Thực trạng quảng cáo trên các tạp chí thời trang Việt Nam trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quảng cáo trên các Tạp chí Thời trang Việt Nam (Trang 91)

năm gần đây.

Sau khi tham gia hội nhập, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nền công nghiệp quảng cáo cũng có những bước phát triển vượt bậc. Càng ngày càng có nhiều phương thức quảng cáo, nhiều phương tiện mới xuất hiện. Tuy nhiên, quảng cáo trên báo chí vẫn chiếm giữ thị phần của mình bằng cách tìm những giải pháp hữu hiệu trong việc thiết kế trang quảng cáo, lựa chọn báo, tạp chí phù hợp, vị trí thuận lợi nhất. Đồng thời các báo cũng tăng thêm kỳ, tăng thêm trang, phụ trang để đáp ứng nhu cầu quảng cáo của các doanh nghiệp trong nước

cũng như nước ngoài. Đối với báo, tạp chí thông qua nguồn thu của quảng cáo để tái đầu tư cho người làm báo, lực lượng sáng tác, thậm chí bù lỗ cho bạn đọc.

Các tạp chí thời trang với ưu điểm là có bài viết trên nhiều lĩnh vực, đối tượng độc giả rộng, phát hành khắp trên toàn quốc nên đã thực hiện được nhiều thông điệp quảng cáo cho nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau như: các Công ty Mỹ phẩm Unilever, LG ViNa, mỹ phẩm Maybeline, Lamy Cosmetics, Revlon…; các doanh nghiệp kinh doanh, thiết kế thời trang Mango, Lacoste, May 10, Viettien, Nem, Vietthy, Ivy, Eva de Eva, Chuồn chuồn ớt, Canifa, Triump, Vera…; các trung tâm thẩm mỹ, beauty salon & spa Joy, Hải ngoại mỹ viện, Thu Cúc, Câu lạc bộ giảm cân thẩm mỹ Excellent, Thủy Tiên, Hướng Dương, Mỹ Trinh…; các sản phẩm dưỡng da, hóa mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc tóc Tigi, Davines, Lavox, Double Rich, dầu gội đầu Sunsilk, Pantene, Rejoice, bột giặt Omo, Tide, nước xả vải Comfort, Downy, sữa tắm Lux, Dove, Lifebuoy, sữa rửa mặt Hazeline, Acnes, Pond… ; các nhà hàng quán Nem, Asahi Shusi, Asama, Nhất thống… ; các khách sạn Hilton, Nikko, Sofitel Palaza, Melia… ;thực phẩm, nước giải khát Phomai, Sữa Vinamilk, Cô gái Hà Lan, nước tăng lực Number1, trà xanh O2… ; và các sản phẩm khác như bao cao su OK, que thử thai quicktick, các loại thực phẩm chức năng, thuốc uống giảm cân, các thiết bị điện tử, điện thoại di động… Có thể nói hầu hết các sản phẩm, thương hiệu về thời trang, cuộc sống hiện đang có mặt trên thị trường đều đã từng xuất hiện trên các tạp chí thời trang.

Bảng 2.2: Tỉ lệ các sản phẩm quảng cáo trên tạp chí thời trang trong 4 năm 2006 – 2009

Nhóm sản phẩm được quảng cáo trên các tạp chí thời trang Các năm 2006 2007 2008 2009 Thời trang 43 45 35 40 Mỹ phẩm và các sản phẩm làm đẹp 25 20 27 28 Các sản phẩm làm sạch trong gia đình 12 15 20 16 Nhà hàng, khách sạn 3 5 3 4 Thực phẩm, đồng uống 4 5 5 4

Dược phẩm, phòng khám, nha khoa 10 6 5 4

Khác 3 4 5 4

Nguồn: Tổng hợp số liệu của bộ phận kinh doanh các tạp chí thời trang

Biểu 2.1: Tỉ lệ các sản phẩm quảng cáo trên tạp chí thời trang trong 4 năm 2006 – 2009

Nguồn: Tổng hợp số liệu của bộ phận kinh doanh các tạp chí thời trang

Có thể nói rằng trong một vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp thời trang vẫn đánh giá cao tính chuyên ngành của các tạp chí thời trang nên sản phẩm về thời trang luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm ngành hàng quảng cáo. Tiếp đó là các sản phẩm làm đẹp, mỹ phẩm chiếm tỷ trọng khá lớn, điển hình như các sản

phẩm như sữa rửa mặt, các sản phẩm làm trắng da của các hãng sản xuất tên tuổi như P & G, Unilever, Kao, LG.. . Cũng chiếm một tỷ trọng không kém lĩnh vực làm đẹp, các sản phẩm làm sạch trong gia đình cũng chiếm một vị trí đáng kể trong nhóm ngành hàng quảng cáo, khoảng 4%-5% với những sản phẩm nổi tiếng như nước ngọt của Coca Cola, Pepsi Cola, nước tăng lực Number 1 của công ty bia Bến Thành, nước uống tinh khiết Vital, các sản phẩm bia nổi tiếng như Tiger, Heineken của tập đoàn các nhà máy bia Việt Nam... Các sản phẩm khá cá biệt như dược phẩm, nha khoa cũng được quảng cáo một cách khá công phu và tốn kém với tỷ lệ chiếm khoảng 6%-10%. Mức độ quảng cáo các sản phẩm thực phẩm, nhà hàng cũng có tỷ lệ khoảng 3%-5%. Tỷ lệ còn lại giành cho quảng cáo các sản phẩm như ô tô, xe máy, điện thoại di động, các sản phẩm điện tử...

