Để đảm bảo hiệu quả hoạt động cho vay DNNVV thì đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó con người là nhân tố trung tâm, là yếu tố quyết định sự thành bại trong quản lý vốn, tài sản của NH. Chất lượng nhân sự ngày càng được đòi hỏi cao để có thể đáp ứng kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh và hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì hoạt động của NH cũng càng ngày càng tinh vi và phức tạp, vì vậy cán bộ NH có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn để lĩnh hội và ứng dụng khoa học tiên tiến. Hơn thế nữa, trong hoạt động tín dụng, cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp cận các yêu cầu vay vốn, đứng ra đại diện cho NH tiếp cận, tìm hiểu KH, do đó vai trò của họ rất lớn trong mọi quyết định cấp hay không cấp tín dụng của NH, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng.
nhiều biện pháp hữu hiệu hơn để nâng cao hơn nữa chất lượng bộ máy tín dụng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ phụ trách nghiệp vụ tín dụng. Cụ thể đó là các chiến lược, chính sách phát triển nguồn nhân lực và chăm lo đào tạo nâng cao chuyên môn. Trong đó có 2 vấn đề cần đặc biệt lưu tâm đó là nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng và chuyên môn hóa cán bộ cho từng quy trình
Vấn đề sắp xếp, chuyên môn hóa cán bộ cho từng quy trình công việc
Trong thực tế hiện nay để thực hiện một món vay thì cán bộ tín dụng là người thực hiện hầu hết các công đoạn. Họ phải tìm kiếm KH, làm công tác tiếp nhận hồ sơ, thẩm định KH, giải ngân, thu nợ, xử lý nợ…tất cả mọi công việc, vấn đề liên quan đến khoản vay. Với quy trình trên thì trách nhiệm của cán bộ tín dụng là quá lớn và họ sẽ không thực hiện cho vay mà không tránh được những khiếm khuyết. Vì vậy cần phải phân tích yêu cầu nhiệm vụ của từng công đoạn để có thể chuyên môn hóa công việc của cán bộ tín dụng theo hướng công việc chuyên môn hơn.