Ghi chú:
Chứng từ gốc
Sổ nhật kí đặc
biệt Sổ nhật kíchung Thẻ sổ kế toánchi tiết
Sổ cái TK 211, 213, 214 ..
Bảng CĐ số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Quan hệ đối chiếu:
Sơ đồ 1.9. Sơ đồ quy trình ghi sổ nhật kí chung 1.2.9.2. Quy trình ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Đối chiếu Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Ghi cuối quý
Sơ đồ 1.10: Sơ đồ quy trình ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Thẻ sổ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái TK 211, 213, 214… Bảng cân đối số phát sinh
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
1.2.9.3. Quy trình ghi sổ theo hình thức nhật ký - chứng từ
Sơ đồ 1.11: Sơ đồ quy trình ghi sổ nhật kí – chứng từ 1.2.9.4. Quy trình ghi sổ theo hình thức nhật ký – sổ cái
Sơ đồ 1.12: Sơ đồ quy trình ghi sổ nhật ký sổ cái
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê Nhật ký chứng từ Thẻ sổ kế toán chi tiết
Sổ cái TK 211,213,214
…
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Thẻ sổ kế toán chi tiết Nhật kí – sổ cái TK 211,213,214…
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
1.2.9.5. .Quy trình ghi sổ kế toán trên máy vi tính
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày:
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 1.13: Sơ đồ quy trình trên máy vi tính
Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ kế toán Sổ tổng hợp Sổ chi tiết
Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán quản trị
Phần mềm kế toán
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HÒA
2.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÍNH HOÀ 2.1.1.Thành lập
a. Tên công ty
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Vĩnh Hòa - Tên giao dịch: VIHOACERA
- Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Công, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá
- Số điện thoại: 037 3 522 700 - Số Fax: 037 3 521 810 - Mã số thuế: 2800222083 - Tài khoản tiền gửi tại:
+ Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Thanh Hóa, số tài khoản: 501100000004933
+ Ngân hàng Nông Nghiệp Vĩnh Lộc, số tài khoản: 3508000320
b. Vốn điều lệ
- Hiện nay công ty có mức vốn điều lệ là 7.160.900.000 VNĐ được chia làm 71.609 cổ phần (tương đương với 100.000 VNĐ / 1 cổ phần)
c. Quyết định thành lập
- Công ty Cổ phần Vĩnh Hòa được thành lập từ tiền thân là Xí nghiệp gạch ngói Vĩnh Hòa theo quyết định số 516 / QĐ-CT ngày 01 tháng 03 năm 2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, trực thuộc sự quản lý của UBND tỉnh Thanh Hóa.
- Công ty chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 2004
d. Ngành nghề sản xuất kinh doanh
Công ty Cổ phần Vĩnh Hòa chủ yếu sản xuất kinh doanh các loại vật liệu xây dựng bao gồm các loại: gạch, ngói, gốm xây dựng với nhiều chủng loại và chất lượng
- Gạch lát nền
- Ngói máy 22 viên/ 1 m2…
e. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Năm 1967, thành lập công trường khai thác cát, sỏi xây dựng trực thuộc công ty kiến trúc Thanh Hóa sản xuất chủ yếu bằng thủ công với số lượng chủ yếu là 80 người.
- Năm 1969, thành lập xí nghiệp xây dựng Vĩnh Hòa, thuộc công ty xây dựng Thanh Hóa, sản xuất gạch bằng máy đùn ép EG2 và sản xuất ngói bằng máy dập ngói thủ công, nung đốt bằng lò thủ công với tổng số cán bộ công nhân viên là 90 người.
- Năm 2001, thành lập công ty Vĩnh Hòa, thuộc sở xây dựng Thanh Hóa.
- Năm 2004, thành lập công ty Cổ phần Vĩnh Hòa, trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa quản lý. Sản xuất gạch bằng máy đùn ép chân không hệ EG7, sản xuất ngói bằng máy dập ngói 5 mặt hệ EG5 hút chân không và nung đốt bằng hệ thống lò tuynel hiện đại công xuất lớn.
- Ban đầu thành lập, công ty đã gặp phải không ít khó khăn. Nhưng với đường lối và chiến lược kinh doanh đúng đắn cùng với sự đoàn kết nhất trí và quyết tâm cao của tập thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong công ty, chỉ sau 04 năm thành lập, tính đến cuối năm 2007, Công ty đã phát triển vững mạnh, hoà nhập tốt vào nền kinh tế thị trường, vươn lên là một trong những DN dẫn đầu của nghành sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh Thanh Hóa. Các sản phẩm của công ty đa dạng về mẫu mã, đảm bảo về chất lượng nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và đã có mặt tại khắp mọi nơi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Điểm nổi bật nhất trong "bảng thành tích" của công ty chính là tốc độ tăng trưởng hàng năm là 30% / năm; giá trị tài sản của DN khoảng 12 tỷ đồng, tăng 05 lần so với năm 1999; giá trị sản xuất công nghiệp sau khi cổ phần hóa năm 2005 đạt 6 tỷ đồng… đảm bảo trang trải các chi phí kinh doanh cơ bản và lãi tiền vay, đồng thời đảm bảo điều kiện làm việc và lợi ích tốt nhất cho người lao động.
