Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần may Nam Hà (Trang 38)

3.4.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành công đạt được thì cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần may Nam Hà còn mắc phải những hạn chế cần sớm khắc phục và hoàn thiện như:

- Cấu trúc tổ chức bộ máy quản trị nhân lực chưa phù hợp với quy mô công ty. - Số lượng nhân viên nhân sự chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động.

- Trình độ nhân viên nhân sự không phù hợp, nhân viên nhân sự mới chỉ được đào tạo những lý luận cơ bản trong quản trị nhân lực và ứng dụng trong những công việc mà họ được giao.

- Bộ phận nhân sự được đặt trong cùng một phòng ban với bộ phận hành chính, chưa được tách rời và không có tên gọi.

- Việc phân công công việc còn chồng chéo giữa nhân sự và hành chính, nhiệm vụ được phân công chưa phù hợp với vị trí chánh văn phòng và phó phòng.

- Các hoạt động tác nghiệp như tuyển dụng, đào tạo, đánh giá còn mang tính hành chính lối mòn, cứng nhắc nhưng lỏng lẻo, không có sự đổi mới khiến người lao động dễ luồn lách.

- Việc lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy quản trị nhân lực chưa dựa vào các căn cứ cụ thể và chính xác.

- Chỉ có giám đốc và chánh văn phòng tham gia vào việc lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy quản trị nhân lực.

3.4.2.2. Nguyên nhân

Thứ nhất, do quan điểm nhà quản trị: Nhà quản trị tại Công ty chưa thấy được

tầm quan trọng của việc tổ chức bộ máy quản trị nhân lực và hiệu quả mà nó đem lại. Đồng thời, việc hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn diễn ra bình thường, nhà quản trị quan điểm không có lý do để phải thay đổi.

Thứ hai, do hiểu biết của nhân viên phụ trách nhân sự: Do những nhân viên

phụ trách nhân sự chưa có những hiểu biết sâu rộng về tổ chức bộ máy quản trị nhân lực, do đó không có ý kiến xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy hiệu quả

Thứ ba, do khối lượng và mức độ công việc tại công ty: Tại công ty, khối lượng

công việc ít, mức độ công việc không quá phức tạp. Do đó nhà quản trị cảm thấy việc tuyển dụng thêm nhân lực là không cần thiết, khi cần có thể sử dụng những nhân lực sãn có thuộc các vị trí khác hỗ trợ. Do vậy việc phân công công việc giữa hành chính và nhân sự thường thiếu rạch ròi.

Thứ tư, thị trường lao động về nhân viên nhân sự tại Nam Định: Tại Nam Định,

cung về lao động quản trị nhân lực thấp. Có rất ít doanh nghiệp có nhân viên nhân sự có chuyên ngành quản trị nhân lực, hầu hết các doanh nghiệp đều tuyển lao động trái ngành, trái nghề về làm nhân sự, trong đó có Công ty Cổ phần may Nam Hà.

Thứ năm, do văn hóa công ty: Công ty Cổ phần may Nam Hà, tiền thân là một

doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, do đó trong cách làm việc và suy nghĩ vẫn đi theo lối mòn, chưa tiếp thu, đổi mới được. Đặc biệt là trong các hoạt động tác nghiệp của quản trị nhân lực, đang ngày càng được coi trọng và phát triển tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần may Nam Hà (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w