Tình hình chung của Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Sông Lô tỉnh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 54)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.2.1. Tình hình chung của Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Sông Lô tỉnh

3.2.1. Tình hình chung của Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Sông Lô trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, do Ủy ban nhân dân huyện Sông Lô có

quyết định thành lập số 1586/QĐ-UBND ngày 30/11/2009 theo đề nghị của Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Phòng Nội vụ; chịu sự chỉ đạo, quản lý của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sông Lô.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Sông Lô hoạt động theo loại hình sự nghiệp có thu, có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định hiện hành.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Sông Lô

Hiện nay Văn phòng ĐKQSDĐ huyện Sông Lô chỉ có 01 giám đốc và 06 chuyên viên, không có phó giám đốc văn phòng.

* Nhiệm vụ

- Giúp Phòng Tài nguyên và môi trường làm đầu mối thực hiện các thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện đối với hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư;

- Đăng ký sử dụng đất và chỉnh lý biến động về sử dụng đất theo quy định của pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư;

- Lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chính đối với tất cả các thửa đất thuộc phạm vi địa giới hành chính cấp huyện theo trích sao

UBND huyện

Phòng TN&MT Giám đốc VPĐK

hồ sơ địa chính gốc đã chỉnh lý do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh gửi tới; hướng dẫn và kiểm tra việc lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chính của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

- Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan có chức năng xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai đối với người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư;

- Lưu trữ, quản lý bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác hình thành trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện trích đo địa chính thửa đất; thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và cấp xã;

- Cung cấp bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và các thông tin khác về đất đai phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của cộng đồng;

- Thực hiện việc thu phí, lệ phí trong quản lý sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật; thực hiện các dịch vụ có thu về cung cấp thông tin đất đai, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính;

- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành về tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường;

- Quản lý viên chức, người lao động và tài chính, tài sản thuộc Văn phòng theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường giao.

3.2.2. Đánh giá cơ cấu của Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc

Bảng 3.1: Nguồn nhân lực của Văn phòng đăng ký QSDĐ

ĐVT: Người

Chỉ tiêu Trình độ

Sau Đại học Đại học Cao đẳng Khác

Số lượng 3 4 0 0

Cơ cấu (%) 42,85 57,15 0 0

(Nguồn: Văn phòng đăng ký QSDĐ, 2013)

Cán bộ văn phòng đăng ký QSDĐ có 7 cán bộ, 100% cán bộ có trình độ đại học, trong đó có 3/7 cán bộ có trình độ Thạc sĩ chiếm 42,85%.

Trong số 6 cán bộ chuyên môn có 01 cán bộ được cử trực tại bộ phận “một cửa”. Cán bộ này có nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, bàn giao việc tiếp nhận hồ sơ liên quan tới việc đăng ký quyền sử dụng đất cho cán bộ thẩm định của văn phòng đăng ký QSDĐ.

Từ số liệu trên cho thấy, cán bộ văn phòng ĐKQSDĐ có đủ năng lực để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

3.3. Đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc tỉnh Vĩnh Phúc

3.3.1. Đánh giá chức năng nhiệm vụ quản lý hồ sơ địa chính của Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Sông Lô phòng đăng ký QSDĐ huyện Sông Lô

Trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Phúc, công tác thành lập bản đồ địa chính giải thửa các thửa đất đã hoàn thành từ những năm 1982-1988 theo chỉ thị số 299 (Nên còn được gọi là bản đồ 299). Công tác thành lập bản đồ địa chính cơ bản hoàn thành trên địa bàn toàn tỉnh. Kết quả này đã giúp cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Sông Lô đạt kết quả cao.

Bản đồ được thành lập ở tỷ lệ 1/1.000 và 1/2.000, bản đồ được lưu tại văn phòng đăng ký QSDĐ Huyện Sông Lô 01 bản và UBND các xã 01 bản.