Cơ cấu phân bổ tỷ trọng các nhóm ngành hàng quảng cáo trên tạp chí thời trang như vậy là hợp lý. Bởi các sản phẩm về thời trang, mỹ phẩm là điều mà độc giả quan tâm nhất khi đón đọc tờ tạp chí, các doanh nghiệp cũng nắm bắt được điều đó nên tập trung nhiều chi phí dành cho quảng cáo của mình để thực hiện và gửi các thông điệp đến công chúng thông qua tạp chí thời trang. Các sản phẩm khác như đồ uống, thực phẩm, các sản phẩm làm đẹp, các sản phẩm làm sạch trong gia đình là các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, do đó quảng cáo trên tạp chí là một biện pháp trực quan vô cùng hữu hiệu nhằm mục đích nhắc nhở người tiêu dùng nhớ đến các sản phẩm của doanh nghiệp mình. Một lí do khác là số lượng các doanh nghiệp trong các lĩnh vực nêu trên khá lớn, thị trường cạnh tranh khốc liệt, do đó dẫn đến một thực tế là muốn tồn tại các doanh nghiệp buộc phải thực hiên các biện pháp để yểm trợ, xúc tiến hoạt động bán hàng và không một biện pháp tiếp cận nào lại có thể thu hút người tiêu dùng một cách nhanh nhất với lượng nhiều nhất như ở hoạt động quảng cáo. Lí do tiếp theo để giải

thích sự hợp lí này đó là kênh phân phối. Các doanh nghiệp, các tập đoàn sản xuất các sản phẩm nêu trên chỉ có thể tiếp cận gián tiếp đến người tiêu dùng thông quan mạng lưới các đại lý, các nhà bán lẻ... do vậy để tiếp cận một cách “trực tiếp” với người tiêu dùng các doanh nghiệp này chỉ còn có mỗi một biện pháp hữu hiệu để giới thiệu một cách chính xác nhất các đặc tính, các công dụng của sản phẩm đó là quảng cáo.

Với tác dụng tích cực như vậy nên số lượng khách hàng quảng cáo trên tạp chí thời trang vẫn khá đông, hàng kỳ phát hành các tạp chí vẫn bán được nhiều trang, phụ trang và bài viết quảng cáo. Tuy nhiên, mỗi tạp chí lại có chính sách quảng cáo khác nhau nên có thể một bài viết ở tạp chí này được coi là quảng cáo, khách hàng phải trả tiền để được đăng, cũng nội dung đó, ở tạp chí khác lại không coi là quảng cáo và thực hiện như một bài viết bình thường không thu kinh phí. Vì quy định khác nhau nên các tạp chí có số trang quảng cáo chênh lệch khá lớn. Sau đây là thống kê số trang và bài viết quảng cáo trung bình trên mỗi kỳ phát hành của các tạp chí thời trang.

Bảng 2.3: Số trang quảng cáo trung bình trên các tạp chí thời trang

Đơn vị tính: trang

Tên tạp chí Quảng cáo thông thường Quảng cáo bằng bài viết2007 2008 2009 2007 2008 2009

Tạp chí Thời Trang Trẻ 15 11 12 20 28 33 Tạp chí Người Đẹp 10 13 12 Tạp chí Mốt và cuộc sống 15 15 13 10 15 22 Tạp chí Đẹp 60 68 65 Tạp chí Sành Điệu 14 11 10 10 13 20 Tạp chí Phong Cách 10 8 12 Tạp chí Thời Trang khác 5 10 8

Nguồn: Phòng kế toán các Tạp chí Thời Trang

Bảng thống kê này cho thấy các tạp chí thời trang có tên tuổi có lợi thế hơn trong việc thu hút quảng cáo. Tự bản thân tạp chí đã là một kênh quảng cáo cho riêng mình, khách hàng nhìn vào số lượng trang quảng cáo trên tạp chí cũng phần nào đánh giá được vị thế của tạp chí đó trong làng báo chí. Tạp chí Đẹp có số lượng trang quảng cáo trung bình trên một số báo nhiều nhất, nhưng tạp chí chỉ phát hành 1 số/ 1 tháng, mỗi số báo dày 280 trang nên có nhiều “đất” dành cho quảng cáo. Các tạp chí như Thời Trang Trẻ, Mốt và cuộc sống, Sành Điệu có thêm được nhiều trang quảng cáo từ các bài viết giới thiệu về doanh nghiệp.

