Năng lực cạnh tranh của công ty TNHH PCCC Vạn Xuân trong đấu thầu

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH PCCC Vạn Xuân trong đấu thầu xây lắp (Trang 53)

lực chuyên môn tổ chức, triển khai và phối hợp các nhà thầu cơ điện khác để thực hiện công tác kết nối và tích hợp theo yêu cầu thiết kế.

Nhà thầu phải cam kết thực hiện các công việc để đảm bảo kết nối và tích hợp “

Hệ thống thiết bị đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; thiết bị kiểm tra an ninh và

phòng chống khủng bố, thiết bị đảm bảo an toàn, an ninh môi trường…” và các hệ thống điều khiển và quản lý tòa nhà khi được Chủ đầu tư yêu cầu.

Với tất cả các đặc điểm và yêu cầu của một công trình cấp đặc biệt như thế, công

ty TNHH PCCC Vạn Xuân với năng lực của mình đã đấu thầu thành công với tư cách là nhà thầu tham gia và phụ trách hạng mục : Cung cấp và lắp đặt hệ thống

chữa cháy, hệ thống báo cháy thuộc gói thầu XL-02 dự án Đầu tư xây dựng công

trình Nhà Quốc hội. Qua việc này có thể thấy năng lực và uy tín của Nhà thầu khá là tốt trên thị trường xây lắp nói chung và thị trường cơ điện nói riêng.

2.3. Đánh giá ưu nhược điểm trong hoạt động đấu thầu của công ty TNHH PCCC Vạn Xuân PCCC Vạn Xuân

2.3.1. Năng lực cạnh tranh của công ty TNHH PCCC Vạn Xuân trong đấu thầu thầu

Đánh giá thông qua mô hình SWOT

Mặt manh - S Mặt yếu - W

- Quá trình cổ phần hóa đã bổ sung đáng

kể lượng vốn cho doanh nghiệp - hiệu quảCông tác quảng bá thương hiệu còn ít

- Công ty có uy tín, mối quan hệ ngày

càng được mở rộng - lý thông tin trong hoạt động đấu thầuHạn chế trong quá trình thu thập và xử

- Hoạt động đấu thầu được tiến hành

theo một quy trình nhất định - Nhiều chủ đầu tư chiếm dụng vốn

Cơ hội - O Đe dọa - T

- Nhu cầu cho hoạt động xây dựng ngày

càng tăng lên mạnh mẽ - Sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn

- Các chính sách ưu tiên của Nhà nước

đối với hoạt động xây lắp, đấu thầu - luật liên quan đến hoạt động xây dựngSự thiếu ổn định về các quy định phấp

- Sự ra đời của luật đầu thầu năm 2005

tạo hành lang pháp lý minh bạch cho hoạt động đấu thầu

- Ảnh hưởng của những biến động thị

trường vật liệu, thay đổi công nghệ

nhanh chóng

- Tiêu cực trong hoạt động đấu thầu:

móc ngoặc, khép kín trong đấu thầu

Qua ma trận SWOT trên chúng ta có thể thấy được một cách khá toàn diện vềnăng

lực cũng như khó khăn của công ty trong thịtrường xây dựng Việt Nam đang phát

triển mạnh mẽnhưng cũng đầy cạnh tranh và thách thức.

Cũng trên cơ sở lý thuyết của chương I, chúng ta đã biết rằng năng lực đấu

thầu xây lắp của Công ty được cấu thành bởi các năng lực bộ phận là năng lực pháp

nhân, năng lực tài chính, khảnăng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, khảnăng đáp ứng tiến độ thi công, và chỉ tiêu giá dự thầu. Như vậy để đánh giá được năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH PCCC Vạn Xuân ta đi vào phân tích các năng lực bộ phận của Công ty rồi từ kết quảđó ta có thể đưa ra được những đánh giá tốt nhất và làm

rõ hơn hiệu quảcông tác đấu thầu của Công ty. - Năng lực pháp nhân

Năng lực pháp nhân của Nhà thầu được hiểu là khảnăng đáp ứng các yêu cầu của Hồ sơ mời thầu tại phần kinh nghiệm trong hợp đồng xây dựng của Nhà thầu,

- Nhà thầu phải là đơn vị, tổ chức có sự hạch toán độc lập về tài chính - Sốnăm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng của nhà thầu.

- Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà thầu trong đăng ký kinh

doanh.

- Các hợp đồng có tính chất tương tự và quy mô, và sự phức tạp. - Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng.

Công ty TNHH PCCC Vạn Xuân hoàn toàn đáp ứng các yêu cơ bản trong phần năng lực pháp nhân, Công ty là một đơn vị có hạch toán độc lập về tài chính, với hơn 6 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, các hợp đồng

thi công đa dạng và có tính chất phức tạp cao, hệ thống quản lý chất lượng

đạt tiêu chuẩn của Nhà nước.

Để thấy được cụ thể hơn các công trình xây dựng mà Công ty đã thi công

trong thời gian gần đâyđặc biệt là từnăm 2008 cho đến nay, ta theo dõi Phụ lục 2.1 ta thấy, Công ty đã thi công nhiều công trình với các quy mô và độ phức tạp khác nhau. Từ các công trình mang tính chất đơn giản với quy mô nhỏđến các công trình có quy mô lớn, phức tạp mang tầm trọng điểm của Quốc gia.

Đó là những loại hình công trình đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cơ

sở hạ tầng phát triển kinh tế xã hội và có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương

lai cùng với sự phát triển hội nhập của nền kinh tế nước ta như hiện nay. Đặc biệt Công ty có thế mạnh trong việc thi công các công trình xây dựng dân dụng, nhà ở, trụ sở làm việc, theo thống kê ta có thể thấy Công ty có mối quan hệ tốt đã thi công

trên công trình mang tầm trọng điểm Quốc gia như công trình “ Đầu tư xây dựng công trình Nhà Quốc hội với hạng mục : Cung cấp và lắp đặt hệ thống chữa cháy, hệ thống báo chay”.

Như vậy việc thi công xây dựng dân dụng và hạ tầng kỹ thuật đã trởthành ưu

thế của Công ty bởi uy tín và kinh nghiệm thi công, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Công ty có thể tham gia và thắng trong các gói có liên quan tới các lĩnh vực này.

- Năng lực về tài chính:

Việc đánh giá năng lực tài chính của một Công ty xây lắp dựa vào rất nhiều yếu tố như các chỉ tiêu về tài sản, nguồn vốn, và các đơn vị cấu thành tài sản và nguồn vốn. Để đánh giá năng lực tài chính phục vụ cho công tác đấu thầu, những yếu tố mà Chủ đầu tư quan tâm chúng ta phân tích doanh nghiệp theo góc độ sức mạnh tài chính. Sức mạnh tài chính đánh giá mức độ rủi ro trong kinh doanh. Một doanh nghiệp mạnh xét theo quan điểm tài chính là doanh nghiệp có mức độ rủi ro trong kinh doanh thấp.[13],[14]

Sức mạnh tài chính được thể hiện qua các chỉ tiêu:

- Khảnăng thanh toán nhanh

- Khảnăng thanh toán hiện hành

- Tỷ lệ nợ dài hạn/ vốn chủ sở hữu - Khảnăng thanh toán tổng hợp

Chúng ta sẽđi sâu phân tích các chỉ tiêu dựa vào báo cáo tài chính của doanh

nghiệp trong 3 năm 2010, 2011 và 2012.

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu sức mạnh tài chính

Chỉ tiêu

Năm

2010 2011 2012

Khả năng thanh toán nhanh 0,015 0,077 0,053

Khả năng thanh toán hiện hành 1,639 1,303 1,186

Tỷ lệ nợ dài hạn/ vốn chủ sở hữu 0 0 0

Khả năng thanh toán tổng hợp 1,929 1,425 1,274

Trong đó:

Khảnăng thanh toán

nhanh =

Tiền mặt + đầu tư ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn

- Khả năng thanh toán nhanh[14]: Phản ánh mức độ tương quan giữa tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn (các khoản đầu tư có thể chuyển đổi thành tiền mặt một

cách nhanh chóng) với các khoản nợtài chính đến hạn trong vòng 1 năm.Đây cũng được coi là dòng tiền phục vụ các dự án của Nhà thầu liệu có đảm bảo hay không?

