Nhanh chóng thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu của các DNNVV Tăng cường công tác quản lý dư nợ cho vay DNN

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bắc Ninh (Trang 53)

cường công tác quản lý dư nợ cho vay DNNVV

Như đã phân tích trong phần thực trạng hoạt động cho vay DNNVV, nợ quá hạn và nợ xấu đã và đang là một vấn đề nhức nhối, làm ‘’đau đầu’’ các lãnh đạo

của Chi nhánh. Nó là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất chất lượng các khoản vay và là dấu hiệu báo trước cho những thiệt hại mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Ninh có thể phải gánh chịu. Nâng cao chất lượng cho vay DNNVV đồng nghĩa với việc duy trì tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức hợp lý, cho phép trên tổng dư nợ cho vay DNNVV; với việc ngăn ngừa nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh và giải quyết dứt điểm nợ quá hạn, nợ xấu đang tồn tại. Việc giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ xấu của DNNVV là một quá trình vô cùng phức tạp, tuy nhiên đây là vấn đề cấp thiết mà chi nhánh phải quyết tâm xử lý.

Nhanh chóng thu hồi các khoản nợ quá hạn và nợ xấu trong ngắn hạn

Trong ngắn hạn, Chi nhánh cần tập trung mọi nguồn lực sẵn có cũng như sự trợ giúp từ Hội sở để nhanh chóng thành lập “ban xử lý nợ” với nguồn nhân lực có

kinh nghiệm trong việc xử lý các khoản nợ quá hạn và nợ xấu. Tập hợp và kiểm tra một cách có hệ thống những khoản cho vay nằm trong diện nợ quá hạn và nợ xấu để có hướng xử lý chuyên biệt. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của từng khoản nợ, xem xét mức độ của nó để chia ra các cấp xử lý. Thông thường nợ xấu và nợ quá hạn nếu phân tích trên khía cạnh nguyên nhân có thể chia thành nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi.

Nợ có khả năng thu hồi: Chi nhánh không nên dùng các biện pháp quá mạnh khiến DNNVV đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Sau khi xem xét kỹ nguyên nhân cũng như tình hình tài chính hiện tại của DN, nếu Chi nhánh nhận thấy tình hình sản xuất kinh doanh của DN còn triển vọng, có khả năng tạo ra nguồn thu trả nợ thì Chi nhánh có thể áp dụng nhiều hình thức giúp KH giảm bớt gánh nặng tài chính hàng tháng, hàng kỳ trả nợ như hình thức gia hạn nợ, giãn nợ hay cho KH vay thêm giúp đỡ họ khắc phục khó khăn này.

Nợ không có khả năng thu hồi: Sau khi đánh giá, phân tích xem xét một cách kỹ càng, Chi nhánh chắc chắn rằng tình hình tài chính của KH không còn khả năng hoàn trả nợ cho Chi nhánh. Khi đó Chi nhánh cần có những biện pháp thu hồi tài sản thế chấp để thu nợ. Đối với những khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi thì phát mại tài sản thế chấp là một biện pháp giúp Chi nhánh thu hồi được khoản

vốn tín dụng đã cấp. Bên cạnh đó theo quy định thì NHNN thường muốn các NH sử dụng khoản dự phòng rủi ro mất vốn của mình để bù đắp cho thiệt hại, sau đó mới dùng đến hình thức phát mại tài sản. Vì vậy, trước mắt Chi nhánh nên sử dụng tài sản thế chấp để cho thuê tài chính, hay dùng làm tài sản góp vốn liên doanh, góp vồn đầu tư vì như vậy khách hàng vẫn có thể giữ nguyên quyền sở hữu tài sản, đồng thời nó cũng giải quyết được những khó khăn về hệ thống pháp lý đã và đang còn nhiều bất cập.

Tăng cường công tác quản lý các khoản vay

Ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh: Trong khi toàn bộ Chi nhánh đang dốc hết mọi nguồn lực để giải quyết và thu hồi những khoản nợ quá hạn và nợ xấu thì Chi nhánh cũng cần kết hợp nhiều biện pháp khác để ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh. Với phương châm phòng chống từ xa, chi nhánh cần liên tục theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn của khách hàng, đánh giá mức độ rủi ro có thể xảy ra cho từng khoản nợ để sớm phát hiện những khoản mục nợ có khả năng cao chuyển thành nợ quá hạn, ngay lập tức có các biện pháp can thiệp hoặc giúp đỡ DN có thể trả nợ đúng hạn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bắc Ninh (Trang 53)