tại Công ty Cổ phần may Nam Hà
3.3.1. Kết quả phân tích dữ liệu về chức năng, nhiệm vụ của phòng “Văn phòng” tại Công ty tại Công ty
3.3.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận phụ trách công tác nhân sự tại công ty
• Chức năng
Tham mưu giúp việc Ban giám đốc về công tác quản lý nhân viên, lao động tiền lương và công tác tài chính của công ty.
• Nhiệm vụ:
- Hoạch định nhân lực
Công tác hoạch định nhân lực ở công ty được thực hiện khá đơn giản. Công ty tổ chức thu thập và xử lý thông tin trong nội bộ doanh nghiệp, từ đó tiến hành phân tích thực trạng nguồn nhân lực tại công ty về số lượng và chất lượng và đưa ra kế hoạch tuyển dụng và đào tạo phù hợp.
- Lập và triển khai các kế hoạch tuyển dụng
Hàng năm, theo yêu cầu thực tế công việc, Công ty tổ chức tuyển dụng lao động. Nguồn tuyển dụng của công ty bao gồm cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Quy trình tuyển dụng bao gồm các bước: thông báo tuyển dụng, thu nhận và xử lý hồ sơ, phỏng vấn sơ tuyển, thi tuyển và quyết định tuyển dụng. Quy trình tuyển dụng hợp lý, giúp người lao động thể hiện được năng lực chuyên môn, khả năng công tác cũng như những hiểu biết khác của mình, đồng thời giúp công ty có thể tuyển dụng được nhân viên phù hợp, đáp ứng nhu cầu công ty. Trong quá trình tuyển dụng, công ty sẽ xét ưu tiên cho con em của nhân viên đang làm việc tại công ty và đặc biệt ưu tiên tuyển dụng công nhân có tay nghề bậc cao và những người được đào tạo cơ bản hệ chính qui có ngành nghề phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.
- Bố trí, sắp xếp, sử dụng lao động; thực thi các thủ tục bổ nhiệm, tái bổ nhiệm người lao động
Để mang lại hiệu quả công việc và phát huy tốt khả năng làm việc của người lao động, bộ phận quản trị nhân lực đã chú ý đến việc xem xét, bố trí công việc theo đúng khả năng và chuyên ngành mà người lao động được đào tạo. Không xảy ra trường hợp NLĐ không có biệc làm, bỏ sót công việc khi phân công hay công việc bị chồng chéo. Đồng thời thông qua kết quả đánh giá và đào tạo của người lao động, bộ phận quản trị nhân lực cũng đã tiến hành luân chuyển, bổ nhiệm nhân sự một cách hợp lý và kịp thời.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo và tiến hành bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân lực
Bộ phận quản trị nhân lực thường tổ chức đào tạo mới trong doanh nghiệp cho nhân viên mới ngay sau khi kết thúc hoạt động tuyển dụng. Đối với nhân viên đang làm việc, công ty có chế độ hỗ trợ tiền học phí và thời gian để có điều kiện vừa học, vừa làm.
Công ty cổ phần may Nam Hà là một đơn vị có cách tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề CBCNV - LĐ trong nội bộ rất tốt. Công ty tiến hành đa dạng hóa hình thức đào tạo trong đó có đào tạo tại chỗ và đào tạo qua các trường.
+ Với hình thức đào tạo tại chỗ: Hàng năm Công ty tổ chức cho CBCNV - LĐ học tập nâng cao tay nghề tại cơ quan, học tập được tổ chức theo từng đợt dưới nhiều hình thức khác nhau như: Sinh hoạt chuyên đề, tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức thông qua thi nâng bậc, tay nghề. Giáo viên trực tiếp giảng dạy là cán bộ quản lý trong Công ty (những người có đủ năng lực, kiến thức chuyên môn).
+ Với hình thức đào tạo tập trung tại các trường: Công ty sẽ tiến hành cử người đi học khi có nhu cầu đào tạo. Những người được cử đi học được hưởng chế độ theo các qui định của Công ty. Những người thuộc diện xin đi học, Công ty tạo điều kiện về mặt thời gian cho đi học, khi về làm việc có chế độ hỗ trợ một phần kinh phí.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch đánh giá nhân lực trong từng giai đoạn Quy trình đánh giá mà bộ phận quản trị nhân lực sử dụng bao gồm có các bước: xác định tiêu chí đánh giá; chuẩn bị đánh giá, tiến hành đánh giá, hoàn tất đánh giá và lưu hồ sơ. Trong đó, tiêu chí đánh giá của công ty được xây dựng dựa trên bản tiêu chuẩn công việc. Công ty sử dụng kết hợp hai phương pháp đánh giá là phương pháp thang điểm và phương pháp nhật ký ghi chép. Trong quá trình tiến hành đánh giá, sẽ dựa vào kết quả của bản tự đánh giá của NLĐ, bản đánh giá của tổ trưởng người phụ trách trực tiếp của NLĐ và cuối cùng là đánh giá của lãnh đạo.