Đối với doanh nghiệp xây lắp, chỉ tiêu khảnăng thanh toán nhanh càng lớn càng tốt, chứng tỏ doanh nghiệp luôn có sẵn tiền mặt để phục vụ thi công các gói thầu và chi trả các khoản nợ ngắn hạn trong các thời điểm cấp bách. Tuy nhiên theo thống kê của các doanh nghiệp xây lắp hiện nay, chỉ số thanh toán nhanh của các doanh nghiệp xây lắp có giá trị là 0,05 là chấp nhận được. Nhìn vào bảng 2.3 ta có thể thấy doanh nghiệp có năm 2010 có chỉ số là 0,015 là thấp hơn so với giá trị trung bình,

sang năm 2011 và 2012 doanh nghiệp đã nâng cao lên là 0,077 và 0,053 cao hơn giá

trị cho phép và hứa hẹn sẽđáp ứng được dòng tiền mặt để phục vụ thi công các gói thầu đang thực hiện.

Với các chỉ số của các năm tăng lên theo thời gian năm 2010 là 0,015, năm 2011 là 0,077 và năm 2012 là 0,053, ta có thể thấy Công ty đã có lượng tiền mặt ngày một

tăng, việc này đem lại tính thanh khoản cao cho doanh nghiệp, có thể giải quyết khó

khăn về tiền khi có phát sinh công việc hay dự án, khiến doanh nghiệp có thể chủ động trong công việc.

Khảnăng thanh toán

hiện hành =

Tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn

- Khảnăng thanh toán hiện hành[14]: Phản ánh mức độ tương quan giữa các khoản

phải trảtrong vòng 1 năm với tiền mặt tại quỹ và các dòng tiền vào (như các khoản phải thu) trong vòng 1 năm. Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu tài sản lưu động. Hệ số này quá nhỏ doanh nghiệp có khảnăng rơi vào tình trạng mất khảnăng thanh toán. Hệ số này quá cao tức doanh nghiệp đã

đầu tư vào tài sản lưu động quá nhiều, không mang lại hiệu quả lâu dài. Tùy theo

ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp mà có những mức quy định cụ thể. Trong ngành xây dựng thì mức tối thiểu phải là 0,9. Theo đó chỉ số của Công ty có với

năm 2010 là 1,639; năm 2011 là 1,303; năm 2012 là 1,186 và đều đảm bảo >1, đây

là một trạng thái tốt của doanh nghiệp đảm bảo khảnăng thanh toán các khoản nợ

Tỷ lệ nợ dài hạn/Vốn chủ

sởhũu =

Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu

- Chỉ tiêu Tỷ lệ nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu đánh giá cơ sở nền tảng tài sản của doanh nghiệp[14]. Qua đó để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách

thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà Công ty phải chịu) qua việc loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn (tín dụng thương mại phi lãi suất và những khoản phải trả ngắn hạn). Với chỉ số các năm 2010, 2011 và 2012 đều bằng 0 <1 ta có thể thấy nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp luôn đảm bảo. Doanh nghiệp

đang chứng tỏ cơ sở nền tảng của doanh nghiệp không là nguồn đi vay nữa, ngày càng thể hiện sự độc lập và tự làm chủ của doanh nghiệp. Điều này rất có lợi đặc biệt cho doanh nghiệp trong việc liên doanh, liên kết với các Công ty khác để đẩy mạnh phát triển, tăng vốn điều lệ và cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh là những Tổng Công ty, những tập đoàn xây dựng lớn trong và ngoài nước.

Khảnăng thanh toán

tổng hợp =

Tổng tài sản Tổng nợ phải trả

- Chỉ tiêu Khảnăng thanh toán tổng hợp cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của nhà thầu là từđi vay[14]. Qua đây biết được khảnăng tự chủ tài chính của nhà thầu. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ nhà thầu vay ít. Điều này có thể hàm ý nhà thầu có khả năng tự chủ tài chính cao. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý nhà thầu không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng

hàm ý là mức độ rủi ro của nhà thầu cao hơn. Chỉ số các năm của doanh nghiệp trong những năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 1,929; 1,425 và 1,274 đều >1, có thể khẳng định doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty. Ta có thể thấy chỉ số từnăm 2010 đến năm 2012 chỉ số giảm xuống cho ta

thấy hướng đi của doanh nghiệp trong các năm hoàn toàn phù hợp với xu thế chung

của thịtrường. Trong năm 2010 – 2012, nhận định nền kinh tế sẽđược tái cơ cấu và phục hồi, doanh nghiệp đã tăng cường các khoản vay, đầu tư mua máy móc để phục vụthi công trong giai đoạn nền kinh tế hồi sinh, đầu tư xây dựng một số dự án trong

