Dự kiến kế hoạch nuôi tiếp theo 1 Lập kế hoạch

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun thu hoạch và bảo quản tôm sú (Trang 58 - 60)

C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học học viên

3. Dự kiến kế hoạch nuôi tiếp theo 1 Lập kế hoạch

3. 1 Lập kế hoạch

- Lập kế hoạch dài hạn:

Kế hoạch dài hạn là kế hoạch nuôi tôm cho thời kỳ dài trên 1 năm như kế hoạch 3 năm, 5 năm... để lập được kế hoạch này các chủ trang trại phải căn cứ vào chủ trương phát triển chung của chính quyền địa phương về phát triển kinh tế vĩ mô.

Những nội dung cơ bản của kế hoạch dài hạn của trang trại gồm: + Phát triển quy mô tranh trại.

+ Kiến thiết cơ bản, phát triển vốn đầu tư.

+ Đổi mới các máy móc thiết bị kỹ thuật, quy hoạch đất đai cho trang trại. + Đào tạo và sử dụng sức lao động.

+ Tổ chức đời sống cho người lao động trong xu thế xây dựng nông thôn mới. + Vốn và lợi nhuận.

Nội dung cụ thể của kế hoạch dài hạn được thiết lập hệ thống biểu mẫu với những chỉ tiêu hợp lý làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động sản xuất của trang trại.

- Lập kế hoạch ngắn hạn:

Kế hoạch ngắn hạn là kế hoạch sản xuất nuôi tôm hàng năm. Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở của kế hoạch dài hạn và những năm sau phải tiến dần tới mục tiêu của kế hoạch dài hạn nghĩa là mục tiêu của năm sau phải cao hơn mục tiêu của năm trước.

3.2. Xác định các điều kiện cần thiết cho vụ nuôi

3.2.1 Thị trường tiêu thụ, giá cả, xu hướng phát triển...

Các thông tin về thị trường là hết sức quan trọng quyết định đầu ra và quy mô, xu hướng phát triển…cho trại nuôi, từ đó có cơ sở đó xây dựng chiến lược đối với khách hàng, chiến lược sản phẩm và chiến lược đối với những đối thủ cạnh tranh về thị trường như: Thị trường và đối thủ trong nước; thị trường và đối thủ ở nước ngoài; Giá cả lên xuống; Xu hướng phát triển của nghề trên thế giới; Lợi nhuận; Nguồn và giá cả con giống ...

Vốn là một trong những điều kiện quan trọng nhất của sản xuất ở trang trại. Vốn trong trang trại bao gồm:

+ Vốn từ các nguồn (chủ trang trại, vốn vay, được đóng góp để liên kết và liên doanh…).

Muốn có đủ vốn cho trang trại để phát triển sản xuất cần phải có các giải pháp để thu hút vốn, kêu gọi đầu tư tài trợ.

+ Vốn trong trng trại nuôi đươc chia thành 2 loại: Vốn cố định và vốn lưu động

Vốn cố định: biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định có thời gian sư dụng trên 1 năm có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên: Hệ thông ao nuôi, cống, mương... Vốn lưu động của trang trại: là hình thức biểu hiện bằng tiền của tất cả các tài sản lưu động (con giống, phân bón, thức ăn, thuốc, lưới…)

3.2.3 Điều kiện về kỹ thuật và lao động kỹ thuật:

Kỹ thuật và lao động kỹ thuật được hiểu là toàn bộ công cụ, các tư liệu lao động và cán bộ kỹ thuật cùng với quy trình công nghệ để sản xuất ra sản phẩm. Nước ta đang trong quá trình từng bước thực hiện công nghiệp hoá – hiện đại hoá đặc biệt là cho các ngàng sản xuất nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng, do đó các trang trại phải ưu tiên phát triển kỹ thuật để phù hợp với xu thế chung của thời đại.

Đối với trang trại để thực hiện ưu tiên về kỹ thuật cần quan tâm đến các nội dung sau:

+ Đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất của trang trại.

+ Hiện tại đã có những tiến bộ kỹ thuật nào đã áp dụng và sẽ được áp dụng vào sản xuất nuôi của trang trại.

+ Tìm giải pháp tiếp cận và lựa chọn kỹ thuật nuôi mới, cần tìm hiểu đến công nghệ nuôi tiến tiến trên thế giới.

+ Cần phải áp dụng các kỹ thuật công nghệ mới vào thực tế một cách có hiệu quả.

Theo Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về điều kiện lao động kỹ thuật trong các cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:

+ Cơ sở nuôi tôm có diện tích nuôi nhỏ hơn 5 ha phải có ít nhất một người tham gia khoá tập huấn, đào tạo về quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú,

tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc có người tham gia khoá tập huấn, đào tạo về nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm.

+ Cơ sở nuôi tôm có diện tích nuôi từ 5 đến 20 ha phải có ít nhất một cán bộ trung cấp nuôi trồng thủy sản.

+ Cơ sở nuôi tôm có diện tích nuôi lớn hơn 20 ha phải có ít nhất một cán bộ là kỹ sư nuôi trồng thủy sản.

3.2.4 Sản phẩm của trang trại:

Sau khi có được những thông tin về nhu cầu và thị hiếu của khách hàng từ đó quyết định chiến lược sản phẩm trên cơ sở chuyên môn hoá, tập trung hoá ở một quy mô hợp lý.

+ Sử dụng đầy đủ hợp lý nguồn đất, nước cũng như các tài nguyên khác. + Khắc phục được tính thời vụ.

+ Phối hợp một cách hợp lý giữa sản xuất và dịch vụ tiêu thụ.

+ Sản phẩm của trang trại là tôm thương phẩm phải đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn quy định về an toàn thực phẩm để tạo được uy tín cho thương hiệu của mình trên thị trường;

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun thu hoạch và bảo quản tôm sú (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)