Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bắc Ninh (Trang 48)

của cán bộ tín dụng.

Trong thực tế hiện nay cán bộ tín dụng là người thực hiện hầu hết tất cả các công đoạn từ khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, giải ngân rồi đến khi khoản vay được tất toán. Với quy trình như hiện nay thì trách nhiệm của cán bộ tín dụng là quá lớn và họ sẽ không thực hiện cho vay mà không tránh được khỏi những sai sót có thể xảy ra. Hơn nữa một dự án, một hợp đồng vay vốn liên quan đến rất nhiều lĩnh vực nên cán bộ tín dụng không phải lúc nào cũng am hiểu hết.

Chất lượng công tác thẩm định chưa cao, quy trình quản lý món vay còn hạn chế.

Đối tượng khách hàng mà chi nhánh hướng tới là rất rộng, tuy nhiêu đối tượng cho vay chủ yếu vẫn là KH truyền thống, là khách hàng đã từng có những giao dịch hay quan hệ tín dụng đối với NH cho nên đôi khi vì quá thân quen mà trong khâu thẩm định cho vay Chi nhánh đã bỏ qua nhiều bước, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của món vay.

Quá chú trọng vào vấn đề TSBĐ

Trong quá trình thẩm định tín dụng, NH còn quá chú trọng vào vấn đề TSBĐ. Tuy nhiên, mức độ an toàn của khoản vay không nằm ở vấn đề TSBĐ. Một món vay có TSBĐ không hẳn đã an toàn và ngược lại. TSBĐ cho thấy NH thu hồi được gì nếu rủi ro xảy đến với món vay. DNNVV có vốn kinh doanh thấp, nhỏ hơn 10 tỷ, do đó có thể nói TSBĐ của các DN này có giá trị không cao, đặc biệt là không đáng kể với những dự án trung dài hạn. Mặt khắc, nguồn trả nợ chủ yếu của DN là nguồn thu từ dự án, do đó quan trọng nhất là việc thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư chứ không nên quá đặt nặng vấn đề TSBĐ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bắc Ninh (Trang 48)