Hồ sơ địa chính: Đã được lập và theo dõi bằng các chương trình quản lý. Tuy nhiên, còn độc lập, chưa kết nối với hệ thống bản đồ địa chính. Do đó, đối với các dự án đo lập bản đồ địa chính mới thì phải xây dựng hồ sơ địa chính đồng bộ. Mặt khác có công tác kết nối, so sánh cập nhật với hệ thống dữ liệu cũ đã có, đảm bảo thông tin lịch sử thửa đất chính xác, rõ ràng.

Hiện nay Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Sông Lô đang quản lý 475 tờ bản đồ (gồm bản đồ của 17 xã thị trấn của huyện), 93 sổ mục kê và 102 quyển sổ địa chính

Với tình hình biến động đất đai hiện nay, việc quản lý hồ sơ địa chính chưa theo kịp những biến động hàng ngày của thửa đất. Vì vậy cần có những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hồ sơ địa chính.

Bảng 3.2: Tình hình lập và quản lý hồ sơ địa chính của Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

ĐVT: Quyển STT Sổ mục kê Số tờ bản đồ Sổ địa chính 1 TT Tam Sơn 4 27 6 2 Đồng Quế 5 28 5 3 Tân Lập 5 25 7 4 Nhạo Sơn 4 28 6 5 Yên Thạch 5 27 7 6 Đồng Thịnh 7 32 5 7 Đức Bác 6 30 8 8 Quang Yên 6 32 8 9 Bạch Lưu 5 28 6 10 Hải Lựu 7 31 7 11 Lãng Công 6 28 6 12 Như Thuỵ 7 27 5 13 Tứ Yên 6 28 5 14 Phương Khoan 4 25 6 15 Đôn Nhân 6 29 6 16 Cao Phong 5 27 5 17 Nhân Đạo 5 23 4 Tổng 93 475 102

3.3.2. Đánh giá chức năng nhiệm vụ chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính của Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Sông Lô

Việc chỉnh lý hồ sơ địa chính thường được thực hiện trong một số trường hợp sau như sau khi thu hồi đất phục vụ xây dựng các công trình, sau khi thực hiện việc chuyển nhượng, cho tặng hoặc thừa kế quyền sử dụng đất, đăng ký thế chấp và xoá thế chấp QSDĐ của người dân.

Hiện nay huyện Sông Lô đang tiến hành thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới, vì thế các công trình được xây dựng nhiều nhằm thực hiện các tiêu chí được đề ra. Năm 2011 chương trình xây dựng Nông thôn mới bắt đầu tiến hành xây dựng nên số lượng hộ bị thu hồi đất tăng cao nhưng không đồng đều ở các xã, chủ yếu các ở các xã làm điểm Nông thôn mới và thị trấn của huyện.

Bảng 3.3: Tình hình chỉnh lý biến động QSDĐ sau khi thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc

ĐVT: Bộ hồ sơ Tên xã 2010 2011 2012 2013 TT Tam Sơn 68 213 178 211 Đồng Quế 85 119 212 145 Tân Lập 31 85 278 124 Nhạo Sơn 65 54 199 178 Yên Thạch 187 72 74 Đồng Thịnh 15 81 54 36 Đức Bác 35 72 31 93 Quang Yên 71 102 67 Bạch Lưu 34 47 Hải Lựu 95 102 65 39 Lãng Công 46 43 78 Như Thuỵ 18 80 56 92 Tứ Yên 21 98 34 71 Phương Khoan 54 108 29 59 Đôn Nhân 17 75 34 61 Cao Phong 18 65 39 Nhân Đạo 93 45 Tổng 593 1614 1285 1459

(Nguồn: Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Sông Lô)

Năm 2010 huyện Sông Lô tiến hành chỉnh lý cho 593 hộ, đến năm 2011 tiến hành chỉnh lý cho 1.614 hộ, tương tự năm 2012 là 1.285 hộ và năm 2013 là 1.459 hộ

Việc chỉnh lý biến động sau khi thực hiện chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế QSDĐ được thực hiện trước khi cán bộ Văn phòng trả lại hồ sơ cho hộ nên việc chỉnh lý này luôn thực hiện kịp thời.

