QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ QUẢNG CÁO TRÊN BÁO CHÍ NÓI CHUNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quảng cáo trên các Tạp chí Thời trang Việt Nam (Trang 55)

CHUNG VÀ TRÊN CÁC TẠP CHÍ THỜI TRANG NÓI RIÊNG.

Chính phủ giao cho Bộ Văn hóa – Thông Tin (nay là Bộ Văn hóa- thể thao và du lịch) quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Ngày 31/12/1994 chính phủ Việt Nam đã ban hành nghị định số 194/CP nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và các hoạt động văn hoá xã hội bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc nhằm đưa hoạt động quảng cáo vào trật tự và đúng pháp luật.

Đồng thời, để hướng dẫn cụ thể hơn nữa nghị định 194/CP của chính phủ, ngày 01/07/1995, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ban hành thông tư số 37/VHTT sau khi trao đổi ý kiến với các bộ ngành có liên quan: Bộ y tế, Bộ xây dựng, Bộ tài chính, Ủy ban nhà nước về hợp tác đầu tư, Tổng cục cảnh sát nhân dân. Vì thế nên có sự mẫu thuẫn, chồng chéo giữa các các quy định về quảng cáo, gây khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ quảng cáo.

Mới đây “Pháp lệnh quảng cáo đã ra đời”, văn bản này được quốc hội khoá X thông qua ngày 16/11/2001 và có hiệu lực từ ngày 01/05/2002. Đây là bước tiến quan trọng tạo đà cho quảng cáo phát triển vững chãi thành một lĩnh vực kinh tế tạo ích lợi.

Pháp lệnh Quảng cáo hiện nay chia hoạt động quảng cáo thành quảng cáo thương mại và quảng cáo phi thương mại chưa được hợp lý vì thực chất tất cả các quảng cáo đều nhằm mục đích thương mại. Tuy nhiên chính sách quản lý của Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo thể hiện vai trò quan trọng:

Một là, Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo và người tiêu dùng.

Hai là, Nhà nước tạo điều kiện để người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo phát triển đa dạng các loại hình quảng cáo, nâng cao chất lượng quảng cáo, góp phần trên phương diện kinh tế - xã hội.

Ba là, Nhà nước khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài hợp tác đầu tư phát triển dịch vụ quảng cáo ở Việt Nam.

Theo đó, pháp luật về quảng cáo là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình tiến hành các hoạt động quảng cáo. Ngày 16/11/2001, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 10 đã thông qua Pháp lệnh quảng cáo gồm 7 chương và 35 điều. Pháp lệnh quảng cáo thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp 1992 về xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khó VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Pháp lệnh quảng cáo ra đời đã điều chỉnh tất cả các loại hình quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam, xác định những vấn đề cơ bản về nội dung, hình thức, phương tiện, điều kiện quảng cáo, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo .

Quản lý của Nhà nước về quảng cáo ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các hoạt động quảng cáo. Một môi trường pháp lý rõ ràng, ổn định là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo. Pháp lệnh ra đời tạo môi trường pháp lý rõ ràng, thông thoáng hơn cho hoạt động quảng cáo. Tuy nhiên pháp lệnh quảng cáo vẫn còn nhiều điều bất cập, một số quy định chưa rõ ràng như: mục 2 điều 5 trong pháp lệnh quảng cáo quy định: “Nghiêm cấm hành vi quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hoá đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam” nhưng pháp lệnh lại không xác định ranh giới rõ ràng thế

nào là trái với truyền thống, giá trị văn hoá của Việt Nam. Hơn nữa, nhà nước chưa có cơ quan chịu trách nhiệm kiểm duyệt nội dung quảng cáo trước khi đưa lên phát trên các phương tiện truyền thông. Dẫn đến tình trạng có những quảng cáo gây phản cảm đối với công chúng nhận tin, gây lãng phí về vốn, tổn hại đến hình ảnh của doanh nghiệp.

Sau khi Pháp lệnh quảng cáo được thông qua, ngày 13/3/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo. Tiếp đó, Bộ Văn hoá Thông tin đã ban hành Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo. Đây được xem là văn bản có ý nghĩa quan trọng bởi nó góp phần đưa hoạt động quảng cáo đang có chiều hướng thái quá vào quỹ đạo cần thiết. Đó cũng được xem là bước khởi đầu của quá trình triển khai thực hiện cụ thể Pháp lệnh quảng cáo và Nghị định số 24/2003/NĐ-CP. Như vậy việc ban hành Pháp lệnh quảng cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành, hoạt động quảng cáo đã được phát triển trong môi trường pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ.

Ngoài ra mỗi một lĩnh vực ngành nghề có liên quan đến hoạt động quảng cáo đều có những quy định về quảng cáo: Điều 62 và điều 69 của “Điều lệ về an toàn giao thông” ban hành kèm nghị định 36/CP ngày 29/05/1995 của chính phủ, LuậtThương mại ngày 10/05/1997, nghị định 32/1999/NĐ-CP ngày 05/05/1999 quy định về khuyến mãi - quảng cáo thương mại và hội chợ triển lãm thương mại, nghị định 133/HĐBT ngày 20/4/1992 quy định chi tiết thi hành luật báo chí trong đó có quy định về quảng cáo trên báo chí và truyền hình. Bên cạnh sự quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước, hoạt động quảng cáo còn chịu sự quản lý của Hiệp hội quảng cáo Việt Nam. Hiệp hội quảng cáo Việt Nam là một tổ chức

xã hội nghề nghiệp được thành lập nhằm bảo vệ các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính, chống lại các hành vi quảng cáo không trung thực vi phạm pháp luật. Sự phối hợp quản lý và phối hợp chức năng giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và các Hiệp hội điều chỉnh hoạt động quảng cáo nhằm kết hợp hài hoà việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của người tiêu dùng và lợi ích của người sản xuất chân chính.

Xuất phát từ yêu cầu quản lý Nhà nước, các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quảng cáo cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Điều này được đặt ra nhằm đảm bảo cho hoạt động quảng cáo diễn ra trong một môi trường kinh doanh lành mạnh, ổn định, cũng như bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, người sản xuất, lợi ích của xã hội và của Nhà nước. Quảng cáo trên các tạp chí thời trang phải hoàn toàn tuân theo quy định của Pháp luật, của Nhà nước. Hoạt động quảng cáo trên các Tạp chí thời trang do phòng kinh doanh thực hiện, kiểm duyệt lần 1, ban Biên tập các tạp chí chịu trách về nội dung và hình thức, ban thư ký tòa soạn chịu trách nhiệm về vị trí và diện tích trên Tạp chí. Diện tích quảng cáo của các Tạp chí phải nằm trong khung 10% tổng diện tích các trang do Bộ Văn hóa - Thông tin quy định, nếu có phát sinh thêm quảng cáo, tạp chí phải xin phép và chỉ thực hiện các quảng cáo phát sinh đó khi được Cục Báo chí chấp thuận số phụ trang quảng cáo tăng thêm này. Tất nhiên số trang của phụ trang quảng cáo không thể vượt quá số trang báo chính, được đánh số riêng và không được tính vào giá bán.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO TRÊN CÁC TẠP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quảng cáo trên các Tạp chí Thời trang Việt Nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w