Nhìn chung trong những năm trở lại đây, hoạt động quảng cáo trên các tạp chí thời trang chỉ giữ ở mức ổn định, không có sự phát triển nổi trội. Đặc biệt trong năm 2008 là một năm suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của sự suy thoái này nên chi phí dành cho quảng cáo của các doanh nghiệp cũng bị bó hẹp lại. Bảng thống kê trên cho thấy số lượng trang quảng cáo trên các báo trong năm 2008 đều bị sụt giảm đi, thay vào đó, số trang quảng cáo bằng bài viết tăng lên. Như vậy, cả tạp chí và doanh nghiệp đều tìm được hướng đi có lợi cho mình trong thời buổi suy thoái

này. Tạp chí thì linh hoạt trong hình thức quảng cáo để vẫn giữ chân được khách hàng và tận thu được tiền quảng cáo. Doanh nghiệp thì vẫn hoàn thành được mục đích quảng cáo của mình mà không phải tốn nhiều chi phí. Các tạp chí không sử dụng bài viết như một hình thức quảng cáo thì sẽ bỏ lỡ một cơ hội kinh doanh lớn, nguồn doanh thu giảm đi đáng kể, ảnh hưởng đến hoạt động quảng cáo cũng như hoạt động chung của tạp chí.

Doanh thu từ quảng cáo là nguồn thu chủ yếu của tất cả các tạp chí thời trang, tạp chí làm ăn tốt hay không đều phụ thuộc vào việc có bán được nhiều quảng cáo hay không. Trong những năm gần đây, các tạp chí thời trang nhìn chung đều thu được lợi nhuận thông qua các hợp đồng quảng cáo, các hợp đồng tài trợ cho các cuộc thi, các sự kiện do tạp chí tổ chức.

Bảng 2.4: Doanh thu quảng cáo của các tạp chí thời trang từ 2006 đến 2008

Đơn vị tính: triệu đồng

Tên tạp chí

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

DT quảng cáo trên báo DT từ cuộc thi, sự kiện DT quảng cáo trên báo

DT từ cuộc thi, sự kiện DT quảng cáo trên báo DT từ cuộc thi, sự kiện DT quảng cáo trên báo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DT từ cuộc thi, sự kiện Tạp chí Thời Trang Trẻ 14.500 1.100 14.700 2.400 15.150 300 16.440 450 Tạp chí Người Đẹp 5.840 6.000 5.608 5.598 Tạp chí Mốt và cuộc sống 5.820 400 6.130 500 5.844 6.075 Tạp chí Đẹp 26.640 1.500 30.192 1.400 28.860 1.700 30.910 2.400 Tạp chí Sành Điệu 9.288 8.964 10.800 9.500 Tạp chí Phong cách 4.080 3.264 4.896 4.948

Qua bảng trên ta có thể dễ dàng thấy được các tạp chí hàng đầu về thời trang vẫn luôn có được lượng khách hàng quảng cáo cũng như các nhà tài trợ nhất định, các tạp chí không tổ chức sự kiện, cuộc thi thì doanh thu thấp hơn hẳn. Trong thời kỳ kinh tế toàn thế giới suy giảm như hiện nay, hầu hết các công ty đều cắt giảm ngân sách dành cho quảng cáo, do đó Doanh thu của các tạp chí cũng bị ảnh hưởng theo. Hoạt động ngoài mặt báo của các tạp chí bị thu hẹp lại rất nhiều. Nhiều cuộc thi, sự kiện do các tạp chí thời trang tổ chức thường xuyên ở các năm trước đến 2008 hầu như không còn do không có nguồn tài trợ từ các Doanh nghiệp.

Tạp chí Thời trang Trẻ trước đây 1 năm tổ chức được các cuộc thi và sự kiện như: Nhà tạo mẫu tóc xuất sắc; Cuộc thi thiết kế Giày; Cuộc thi Siêu Mẫu(đồng tổ chức với Công ty Cát Tiên Sa). Đến 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, chỉ còn cuộc thi Siêu Mẫu được tổ chức, các cuộc thi khác đều không được diễn ra do thiếu nguồn tài trợ. Tạp chí Mốt và cuộc sống tổ chức các sự kiện,cuộc thi “Vẽ trang phục – thời trang và cuộc sống”; “Ảnh trang phục đẹp”. Năm 2008 với kinh phí ít ỏi, tạp chí đã phải hoãn lại các hoạt động này. Tạp chí Đẹp vẫn duy trì được show diễn thường niên của mình là “Đẹp Fashion Show”. Đây là sự kiện được giới thời trang đón chờ nhất trong năm, sự kiện quy tụ hàng chục người mẫu, nhà thiết kế, chuyên gia trang điểm, làm tóc, các đạo diễn có tên tuổi trong nước nên sự kiện này vẫn thu hút được sự quan tâm và tiền đầu tư tài trợ từ các Doanh nghiệp. Với show diễn gây được tiếng vang lớn này, tạp chí Đẹp nâng được mức Doanh thu của mình lên đáng kể.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quảng cáo trên các Tạp chí Thời trang Việt Nam (Trang 91)