Biểu đồ 2.8: Chỉ tiêu dự phòng rủi ro cho vay DNNVV
Nguồn: Báo cáo dự phòng rủi ro tín dụng giai đoạn 2011-2013
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro của Chi nhánh giai đoạn 2011-2013 khá cao. Điều này có thể giải thích là do tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV của Chi nhánh luôn ở mức cao và liên tục tăng lên trong những năm qua. Ta thấy tỷ lệ DPRR 2 năm 2011,2012 tương đương nhau ở mức 2%. Năm 2011 tuy có mức nợ xấu cho vay DNNVV chỉ là 2,33% tuy nhiên trong cơ cấu nợ thì nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khi đó sang năm 2012, tỷ lệ này chỉ là 1,96% dư nợ cho vay DNNVV. Tỷ lệ DPRR năm 2012 giảm là do trong cơ cấu dư nợ, nợ nhóm 5 có ít mà chủ yếu tập trung và nhóm nợ nghi ngờ và tuy tốc độ giảm chưa cao nhưng điều này cũng chứng tỏ chất lượng các khoản vay của Chi nhánh đã được cải thiện dần trong năm 2012 và Chi nhánh đã có những động thái tích cực trong việc xử lý nợ quá hạn. Tuy nhiên, tỷ trọng DPRR cho vay DNNVV tăng mạnh vào năm 2013 chạm ngưỡng 5,15% theo đúng tình hình dư nợ cho vay
DNNVV khi mà nợ quá hạn tăng vọt tới 87.245 triệu đồng đạt mức 9,74%. Nguyên nhân một phần là bởi các khoản vay từ những năm trước có TSBĐ là bất động sản, quyền sử dụng đất mà trong khi giá trị của các TSBĐ bị giảm giá trị do sự đóng băng của thị trường nhà đất.
2.3.1.6. Tỷ lệ nợ xấu:
Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp nhất hoạt động cho vay của NH. Tỷ lệ nợ xấu trong dư nợ cho vay DNNVV cao hay thấp phụ thuộc vào tình hình cho vay, thu hồi nợ, cũng như các chính sách tín dụng của NH đối với nhóm KH này.
Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu các khoản vay của DNNVV
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Tổng dư nợ tín dụng 801.627 1.050.355 1.289.358
Dư nợ xấu 15.101 32.975 92.297
Tỷ lệ nợ xấu 1,88% 3,14% 7,16%
Tổng dư nợ cho vay DNNVV 646.413 759.014 896.178
Dư nợ xấu cho vay DNNVV 5.073 25.893 79.407
Tỷ lệ nợ xấu DNNVV 2,33% 3,41% 8,86%
Nguồn: Báo cáo tình hình nợ xấu giai đoạn 2011-2013
Trước tiên ta đi vào tình hình nợ xấu của cả Chi nhánh, nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Ninh trong 2 năm 2011 và 2012 là ở tỷ lệ chấp nhận được, mặc dù có sự tăng lên của khoản mục này từ 1,88% năm 2011 lên 3,14% trong năm 2012 nhưng tỷ lệ này vẫn nằm trong sự cho phép, tỷ lệ an toàn của nợ xấu mà NHNN công bố là từ 3-3,5%. Năm 2013 là một năm tài chính kinh tế khó khăn, điều này đã khiến cho tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh tăng lên một cách đột biến đạt 7,16% tăng gấp đôi so với năm 2012. Đây là mức nợ xấu cao và sẽ là khập khiễng nếu so sánh với mức 3,39% nợ xấu toàn hệ thống NH mà NHNN công bố, tuy nhiên nếu theo mức nợ xấu tối thiếu 10% mà hãng đánh giá tín dụng toàn cầu Fitch Ratings công bố thì mức nợ xấu DNNVV tại Chi nhánh phản ánh đúng tình hình thực tế khó khăn năm qua.
