Các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động cho vay DNNVV của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bắc Ninh (Trang 52)

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Ninh

Năm 2010, NHNo&PTNT Việt Nam đó có văn bản hướng dẫn đẩy mạnh tăng cường cho vay DNNVV tới các chi nhánh. Nhưng trong thực tế, hoạt động tín dụng đối với đối tượng khách hàng này vẫn chưa tương xứng với khả năng của chi nhánh. Sau đây là một số giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Ninh.

3.3.1. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế cho vay đối với DNNVV

Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong cho vay là an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay không ít khách hàng phàn nàn về thủ tục vay vốn quá phức tạp, rườm rà, sử dụng nhiều thuật ngữ khó hiểu. Tuy nhiên điều đó vẫn không đảm bảo làm giảm rủi ro tín dụng cho ngân hàng mà lại hạn chế việc khách hàng đến với ngân hàng. Vì vậy, việc thường xuyên đổi mới, hoàn thiện cơ chế cho vay đối với DNNVV là rất cần thiết. Cụ thể:

Thứ nhất, chi nhánh cần đơn giản hóa thủ tục cho vay tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội kinh doanh. Muốn vậy, cán bộ tín dụng cần hướng dẫn cụ thể cho khách hàng những giấy tờ, thủ tục cần thiết để hoàn tất hồ

sơ vay vốn trong thời gian ngắn nhất nhưng phải đảm bảo đúng và đủ nguyên tắc tín dụng. Ngoài ra, cần giảm bớt những giấy tờ, công đoạn không cần thiết để rút ngắn thời gian xét duyệt vốn vay. Ví dụ, giữa bộ hồ sơ vay vốn trung, dài hạn với bộ hồ sơ vay vốn ngắn hạn có hai điểm trùng nhau là Báo cáo thực trạng tài chính của DN, báo cáo quyết toán của DN hai năm liền trước trong khi đó khách hàng vay vốn trung dài hạn của ngân hàng chủ yếu là khách hàng truyền thống và khách hàng lâu dài đã tham gia vay vốn ngắn hạn của ngân hàng. Do đó, khi doanh nghiệp chưa có đủ thì ngân hàng có thể đơn giản hai hồ sơ này dựa vào bộ hồ sơ vay vốn ngắn hạn vì trong nghiệp vụ vay vốn ngắn hạn, cán bộ tín dụng vẫn phải thường xuyên kiểm tra tình hình tài chính của DN.

Thứ hai, kỳ hạn vay phải được áp dụng linh hoạt hơn nữa, bám sát với chu kỳ sản xuất kinh doanh, và thời điểm có nguồn trả nợ của doanh nghiệp. Không nên áp đặt cứng nhắc các kỳ hạn vay 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng… cho tất cả các doanh nghiệp mà cần phải linh hoạt để vừa giúp mở rộng quy mô tín dụng cho ngân hàng vừa giúp khách hàng tiết kiệm chi phí.

Thứ ba, chi nhánh cần áp dụng mức lãi suất cho vay đối với các DNNVV một cách công bằng và linh hoạt hơn. Hiện nay, lãi suất mà chi nhánh áp dụng đối với DNNN vay vốn thường xuyên với số lượng lớn thấp hơn so với lãi suất cho vay đối với DNNVV. Để đảm bảo sự bình đẳng, thời gian tới chi nhánh cần áp dụng lãi suất khụng phõn bịờt thành phần kinh tế. Chi nhánh cũng không nên áp dụng một mức lãi suất đối với tất cả các khoản vay mà cần phải có sự linh hoạt giữa các đối tượng khách hàng, có thể giảm lãi suất cho vay đối với những khách hàng đã quen biết, có quan hệ tín dụng thường xuyên và làm ăn có hiệu quả để giữ khách hàng, biến họ thành khách hàng truyền thống của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bắc Ninh (Trang 52)