Nhìn chung, dựa vào các chỉ tiêu sức mạnh tài chính như trên với các yêu cầu tối thiểu về khả năng thanh toán hiện hành luôn >1; khả năng thanh toán tổng hợp >1, Chủđầu tư có thể luôn yên tâm vềnăng lực tài chính của Công ty.

- Năng lực đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật:

+ Nhân sự phục vụ gói thầu:

Công ty có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật:Với nhóm cố vấn kỹ thuật phòng cháy chữa cháy cao cấp trình độ quốc tế, chuyên gia kỹ thuật phòng cháy chữa cháy Việt Nam, máy móc thiết bị bảo vệ hiện đại, đội ngũ công nhân tay nghề cao, các hệ

thống phòng cháy chữa cháy đã có mặt tại rất nhiều công trình lớn trên toàn quốc. Với đội ngũ cán bộđiều hành, cán bộ kỹ thuật và quản lý của Công ty là những cán bộcó năng lực, phẩm chất tốt đã được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn ở các trường

Đại học đồng thời đã qua công tác thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm trong công tác

quản lý cũng như thi công các công trình xây dựng cơ bản. Trong tổ chức thi công

công trình, Công ty cử những cán bộ có năng lực kỹ thuật, quản lý làm chỉ huy

trưởng công trường, trực tiếp chỉ đạo về kỹ thuật cũng như hướng dẫn kiểm tra thi

công đểđảm bảo chất lượng công trình cao nhất. Đối với chỉ huy trưởng cần phải có yêu cầu tối thiểu là chứng chỉ chỉ huy trưởng công trình phù hợp với ngành nghề, Công ty đã rất chú ý đến vấn đề này và đã cho những cán bộ trên 5 năm kinh

nghiệm, đã có kinh nghiệm thực tế được đào tạo chứng chỉ để có thể gia tăng đội

ngũ chỉhuy trưởng lành nghề.

Qua số liệu thống kê các công trình mà Nhà thầu thực hiện, ta có thể thấy sự đa dạng của các công trình. Qua đó, các yêu cầu về cán bộ nhân sự có thể đảm bảo

về số năm kinh nghiệm cũng như các hợp đồng mà cán bộ đứng ra làm chỉ huy

trưởng công trình.

Cán bộ kinh tế kỹ thuật là đội ngũ lao động gián tiếp, được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ quản lý kinh tế và kỹ thuật, có vai trò quyết định trong ứng dụng khoa học công nghệ vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao năng suất lao động. Đây là những cán bộ có trình độ học vấn cao, tư duy tốt, năng động…đều

tốt nghiệp các trường đại học chính quy, là những kỹ sư và cử nhân kinh tế. Đội ngũ cán bộ kinh tế kỹ thuật có nhiệm vụ chủ yếu là thiết kế công trình, giám sát thi công, tham gia vào nghiên cứu, góp ý xây dựng chiến lược và kế hoạch và phương

hướng hành động cho Công ty.

Cán bộ lãnh đạo của Công ty là cấp quản lý cao nhất, là những người đưa ra

các quyết sách quan trọng của doanh nghiệp. Bộ phận này chiếm tỷ lệ rất ít trong cơ

cấu nhân sự của Công ty. Tuy nhiên đây là bộ phận có trình độ cao nhất (bao gồm

các thạc sĩ và một số lãnh đạo là kỹ sư, cử nhân kinh tế) và có vai trò rất quan trọng

đối với sự phát triển của Công ty, là bộ phận nắm trong tay mọi quyền hành của

Công ty. Công ty TNHH PCCC Vạn Xuân có đội ngũ lãnh đạo uy tín và có kinh

nghiệm trong quản lý, mối quan hệ rộng với các Chủ đầu tư khắp cả nước đây là

một yếu tố quyết định lớn đến sự phát triển của Công ty.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH PCCC Vạn Xuân trong đấu thầu xây lắp (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)