Kết quả phân tích dữ liệu về hình thức tổ chức bộ máy quản trị nhân lực tại Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần may Nam Hà (Trang 33 - 36)

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra của sinh viên)

Người lao động tại công ty khá thoả mãn với các hoạt động quản trị nhân lực tại công ty. Theo kết quản khảo sát, không có trường hợp nào đánh giá mức “rất kém”, tỷ lệ đánh giá tốt cao, chiếm từ 30% đến 51.43% trong mỗi hoạt động. Tuy nhiên, việc thực hiện một số hoạt động vẫn bị đánh giá ở mức kém, như hoạt động hoạch định nhân lực, có 11.43% NLĐ đánh giá kém; Hoạt động trả công có 10% NLĐ đánh giá kém,...

3.3.2. Kết quả phân tích dữ liệu về hình thức tổ chức bộ máy quản trị nhân lực tại Công ty Công ty

3.3.2.1. Sơ đồ bộ phận quản trị nhân lực tại công ty

• Cấu trúc

(Nguồn: Văn phòng Công ty Cổ phần may Nam Hà)

Hình 3.3: Cơ cấu tổ chức Văn phòng

Bộ máy quản trị nhân lực tại công ty được tổ chức theo cấu trúc giản đơn. Tuy nhiên, cấu trúc này chỉ phù hợp với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa với số lượng

Chánh văn phòng

Phó văn phòng Nhân viên nhân sự

lao động dưới 100 người. Trong khi đó, Công ty Cổ phần may Nam Hà có quy mô lớn, với số lao động năm 2014 là 623 người, bộ máy quản trị nhân lực được tổ chức theo cấu trúc giản đơn không phù hợp.

• Quy mô

Công ty có 623 người lao động, trong khi đó, cứ 80 đến 90 lao động lại cần 1 quản lý nhân sự. Để phù hợp với số lao động tại công ty, quy mô bộ phận nhân sự hiện nay là không đủ, cần bổ sung thêm 4 nhân lực nhân sự để tăng quy mô bộ phận nhân sự lên thành 7 người.

• Tên gọi

Bộ phận nhân sự tại Công ty vẫn nằm trong cùng một phòng ban với bộ phận hành chính, chưa hoạt động độc lập và tách rời hoàn toàn khỏi bộ phận hành chính.

• Trình độ nhân viên nhân sự tại công ty

Bảng 3.4: Cơ cấu trình độ, chuyên môn của lao động phụ trách nhân sự tại công ty

(Đơn vị: năm)

STT Chức danh Trình độ Chuyên ngành Kinh nghiệm

1 Chánh văn phòng Đại học May 34

2 Phó phòng Đại học Quản trị hành chính 7

3 Nhân viên nhân sự Đại học Quản trị doanh nghiệp 6

(Nguồn: Tự tông hợp theo kết quả điều tra)

Nhân sự thuộc bộ máy quản trị nhân lực đều có trình độ đại học, và không có người nào theo chuyên ngành quản trị nhân lực.

• Đánh giá của người lao động tại công ty về hình thức tổ chức bộ máy quản trị nhân lực tại công ty

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra của sinh viên)

Hình 3.4: Đánh giá của người lao động tại công ty về hình thức tổ chức bộ máy quản trị nhân lực tại công ty

Qua khảo sát, đa số người lao động cho rằng bộ máy quản trị nhân lực tại công ty được tổ chức chưa phù hợp với công ty, cần hoàn thiện với 67.14% lựa chọn. Chỉ có 15.71% NLĐ cho rằng tổ chức bộ máy hiện nay là phù hợp và 17.15% còn lại cho rằng bộ máy tổ chức quản trị nhân lực hiện nay là hoàn toàn không phù hợp cần phải thay đổi lại.

3.3.2.2. Nhiệm vụ của mỗi nhân sự phụ trách quản trị nhân lực

• Vị trí: Chánh văn phòng

Vị trí Chánh văn phòng chịu trách nhiệm chính là:

- Nghiên cứu và đề xuất việc đào tạo, tuyển dụng, đề xuất giải quyết quyền lợi tiền lương, tiền thưởng các chế độ chính sách cho NV;

- Lập các báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước; - Thư ký HTQL CL-MT-TNXH (PAS99:2012); 5S; - Phụ trách đánh giá nhà máy;

- Thư ký HĐ TĐ-KT KL. (Phụ lục 2)

Vị trí Chánh văn phòng đảm nhận nhiều trách nhiệm và nhiệm vụ của cả công tác nhân sự và công tác hành chính, không có nhiều thời gian để hoạch định chiến lược phát triển nhân lực cũng như tham mưu cho ban giám đốc về việc thay đổi các kế hoạch nhân lực phù hợp với từng giai đoạn phát triển, chuyển biến của công ty.

• Vị trí: phó phòng lao động tiền lương, thủ quỹ Vị trí phó phòng chịu trách nhiệm chính là:

- Phục vụ công tác đánh giá nhà máy, HTQL chất lượng - môi trường - trách nhiệm xã hội của phòng;

- Thủ quỹ;

- Lao động tiền lương. (Phụ lục 3)

Bộ phận nhân sự và bộ phận hành chính cùng nằm trong một phòng ban, tuy nhiên, cả chánh văn phòng và phó phòng đều tham gia vào các hoạt động nhân sự. Việc phân công không phù hợp để điều hoà hoạt động của hai bộ phận hành chính và nhân sự trong cùng một phòng ban, đồng thời dễ xảy ra sự xáo trộn trong phân công nhiệm vụ hành chính và nhiệm vụ nhân sự cho nhân viên trong phòng.

• Vị trí: Nhân viên nhân sự

- Tư vấn, chăm sóc, khám sức khỏe cho toàn thể CNV; - Phụ trách công tác BHLĐ, MT.(Phụ lục 4)

Nhân viên nhân sự chuyên phụ trách vấn đề sức khoẻ và bảo hộ lao động người

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần may Nam Hà (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w