C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học học viên
3. Vận chuyển tôm Quy trình:
3.4 Vận chuyển tôm.
Áp dụng phù hợp khi điều kiện thực tế là trại, ao nuôi và địa điểm tiêu thụ thuận tiện đường giao thông thủy.
Bảo quản tôm trong các thùng cách nhiệt và có thể xếp chồng lên nhau nhưng không quá cao tránh rơi, đổ.
Nếu trời nắng, nóng nên có tấm bạt lớn che các thùng hàng để tránh làm tăng nhiệt độ.
Hình 34. Vận chuyển tôm bằng ghe, thuyền.
3.4.2 Vận chuyển bằng xe thường.
Phương tiện là các loại xe ô tô thường, xe lam, xe thồ…
Áp dụng khi vận chuyển tôm có quãng đường vận chuyển ngắn, thời gian vận chuyển dưới 8 giờ;
Phù hợp khi điều kiện thực tế là trại, ao nuôi hoặc địa điểm tiêu thụ thuận tiện giao thông đường bộ.
Xe cần kín để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường bên ngoài, chất lượng tôm sẽ tốt hơn.
Hình 35. Vận chuyển tôm bằng xe tải thường
3.4.3. Vận chuyển bằng xe bảo ôn.
Phương tiện là các loại xe có gắn hệ thống làm lạnh không khí trong xe. Áp dụng khi vận chuyển tôm có giá trị kinh tế cao; quãng đường vận chuyển dài, thời gian vận chuyển trên 8 giờ;
Nhiệt độ trong xe thấp và ổn định nên chất lượng tôm được bảo quản tốt nhất trong quá trình vận chuyển.
Tôm vận chuyển trong xe có thể đựng trong thùng gỗ, thùng cách nhiệt hoặc cần xé.
Hình 36. Xe lạnh vận chuyển tôm
Những sai sót thƣờng gặp
- Xử lý tôm không tốt, kịp thời, tôm bị chết, dập nát: Sau khi thu hoạch, tôm thường bị đổ trực tiếp xuống đất hoặc sàn nhà để phân loại, loại bỏ rác và rửa sơ bộ bằng nước tại đầm nuôi hoặc bằng nước giếng khoan không đủ tiêu chuẩn nước sạch nên chất lượng tôm bị giảm sút rất nhanh.
Hình 37. Phân loại, cỡ tôm tại bờ ao, dưới đất.
- Bảo quản thường không đủ độ lạnh cho tôm, bảo quản bằng đá cục hoặc đá cây đập (không xay nhỏ) nhiệt độ từ 5 – 150 C; thậm chí một số hộ chỉ ngâm tôm trong nước ở nhiệt độ thường không sử dụng đá;
- Sử dụng hóa chất quá quy định hoặc loại hóa chất cấm sử dụng để vệ sinh trang thiết bị và bảo quản tôm;
- Tôm bị dập nát nhiều; tôm chết do không đủ oxy.
- Vận chuyển thường vượt quá thời gian quy định; dùng phương pháp chưa phù hợp; không đảm bảo vệ sinh, nhiệt độ.
C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học học viên
Bài tập 2. Thảo luận theo nhóm các nội dung sau:
o Các bước thực hành để bảo quản và vận chuyển tôm sống.
o Các bước thực hành để gây chết tôm bằng nước đá lạnh ở 00
C.
o So sánh phương pháp ướp khô và ướp ướt?
o Vận dụng các phương pháp vận chuyển tôm phù hợp như thế nào.
Sản phẩm là các bài trình bày của từng nhóm học viên trên giấy A0 và thuyết trình;
Cả lớp trao đổi, thảo luận; Giáo viên quan sát, đánh giá và nhận xét từng nhóm.
Bài tập 3. Thực hành gây ngủ đông cho tôm phục vụ vận chuyển tôm sống và đánh thức tôm.
Chia nhóm thực hành theo các bước giáo viên hướng dẫn; Sản phẩm là các thùng tôm đã ngủ đông.
Bài kiểm tra. Thực hành bảo quản tôm bằng nước đá.
Học viên thực hành các thao tác bảo quản tôm bằng nước đá theo phương pháp ướp khô và ướp ướt tùy theo đề bài.
Sản phẩm là các thùng tôm bảo quản đúng kỹ thuật.
D. Ghi nhớ
- Khi xử lý, bảo quản và vận chuyển tôm nguyên liệu phải luôn tuân theo nguyên tắc : Nhanh – sạch – lạnh đều – tránh dập nát.
- Phải thực hiện thật tốt các yêu cầu kỹ thuật, thao tác trong quá trình xử lý, bảo quản và vận chuyển tôm trong suốt quá trình từ ao nuôi đến nơi tiêu thụ.