thường GPMB trên địa bàn. Tham mưu UBND huyện thu hồi 16,11 ha đất để xây dựng các công trình, dự án. Tham mưu và trình UBND tỉnh phê duyệt cho phép được thu hồi đất lúa để thực hiện dự án tái định cư tại thị trấn Tam Sơn và các công trình xây dựng nông thôn mới đặc biệt là các công trình liên quan đến 3 xã điểm xây dựng nông thôn mới.

* Công tác giao đất, cho thuê đất.

Tham mưu UBND huyện giao đất ở và giao đất dịch vụ đối với 69 hộ gia đình, cá nhân, trong đó :

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)