Bảng 3.4: Chỉnh lý biến động QSDĐ sau khi thực hiện chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân

huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc

ĐVT: Bộ hồ sơ Tên xã 2010 2011 2012 2013 TT Tam Sơn 45 89 123 102 Đồng Quế 12 38 56 98 Tân Lập 56 76 83 75 Nhạo Sơn 13 6 18 15 Yên Thạch 43 57 65 54 Đồng Thịnh 42 106 112 76 Đức Bác 30 35 45 42 Quang Yên 29 36 56 51 Bạch Lưu 12 8 16 12 Hải Lựu 8 10 21 21 Lãng Công 12 72 84 59 Như Thuỵ 34 18 66 61 Tứ Yên 17 35 45 40 Phương Khoan 8 9 19 21 Đôn Nhân 16 27 21 18 Cao Phong 12 24 54 42 Nhân Đạo 17 20 57 23 Tổng 406 666 941 810

Số lượng đính chính hồ sơ địa chính ở văn phòng đăng ký QSDĐ thông thường được đính chính tại sổ mục kê và giấy chứng nhận QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân phát sinh biến động.

Trong năm từ 2010-2013 Văn phòng đăng ký huyện Sông Lô đã thực hiện chỉnh lý do chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế QSDĐ số hồ sơ là 2.823 hồ sơ. Năm 2010 số lượng hồ sơ chỉnh lý là 406, năm 2011 số lượng chỉnh lý là 666, năm 2012 số lượng chỉnh lý là 941 và năm 2013 số lượng chỉnh lý là 810 hồ sơ.

Kinh tế càng phát triển người dân càng có tâm lý vay mượn, thế chấp để mở rộng quy mô sản xuất. Số lượng hồ sơ xin thế chấp bằng QSDĐ do văn phòng đăng ký QSDĐ tiếp nhận ngày càng tăng, có hiện tượng tăng đột biến vào năm 2013.

Bảng 3.5: Chỉnh lý biến động do đăng ký và xoá thế chấp QSDĐ của các hộ gia đình, cá nhân huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

ĐVT: Bộ hồ sơ Tên xã 2010 2011 2012 2013 TT Tam Sơn 12 18 63 93 Đồng Quế 16 20 67 89 Tân Lập 9 12 48 93 Nhạo Sơn 10 20 57 87 Yên Thạch 8 18 41 86 Đồng Thịnh 18 19 57 72 Đức Bác 21 28 42 89 Quang Yên 28 20 38 91 Bạch Lưu 28 25 54 79 Hải Lựu 19 28 59 89 Lãng Công 18 21 42 92 Như Thuỵ 25 30 46 74 Tứ Yên 21 18 37 83 Phương Khoan 19 29 53 87 Đôn Nhân 28 35 50 85 Cao Phong 32 42 69 74 Nhân Đạo 13 37 51 69 Tổng 325 420 874 1432

Việc năm 2013 số lượng chỉnh lý tăng một cách đột biến do một lượng hồ sơ lớn của người sử dụng đất sau khi trả nợ ngân hàng không thực hiện chỉnh lý luôn. Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác mới thực hiện chỉnh lý xoá thế chấp QSDĐ trên giấy chứng nhận của mình. Việc chỉnh lý biến động do đăng ký thế chấp và xoá thế chấp được thực hiện trên giấy chứng nhận QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân.

