a. TSCĐ của công ty
sản xuất như : Máy xúc, máy ủi, máy nhào đất hai trục, ... Trong nền kinh tế thị trường, để có thể tồn tại và không ngừng phát triển, có khả năng cạnh tranh với các công ty khác thì công ty phải luôn chú trọng đến chất lượng của các sản phẩm gạch, giá cả và thời gian hoàn thành sản phẩm.
Công ty đã không ngừng đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ cho việc quản lí chung toàn công ty, tạo điều kiện tăng năng xuất lao động , từng bước giữ vững và phát huy uy tín của công ty trên thị trường trong nền kinh tế đầy năng động và thách thức.
b. Phân loại TSCĐ
TSCĐ của Công ty hình thành từ hai nguồn vốn chính là do Ngân sách của Nhà nước cấp và do Công ty từ đầu tư xây dựng và mua sắm. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, Công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện như sau:
* TSCĐ hữu hình: Là tài sản cố định có hình thái vật chất và được chia thành
các nhóm như sau:
- Nhà cửa, vật, kiến trúc gồm: Nhà làm việc, nhà xưởng sản xuất, nhà chứa ủ đất, nhà đặt máy phát điện, lò nung tuynel, kho nhiên liệu, nhà kính phơi gạch mộc, của hàng bán và giới thiệu sản phẩm,...
- Máy móc, thiết bị: Máy xúc, máy ủi, máy nhào đất hai trục, máy nhào lọc fi L350, máy cắt gạch tự động, máy nghiền than, máy dập ngói 5 mặt hệ EG5, máy đùn gạch hệ EG7 hút chân không...
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Xe ô tô tải loại KMAZ, xe TOYOTA 4 chỗ, máy biến thế và đường dây tải điện...
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: Bộ máy vi tính-máy in, Máy photocopy...
* TSCĐ vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một
lượng giá trị đã được đầu tư để đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho Doanh nghiệp (trên một năm) như: Quyền sử dụng đất,...
c. Đánh giá tài sản cố định tại công ty
Công ty cổ phần Vĩnh Hòa vận dụng và đánh giá TSCĐ tuân theo chuẩn mực 03 hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
Ngoài việc phân loại tài sản cố định thì kế toán phải xác định giá trị TSCĐ theo nguyên tắc nhất định.
Ta có thể thấy việc ghi sổ theo nguyên giá cho phép đánh giá đúng năng lực, trang thiết bị cơ sở vật chất, quy mô của Công ty, là cơ sở để tính khấu hao, theo dõi tình hình thu hồi vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Kế toán phải triệt để, tôn trọng ghi theo nguyên giá của từng đối tượng. Tài sản cố định ghi trên sổ chỉ được xác định khi tăng tài sản và không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại ở Công ty.
Tài sản cố định được đánh giá theo nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại. Tại công ty cổ phần Vĩnh Hòa, TSCĐ được hình thành chủ yếu do mua sắm, nên nguyên giá TSCĐ được xác định như sau:
Tài sản cố định mua sắm (gồm cả mua mới và cũ) = Giá trị thực tế theo hóa đơn + Các khoản chi phí lắp đặt chạy thử - Chi phí giảm giá chiết khấu
(nếu có)
Ví dụ: Ngày 01/12/2014 công ty mua một máy nhào lọc fi L350 của Công ty Điện máy Thanh Sơn có trụ sở tại số nhà 195 Phường Trường Thi - Thành phố Thanh Hoá. Công ty đã chuyển khoản thanh toán toàn bộ. Nguyên giá của máy nhào lọc fi L350 được xác định như sau:
STT Tổng hợp chi phí Ngày tháng Thành tiền
1 Giá mua trên hóa đơn 01/12/2014 66.000.000
2 Chi phí vận chuyển 01/12/2014 650.000
3 Chi phí lắp đặt, chạy thử, bàn giao 01/12/2014 100.000
Tổng nguyên giá Tài sản cố định 66.750.000