2. Mục tiêu nghiên cứu
3.3.4.2 Thái độ phục vụ của cán bộ Văn phòng đăng ký QSDĐ
Từ khi thành lập VPĐK đến nay tình trạng người sử dụng đất không làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận được thay bằng số lượng hồ sơ xin đăng ký quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận ngày càng tăng nhanh. Điều đó chứng tỏ cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai đang có xu hướng thành công cả về chất lượng lẫn hiệu quả phục vụ theo đúng nghĩa của tổ chức dịch vụ công. Do nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của cải cách thủ tục hành chính, huyện Sông Lô đã chỉ đạo tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, xem đây là khâu trọng tâm đối với nhu cầu của những người sử dụng đất và của những nhà đầu tư trong nước, nước ngoài phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Biểu trên cho thấy nhiều ý kiến đánh giá là tổ chức VPĐK đã và đang hoạt động có hiệu quả, đảm bảo tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký giao dịch tại VPĐK.
Bảng 3.12: Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
ĐVT: Người
STT Xã Số phiếu
điều tra
Đánh giá
Tận tình, chu đáo Bình thường Ý kiến khác
1 TT Tam Sơn 6 3 3 0 2 Đồng Quế 6 4 1 1 3 Tân Lập 4 1 3 0 4 Nhạo Sơn 7 5 2 0 5 Yên Thạch 6 3 2 1 6 Đồng Thịnh 5 3 1 1 7 Đức Bác 8 4 4 0 8 Quang Yên 4 1 2 1 9 Bạch Lưu 3 3 0 0 10 Hải Lựu 4 1 2 1 11 Lãng Công 5 1 4 0 12 Như Thuỵ 8 5 2 1 13 Tứ Yên 6 4 1 1 14 Phương Khoan 8 2 6 0 15 Đôn Nhân 4 1 3 0 16 Cao Phong 3 1 1 1 17 Nhân Đạo 3 0 3 0 Tổng 90 42 40 8
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2013)
Theo cơ chế: “một cửa”, vấn đề thái độ và năng lực của cán bộ nói chung là yếu tố quyết định hiệu quả trong công tác đăng ký quyền sử dụng đất, nó đặt ra như một yêu cầu tiên quyết đối với nhiệm vụ này, nhất là năng lực của bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải là người có năng
lực tổng hợp, nắm vững các chính sách pháp luật, nhạy bén và có trách nhiệm cao với các công việc được đảm nhận. Thái độ của cán bộ và mức độ hướng dẫn của cán bộ được người dân hết sức quan tâm, kết quả điều tra cho thấy có 42/90 người chiếm 46,67% ý kiến cho rằng, thái độ của cán bộ VPĐK khi tiếp và làm việc với người dân đến giao dịch là tận tình và chu đáo, có 40/90 người tương đương với 44,44% cho rằng thái độ phục vụ của cán bộ văn phòng đăng ký ở mức bình thường và có 8/90 người chiếm 8,89% có ý kiến khác về thái độ phục vụ của cán bộ văn phòng đăng ký.
Hiện trạng, do nhu cầu của công việc UBND huyện đã có sự quan tâm, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, viên chức tham gia các lớp học chuyên ngành, các lớp tập huấn nghiệp vụ nâng cao trình độ. Các cán bộ VPĐK của huyện đạt trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao.
Với trình độ hiện có, cán bộ quản lý cũng như cán bộ chuyên môn có nhận thức sâu và am hiểu pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được nâng cao từng bước. Vì vậy, biện pháp hướng dẫn, giải thích những yêu cầu có liên quan cho người dân đến giao dịch ngày càng có triển vọng, được người dân chấp thuận. Có 91,8 % ý kiến đánh giá là mức độ hướng dẫn của cán bộ là đầy đủ, có trách nhiệm cao; có 8,2% có ý kiến cho rằng mức độ hướng dẫn của cán bộ còn khó hiểu. Có 02 lý do làm người dân không hài lòng nhất là cơ quan nhà nước yêu cầu bổ sung hồ sơ nhiều lần và trả kết quả không đúng hẹn.
Từ những thực tế trên cho thấy. Để mô hình VPĐK hoạt động có hiệu quả trước hết phải giải quyết tốt vấn đề về thẩm quyền và trách nhiệm đã được phân cấp. Đồng thời, cán bộ và công chức nhà nước phải có trách nhiệm và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ theo hướng chuyên nghiệp và cải cách.