a. Một số quy định chung về trích và tính khấu hao TSCĐ
Theo Phần C “Các quyết định về trích khấu hao” - Thông tư 203 ngày 20 tháng 10 năm 2009 có một số qui định về việc tính và trích khấu hao TSCĐ.
Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:
Tất cả TSCĐ hiện có của công ty đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:
- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất.
- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của công ty (trừ TSCĐ thuê tài chính).
- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của công ty. - TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất.
b. Phương pháp khấu hao tài sản cố định
Theo chế độ tài chính hiện hành, các công ty có thể tính khấu hao theo 3 phương pháp là: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.
TK 214
TK 241
Tính vào chi phí nếu tài sản dùng cho hoạt động sản xuất
kinh doanh
TK 627, 641,642…
Định kỳ tính, trích khấu hao
TSCĐ thuê tài chính
Vốn hóa vào gía trị tài sản dở dang nếu tài sản dùng vào hoạt động đầu tư xây dựng.
GVHD: Đỗ Thị Hạnh Phương pháp khấu hao đường thẳng
Là phương pháp khấu hao mà tỷ lệ khấu hao và số khấu hao hàng năm không thay đồi theo suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản
Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây:
Mức khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm
Trong đó:
1 + Tỷ lệ khấu hao năm =
Số năm sử dụng + Mức khấu hao trung bình
hàng năm của TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐThời gian sử dụng Thời gian sử dụng + Số khấu hao trung bình hàng
tháng của
TSCĐ =
Số khấu hao phải trích cả năm 12 Số khấu hao phải trích trong tháng = Số khấu hao đã trích tháng trước
+ Số khấu hao của những TSCĐ tăng trong tháng
- TSCĐ giảm trongSố khấu hao của tháng
Phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh
- Là phương pháp khấu hao mà mức khấu hao hằng năm giảm dần theo thứ tự những năm sủ dụng
- Được áp dụng đối với các công ty thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh và TSCĐ phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Là tài sản đầu tư mới (chưa qua sử dụng)
+ Là các loại máy móc, thiết bị: Dụng cụ đo lường, thí nghiệm
Theo phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh thì mức khấu hao hàng năm của TSCĐ được xác định theo công thức sau:
Mức khấu hao năm = Giá trị còn lại củaTSCĐ X Tỷ lệ khấu hao nhanh
Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức:
Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao theo PPđường thẳng X Hệ số điều chỉnh
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây:
Thời gian sử dụng của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm ( từ ≤ 4 năm) 1,5
Trên 4 năm đến 6 năm( 4 năm < t ≤ 6 năm) 2,0
Trên 6 năm ( t > 6 năm ) 2,5
Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.
Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
Phương pháp khấu hao theo sản lượng
Là phương pháp khấu hao mà mức khấu hao hàng tháng, hàng năm thay đổi phụ thuộc vào lượng sản phẩm, dịch vụ thực tế mà TSCĐ đã tạo ra.
Tài sản cố định trong công ty được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:
+ Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định, công ty xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.
+ Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, công ty xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.
- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:
GVHD: Đỗ Thị Hạnh trong tháng của tài sản
cố định sản xuất trongtháng quân tính cho một đơn vịsản phẩm
Trong đó:
Mức khấu hao bình quân tính cho
một đơn vị sản phẩm =
Nguyên giá TSCĐ
Sản lượng theo công suất thiết kế
- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:
Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định
= Số lượng sản phẩm
sản xuất trong năm X
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, công ty phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.
c. Hạch toán kế toán khấu hao tài sản cố định
Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm khấu hao, kế toán sử dụng “TK 214- Hao mòn TSCĐ”.
TK 214 “Hao mòn TSCĐ” tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ và bất động sản đầu tư hiện có của công ty (trừ TSCĐ thuê ngắn hạn).
+ Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị hao mòn TSCĐ và BĐSĐT (nhượng bán và thanh lý…).
+ Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ tăng giá trị hao mòn của TSCĐ và BĐSĐT (do trích khấu hao, đánh giá tăng…).
+ Số dư bên Có: Giá trị hao mòn hiện có của TSCĐ. Tài khoản 214 chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2: Tài khoản 2141: “Hao mòn TSCĐ hữu hình”
Tài khoản 2142: “Hao mòn TSCĐ đi thuê tài chính” Tài khoản 2143: “Hao mòn TSCĐ vô hình”
Sơ đồ 1.6: Quy trình hạch toán khấu hao TSCĐ