- Tỷ lệ thuận với sự phát triển của sản xuất kinh doanh, số lao động của công ty cũng không ngừng tăng lên qua các năm cả về số lượng và trình độ.
1, Tình hình lao động của công ty tại thời điểm cổ phần hóa ( Tháng 5 năm 2006)
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
Bảng 2.1.Tình hình lao động của công ty tại thời điểm tháng 5 năm 2006
TT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1 Phân theo trình độ lao động
- Trên Đại Học và đại học 5 2,46%
- Cao đẳng và trung cấp 18 8,87%
- Sơ cấp và công nhân kỷ thuật 86 42,36%
- Lao động phổ thông 94 46,31%
- Cộng 203 100%
2 Phân theo đối tượng lao động
- Lao động trực tiếp 180 88,67%
- Lao đông gián tiếp và quản lý 23 11,33%
- Cộng 203 100%
2, Tình hình lao động của công ty tại thời điểm 31/12/2014
Bảng 2.2.Tình hình lao động của công ty tại thời điểm 31/12/2014
TT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1 Phân theo trình độ lao động
- Trên đại học và đại học 6 3,57%
- Cao đẳng và trung cấp 17 10,12%
- Sơ cấp và công nhân kỷ thuật 81 48,24%
- Lao động phổ thông 64 38,10%
- Cộng 168 100%
2 Phân theo đối tượng lao động
- Lao động trực tiếp 145 86,31%
- Lao đông gián tiếp và quản lý 23 13,69%
f . Mục tiêu , nhiệm vụ, và định hướng phát triển của công ty
* Mục tiêu
- Phấn đấu duy trì tốc độ phát triển 30% / năm, "tiến nhanh vững chắc".
- Đưa xí nghiệp đá hoa Vĩnh Minh đi vào hoạt động với công suất 30.000 m2/năm, đáp ứng nhu cầu sản xuất với phương châm "đa nghành, đa nghề".
- Tiếp tục hoàn thành nhà máy gốm cao cấp và mở rộng kinh doanh thêm hai nghành nghề mới là xuất khẩu lao động và xây dựng dân dụng.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Không ngừng tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật.
- Tiến hành sản xuất kinh doanh theo đúng các quy định của Pháp luật, thực hiện các nhiệm vụ khác do Nhà nước giao.
* Nhiệm vụ
- Công ty có nghĩa vụ nhận, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn được Nhà nước giao cũng như các nguồn vốn khác để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác để thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh.
- Đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên, quyền lợi của người lao động trong công ty.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài sản khác đối với Nhà nước và đối với các đối tượng khác có liên quan.
- Đảm bảo chất lượng hàng hóa sản xuất.
* Định hướng phát triển
- Tính toán cụ thể, đầu tư xây dựng như thế nào để đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện phương châm "đa nghành - đa nghề", mở rộng sản xuất kinh doanh ra những mặt hàng mới. Đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng cũng như mẫu mã các mặt hàng cũ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.
- Không ngừng tìm kiếm mở rộng thị trường, nhưng vẫn chú ý củng cố vững chắc những thị trường đã có, nâng cao năng lực cạnh tranh.
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
- Giữ vững và ngày một nâng cao tốc độ phát triển của công ty, tạo niềm tin với không những các cổ đông của công ty mà còn của các đối tác khác nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư.
- Tích cực hơn nữa trong việc tham gia vào các hoạt động xã hội, các công việc từ thiện.
- Ngày càng củng cố vững chắc tinh thần đoàn kết, đồng thuận, đồng lòng của toàn thể các cán bộ, công nhân viên chức trong công ty, để cùng đưa công ty "tiến nhanh - vững chắc".
2.1.2. Tình hình tổ chức của công ty
Xuất phát từ quy mô và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Vĩnh Hòa được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, thi hành chế độ thủ trưởng ở tất cả các khâu. Mọi cán bộ công nhân viên và các phòng chức năng đều chấp hành mệnh lệnh chỉ thị của Giám độc. Các phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành các hoạt động của công ty trên các lĩnh vực được phân công, các phòng chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc hướng dẫn các bộ phận thực hiên quyết định của Giám đốc theo đúng chức năng của mình.
a. Cơ cấu chung :
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần Vĩnh Hòa
* Nhiệm vụ - chức năng của các phòng ban:
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất tại Công ty. Đại
hội đồng cổ đông được tổ chức họp thường niên mỗi năm một lần.
