Thực trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 48)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế

Giá trị gia tăng của huyện Sông Lô năm 2009 là 468.999 triệu đồng, tăng gấp 1,2 lần so với năm 2008, nâng mức thu nhập bình quân đầu người/năm lên 5,3 triệu đồng (năm 2010 ước thực hiện là 6,5 triệu đồng), nhưng rất thấp so với tỉnh (24,2 triệu đồng/năm).

Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng trung bình giai đoạn 2006-2010 đạt 12,6%. Trên thực tế đây là mức tăng trưởng khá cao, một phần xuất phát từ lý do giá trị gia tăng giá trị gia tăng hàng năm của huyện tương đối thấp nên mặc dù tốc độ tăng cao nhưng qui mô giá trị gia tăng đạt được vẫn còn rất thấp.

Nền kinh tế huyện chuyển dịch từng bước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực theo hướng: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; Thương mại - dịch vụ; Nông lâm - ngư nghiệp.

Tỷ trọng khu vực Nông nghiệp giảm qua các năm nhưng về cơ bản vấn đề an toàn lương thực của huyện được đảm bảo. Năm 2005 khu vực Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 60,5% trong tổng Giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế và ước đến năm 2010 giảm xuống còn 48,6%.

Tỷ trọng Khu vực phi nông nghiệp tăng lên qua các năm nhưng tốc độ chuyển dịch vẫn còn chậm trong cơ cấu nền kinh tế, năm 2005 chiếm 39,5% đến năm 2009 tăng lên là 44,4%. Sự phát triển này bước đầu đã hình thành một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển như công nghiệp chế biến, các lĩnh vực du lịch, dịch vụ vận tải.

Cơ cấu nội ngành Nông lâm - ngư nghiệp: ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn. Lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm vì vậy trong tương lai để thay đổi tỷ trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp cần phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản; trồng mới và bảo vệ rừng.

Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp: Chuyển dịch tích cực từng bước hiện đại hóa, phát huy lợi thế của từng ngành, từng sản phẩm, gắn sản xuất với thị trường, tạo ra cơ cấu sản xuất hợp lý, phù hợp với lợi thế của huyện và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Cơ cấu ngành thương mại - dịch vụ: Các ngành dịch vụ ngày càng phát triển chiếm ưu thế trong cơ cấu ngành kinh tế hiện nay. Hoạt động thương mại dịch vụ, du lịch phát triển đa dạng, thị trường hàng hóa trên địa bàn phong phú, trong đó phải kể đến một số ngành dịch vụ có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ - thương mại như dịch vụ khách sạn nhà hàng, dịch vụ giao thông vận tải, ..

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)