Biểu đồ 2.9 Tỷ lệ nợ xấu
Nguồn: Báo cáo tình hình nợ xấu giai đoạn 2011-2013
Do là khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của chi nhánh qua các năm nhưng trong giai đoạn 2011-2012, tỷ lệ nợ xấu trong cho vay DNNVV cao hơn và có cùng xu hướng biến động với tỷ lệ nợ xấu toàn Chi nhánh, năm 2011 tỷ lệ này chỉ chiếm 2,33% trong tổng số 646.413 triệu đồng dư nợ cho vay DNNVV, cao hơn 0.45% so với tỷ lệ nợ xấu chung. Bước sang năm 2012, tỷ lệ này có tăng lên nhưng cách biệt so với nợ xấu chung ko quá lớn chỉ là 0,27%, tỷ trọng của nó cũng chỉ chiếm 3,41% trong tổng dư nợ cho vay DNNVV. Nhưng năm 2013, tỷ lệ này lại tăng lên khá nhanh khi tăng 5,45% khiến cho tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNVV của chi nhánh lên đến 8,86%. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn cùng với đó là việc sử dụng nguồn vốn vay chưa hiệu quả của các DNNVV, khoản lợi nhuận mà các DN thu được không đủ để bù đắp cho chi phí (nợ gốc và lãi) để trả NH dẫn tới chỉ số nợ xấu tăng cao. Đây là con số đáng báo động đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Ninh, nó cho thấy hiệu quả trong việc kiểm tra, giám sát thu hồi nợ của Chi nhánh chưa cao, và để tìm hiểu rõ hơn tình hình nợ xấu cho vay DNNVV của Chi nhánh, ta cần quan tâm đến từng nhóm nợ trong nợ xấu, ta có bảng số liệu về tỷ trọng các nhóm nợ trong nợ xấu cho vay DNNNVV như sau:
Bảng 2.10: Tỷ trọng các nhóm nợ trong nợ xấu DNNVV
Nguồn: Báo cáo tình hình nợ xấu giai đoạn 2011-2013
Theo bảng số liệu , nợ dưới tiêu chuẩn có tính ổn định xấp xỉ 12-13% nợ xấu trong 3 năm. Đây là nhóm nợ có rủi ro thấp nhất trong các nhóm nợ thuộc nợ xấu. Nợ nghi ngờ chiếm tỷ trọng đáng kể trong nợ xấu. Tỷ lệ này tăng dần qua các năm lần lượt là 27,75%; 66,17% và 69,76%. Đây là khoản nợ có rủi ro cao trong nhóm nợ xấu của NH. Tỷ lệ này cao có xu hướng tăng mạnh trong 2 năm 2012-2013, điều
này không tốt đối với một NH do đây là nhóm nợ rất dễ đến nợ nhóm 5, nợ có khả năng mất vốn. Trong khi đó, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên nợ xấu có xu hướng giảm, cụ thể đã giảm từ 59,45% vào năm 2011 xuống còn 22,3% năm 2012 ( giảm 37,15%) và vào năm 2013 đã giảm xuống chỉ còn 16,73%. Điều đó cho thấy, NH đã và đang nỗ lực để làm tốt công tác quản lý vốn vay đối với DNNVV, đặc biệt là đối với nhóm nợ có khả năng mất vốn đã giảm đi đáng kể.
Ngoài ra, ta có thể nắm bắt hiệu quả hoạt động cho vay thông qua tỷ lệ nợ xấu theo thời hạn vay, ta có bảng số liệu phân tích sau :
Biêu đồ 2.10 : Nợ xấu DNNVV theo thời hạn vay
Nguồn: Nguồn: Báo cáo tình hình nợ xấu giai đoạn 2011-2013
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các khoản vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao hơn. Cụ thể, năm 2011, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn chiếm 83,29% và tỷ lệ nợ xấu đối với các khoản vay trung và dài hạn chỉ chiếm 16,71%. Năm 2012, dư nợ xấu ngắn hạn tăng 7.279 triệu nhưng tỷ lệ so với tổng dư nợ xấu lại giảm, chiếm 79,67% và với trung, dài hạn chiếm 20,33%. Năm 2013, tổng nợ xấu cho vay tăng mạnh 54.513 triệu đồng, trong đó với các khoản vay ngắn hạn tăng 41.565 triệu chiếm 77,32% tổng dư nợ xấu, cho vay trung dài hạn tăng 12.948 triệu chiếm 22,68%. Mặc dù giá trị dư nợ xấu DNNVV tăng nhanh trong 3 năm qua tuy nhiên nếu xét theo tỷ trọng trong tổng nguồn vốn cho vay DNNVV có thể thấy tỷ trọng nợ xấu các khoản cho vay ngắn hạn có xu hướng được cải thiện hơn so với năm 2011. Các khoản vay trung dài hạn lại có xu hướng tăng lên cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối dù Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát nợ xấu. Nguyên nhân là bởi vẫn còn tồn đọng những khoản vay trung và dài hạn khá lớn từ những năm trước, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản.
tỷ lệ nợ xấu DNNVV của chi nhánh tăng cao so với năm 2012. Một khi nợ xấu tăng cao sẽ khiến cho nguồn vốn của Chi nhánh không những bị chiếm dụng mà khả năng thu hồi nợ bị giảm một cách đáng kể, thậm chí nguy cơ chi nhánh bị mất vốn là rất cao. Dẫu biết rằng nợ xấu là khoản nợ không thể tránh khỏi trong quá trong hoạt động kinh doanh của NH và trong kinh doanh tín dụng. Nhưng nếu tỷ lệ nợ xấu quá cao ảnh hưởng rất nhiều tới tình hình hoạt động của NH và nếu không kịp thời xử lý các khoản nợ xấu này thì ngay lập tức Chi nhánh sẽ bị đầy vào diện bị kiểm soát, không được giải ngân, ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của Chi nhánh.
Ngoài ra, hậu quả của nó là NH có thể sẽ mất vốn, giảm uy tín của NH trên thị trường trong nước và quốc tế. Vì vậy trong thời gian tới, mục tiêu trước mắt của Chi nhánh phải tiếp túc đẩy mạnh công tác giải quyết nợ xấu và giảm thiểu nợ xấu phát sinh thêm.
CHƯƠNG III