Quản lý hồ sơ nuôi.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun thu hoạch và bảo quản tôm sú (Trang 60 - 62)

C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học học viên

4. Quản lý hồ sơ nuôi.

Trong Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định thì các cơ sở nuôi tôm phải ghi nhật ký và lưu giữ toàn bộ hồ sơ về hoạt động sản xuất nuôi tôm để phục vụ cho công tác truy nguyên nguồn gốc sản phảm sau này.

Nội dung nhật ký và hồ sơ lưu bao gồm:

- Các thông tin về tôm giống: số lượng, chất lượng, tình trạng sức khoẻ, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất giống.

- Các thông tin về lịch mùa vụ, chất lượng môi trường nước và sức khoẻ tôm nuôi.

- Các thông tin về thức ăn: lượng dùng hàng ngày đối với từng ao nuôi. - Các thông tin về thuốc, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường đã sử dụng, lượng sử dụng, lý do sử dụng, phương pháp sử dụng, ngày sử dụng và diễn biến sức khỏe của tôm sau khi sử dụng.

- Tốc độ sinh trưởng của tôm: kiểm tra tốc độ sinh trưởng (trọng lượng) của tôm 15 ngày/lần.

- Thu hoạch: thời gian nuôi, cỡ tôm, năng suất, sản lượng, phương thức thu hoạch và giao sản phẩm.

- Các thông tin cần thiết khác.

- không ghi nhật ký và lưu đầy đủ hồ sơ theo quy định.

C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học học viên

Bài tập 1. Thực hành xác định tỷ lệ sống của tôm bằng chài. Thực hành tại trang trại nuôi nhà trường, hoặc ao hộ gia đình.

Bài tập 2. Trắc nghiệm hiểu biết về quản lý hồ sơ vụ nuôi.

Thực hành tại lớp học. Sản phẩm là bài trắc nghiệm của học viên.

Bài kiểm tra. Tính lợi nhuận cho một vụ nuôi tôm sú biết: + Năng suất bình quân: 3 tấn/ha/vụ;

+ Diện tích nuôi: 10 ha;

+ Chi phí sản xuất trung bình: 160 triệu đồng/ha/vụ;

+ Chi phí quản lí trung bình: chiếm 25% chi phí sản xuất trung bình; + Các khoản chi phát sinh khác: chiếm 10% chi phí sản xuất trung bình; + Giá bán bình quân tại thời điểm thu hoạch là: 120.000 đồng/kg tôm. Thực hiện tại lớp học.

D. Ghi nhớ

- Thực hành thu mẫu để xác định tỷ lệ sống; tốc độ tăng trưởng và trọng lượng trung bình của tôm phải ngẫu nhiên, đại diện.

- Tính toán chi phí, lợi nhuận phải chính xác, cẩn thận.

- Dự kiến được kế hoạch nuôi cho vụ sau sát với điều kiện thực tế, khả thi. - Cần ghi nhật ký và lưu trữ đầy đủ hồ sơ theo quy định.

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : I. Vị trí, tính chất của mô đun :

Mô đun thu hoạch và bảo quản tôm sú là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề “nuôi tôm sú”, được bố trí học sau các mô đun chuyên môn khác: Xây dựng ao, chuẩn bị ao nuôi; chọn và thả giống; quản lý, chăm sóc; phòng và trị bệnh tôm sú; có nội dung thực hành, bài tập và có một phần lý thuyết để giới thiệu, hướng dẫn.

Thu hoạch và bảo quản tôm là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành; được giảng dạy và thực hành tại cơ sở dạy nghề, tại địa phương, các trang trại nuôi tôm có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết.

II. Mục tiêu:

Học xong mô đun này học viên có khả năng:

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun thu hoạch và bảo quản tôm sú (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)