- Hội đồng quản trị: Bao gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên, là
cơ quan có quyền lực cao thứ 2 sau Đại hội đồng cổ đông, có nhiệm vụ quyết định mọi chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty, thực hiện các mục tiêu lớn do Đại hội đồng cổ đông đề ra, giám sát và điều hành các hoạt động của Ban giám đốc.
Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc Phó Giám đốc sản xuất Phó giám đốc thiết bị Phòng kế hoạch sản xuất Phòng kỹ thuật.KCS Phân xưởng cơ điện Phân xưởng sản xuất Phó giám đốc kinh doanh Phòng tài vụ-kế toán Phòng Kinh doanh Phòng tổ chức lao động Phòng hành chính tổng hợp
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
- Ban kiểm soát: Do Hội đồng quản trị cử ra nhằm kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt
động của Công ty về các mặt kinh tế - tài chính và sản xuất kinh doanh. Qua đó để Hội đồng quản trị và Ban giám đốc có các quyết định quản trị Công ty một cách kịp thời và hiệu quả nhất.
- Ban giám đốc: Gồm có 1 Giám đốc và 3 phó Giám đốc chịu trách nhiệm quản
trị vi mô và đưa ra các quyết định chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Công ty, đề ra phương hướng, chính sách chiến lược kinh doanh của Công ty.
+ Giám đốc: Lãnh đạo chung, chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty, đồng thời quyết định phương hướng chiến lược phát triển của toàn Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động của Công ty. Giám đốc Công ty là người đại diện theo pháp luật của Công ty, đảm nhận việc kí kết hợp đồng, quyết định các nghiệp vụ đầu tư, mua sắm tài sản cố định, đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Các phó Giám đốc Công ty: là những người trực tiếp giúp việc cho Giám đốc, thay Giám đốc quản lý điều hành sản xuất kinh doanh khi Giám đốc đi vắng và được uỷ quyền. Các phó Giám đốc Công ty được phân công các nhiệm vụ phù hợp với năng lực lãnh đạo của từng người, quản lý các bộ phận theo sự phân công của Giám đốc, các phó Giám đốc phải phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm tạo ra sự vận hành có hiệu quả của bộ máy quản lý Công ty và phải trực tiếp báo cáo với Giám đốc về các lĩnh vực mà mình phụ trách.
Phòng tổ chức lao động: Có chức năng sắp xếp nhân sự, thực hiện các chính
sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên, đảm bảo các quyền lợi về văn hoá, tinh thần, quyền lợi về vật chất và sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản trị và công nhân kỹ thuật...
Xây dựng kế hoạch công tác tổ chức, lao động tiền lương, định mức lao động, bảo hiểm xã hội, các chế độ liên quan đến người lao động, xây dựng nội quy, quy chế của Công ty.
việc...
- Phòng hành chính tổng hợp: Quản trị, thực hiện toàn bộ các công tác hành
chính trong Công ty theo quy định chung về pháp lý hành chính hiện hành của Nhà nước. Quản trị theo dõi việc sử dụng tài sản của Công ty như: nhà xưởng, đất đai, phương tiện, thiết bị văn phòng....Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại, giao dịch hằng ngày, phục vụ hội họp, ăn ca, đảm bảo công tác an ninh trật tự trong Công ty. Quản lý công tác y tế cơ sở. Tổ chức công tác bảo vệ tài sản, hàng hoá, vật tư, thiết bị.
- Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ nắm bắt khả năng nhu cầu thị trường để
xây dựng và tổ chức các phương án kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm hàng hoá chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Thực hiện các công việc thương mại nhằm tiêu thụ tối đa số lượng sản phẩm của Công ty sản xuất ra. Thực hiện các công tác nghiên cứu thị trường và đề ra các chiến lược kinh doanh của Công ty. Phối hợp với các đơn vị của Công ty để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổ chức điều phối, nghiên cứu thị trường, đề xuất các mẫu mã được khách hàng ưa chuộng kết hợp với phòng kĩ thuật tạo ra các mẫu mã và thực hiện dịch vụ sau bán hàng. Thiết lập và quản lý mạng lưới đại lý, đề xuất các phương án, mạng lưới bán hàng, các hình thức quảng cáo, khuyến mại,... nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
- Phòng kế toán – tài chính : Thực hiện hạch toán kế toán theo quy định của
nhà nước và theo điều lệ hoạt động của Công ty, tổ chức lập và thực hiện các kế hoạch tài chính, cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính và lập báo cáo kế toán phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm của Công ty, cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết cho Giám đốc Công ty trên cơ sở giúp Giám đốc nhìn nhận và đánh giá 1 cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh của Công