Bảng 3.6: Tình hình chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính của Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Sông Lô giai đoạn 2010 - 2013

ĐVT: Bộ hồ sơ 2010 2011 2012 2013 TT Tam Sơn 125 320 364 406 Đồng Quế 113 177 335 332 Tân Lập 96 173 409 292 Nhạo Sơn 88 80 274 280 Yên Thạch 51 262 178 214 Đồng Thịnh 75 206 223 184 Đức Bác 86 135 118 224 Quang Yên 128 158 94 209 Bạch Lưu 40 67 70 138 Hải Lựu 122 140 145 149 Lãng Công 30 139 169 229 Như Thuỵ 77 128 168 227 Tứ Yên 59 151 116 194 Phương Khoan 81 146 101 167 Đôn Nhân 61 137 105 164 Cao Phong 62 131 123 155 Nhân Đạo 30 150 108 137 Tổng 1324 2700 3100 3701

(Nguồn: Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Sông Lô)

Đánh giá về việc thực hiện chức năng nhiệm vụ chỉnh lý biến động tại hồ sơ địa chính của hộ của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Sông

Lô: Do nguồn nhân lực còn hạn chế nên việc chỉnh lý chưa được kịp thời nhất là việc chỉnh lý sau khi thu hồi đất. Hiện nay Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sông Lô chỉ đạo tăng cường công tác chỉnh lý biến động nhằm nắm vững tình hình biến động đất trên địa bàn để kịp thời điều chỉnh. Bên cạnh đó hạn chế của văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Sông Lô là chưa thực hiện chỉnh lý biến động đối với các trường hợp tự nguyện hiến đất cho xây dựng các công trình trên địa bàn huyện.

3.3.3. Đánh giá chức năng nhiệm vụ phục vụ người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Sông Lô các quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Sông Lô

Muốn phục vụ người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với thửa đất thì việc công khai các quyền và nghĩa vụ của họ là điều kiện tiên quyết để thực hiện. Hiện nay trong việc cải cách thủ tục hành chính luôn phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Việc thực hiện nguyên tắc này làm tăng chất lượng, hiệu quả giao dịch và làm tăng niềm tin của người dân khi đến thực hiện quyền sử dụng đất của mình.

Trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính đối với lĩnh vực đất đai thì khâu công khai các thủ tục một cách rõ ràng là một trong những điều kiện tối thiểu để thực hiện. Niêm yết công khai các thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa” cũng như tại văn phòng ĐKQSDĐ cho người đến làm các thủ tục liên quan quyền sử dụng đất được biết.

Do UBND huyện Sông Lô mới được xây dựng nên trước khi được chuyển đến trụ sở mới thì UBND huyện Sông Lô sử dụng trụ sở của UBND thị trấn Tam Sơn làm trụ sở. Tại đây, cơ sở vật chất chưa được đầy đủ nên chỉ ở bộ phận “một cửa” được niêm yết công khai các thủ tục hành chính nên một số người dân đến làm việc tại văn phòng ĐKQSDĐ sẽ không thấy có niêm yết các thủ tục hành chính.

Trong thực hiện chức năng nhiệm vụ phục vụ người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Sông Lô chủ yếu tập trung vào các quyền cho tặng, thừa kế, chuyển nhượng, thế chấp,

cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận QSDĐ và cấp giấy chứng nhận QSDĐ lần đầu.

3.3.3.1. Chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế QSDĐ

Nhu cầu của hộ về việc mua bán, chuyển nhượng khác nhau về thời điểm “sốt đất”, nhưng nhu cầu về việc chia tác đất đai cho con cháu ở riêng thì lúc nào cũng cao.

Bảng 3.7: Tình hình giải quyết hồ sơ chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế QSDĐ của Văn phòng đăng ký QSDĐ Sông Lô

ĐVT: Hồ sơ Số lƣợng hồ sơ Năm Số lƣợng hồ sơ tiếp nhận Số lƣợng hồ sơ giải quyết Số lƣợng hồ sơ còn lại 2010 510 463 47 2011 715 681 34 2012 1.035 981 54 2013 1.102 1.080 22 Tổng 3.362 3.205 157

(Nguồn: Văn phòng đăng ký QSDĐ Sông Lô)

Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng số lượng hồ sơ được tăng lên từng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)