Việc đánh giá được tiến hành theo tháng với lao động văn phòng và theo ngày đối với lao động trực tiếp tại các phân xưởng. Định kỳ mỗi quý, năm sẽ có đánh giá tổng hợp để thực hiện khen thưởng, nâng lương, đề bạt, kỷ luật,… Ví dụ như mỗi tháng, lao động tại công ty sẽ được xếp loại theo các mức A, B, C, với mỗi mức lại có các tiêu chuẩn đạt được khác nhau.
- Trả công lao động và thực hiện các thủ tục giải quyết chế độ phụ cấp, hưu trí và các chế độ chính sách khác cho người lao động.
Thu nhập bình quân của người lao động được cải thiện qua các năm, cụ thể năm 2012 là 4.421.000 đồng, năm 2013 là 5.149.000 đồng và nửa đầu năm 2014 là 5.821.000 đồng. Tiền lương tối thiểu của NLĐ tăng dần qua các năm: tháng 10 năm 2011 là 1.900.000đ, từ tháng 01 năm 2013 là 2.000.000đ, năm 2014 là 2.360.000đ cho 26 ngày công, 8h làm việc; nếu phải làm thêm giờ đều được trả tiền làm thêm, trợ cấp lao động A, tiền chuyên cần, tiền thưởng năng suất, mã hàng…; thực hiện bù lương cho NLĐ khi không đủ lương.
Ngoài ra, người lao động còn được hưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp và bảo hiểm theo quy định của pháp luật: như phụ cấp lao động nữ nuôi con nhỏ, hỗ trợ lao động có con bị khuyết tật bẩm sinh,…
- Thực hiện công tác bảo hộ lao động, môi trường
Hàng quý gửi mẫu nước đi xét nghiệm; hàng năm đo kiểm môi trường lao động và nước thải, lập kế hoạch, công tác bảo hộ lao động, môi trường; tiến hành kiểm tra công tác bảo hộ lao động, môi trường hàng ngày, tháng, 6 tháng, năm.
- Lưu trữ thông tin người lao động
Người lao động sau khi ký kết hợp đồng lao động với công ty sẽ cũng cấp toàn bộ thông tin cá nhân đưa vào hồ sơ lưu trữ. Đồng thời, hồ sơ người lao động sẽ liên tục được cập nhật các dữ liệu về kết quả đánh giá quá trình làm việc, về việc luân chuyển, bổ nhiệm,...
• Đánh giá:
Bộ phận quản trị nhân lực tại công ty đã thực hiện khá đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của bộ phận. Duy chỉ có nhiệm vụ “nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ cấu tổ chức của các đơn vị trong tổ chức phù hợp với tình hình phát triển của tổ chức theo từng giai đoạn” là chưa được đưa vào thực hiện.
3.3.1.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ
• Nhiệm vụ tuyển dụng được thực hiện đầy đủ và hiệu quả, thể hiện qua số nhân lực được tuyển dụng hàng năm:
Bảng 3.2: Các chỉ số đo kết quả tuyển dụng nguồn nhân lực
(Đơn vị: người)
STT Tuyển dụng lao động Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng / 2014
1 Nhân viên KT 02 0 0 0
2 CN và LĐ khác 35 19 11 13
(Nguồn: Văn phòng Công ty Cổ phần may Nam Hà)
• Việc tiến hành đào tạo cũng được thực hiện đúng theo nhiệm vụ của bộ phận quản trị nhân lực, được thể hiện qua số lao động được đào tạo hàng năm:
Bảng 3.3: Số lao động được đào tạo hàng năm
(Đơn vị: người) STT Hình thức ĐT Năm thực hiện 2011 2012 2013 6 tháng 2014 1 Tại chỗ 126 85 358 56 2 Dài hạn 15 9 0 0 3 Ngắn hạn 8 03 0 0
(Nguồn: Văn phòng Công ty Cổ phần may Nam Hà)
• Người lao động được trả lương đầy đủ và kịp thời, không xảy ra hiện tượng nợ, thiếu lương; được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách theo quy định pháp luật. • Nhờ có hiệu quả của hoạt động đánh giá thực hiện công việc của NLĐ mà công
ty đã có những quyết định khen thưởng, kỷ luật kịp thời, công bằng, góp phần thúc đẩy NLĐ nâng cao hiệu quả công việc.
• Đánh giá của người lao động tại công ty về tình hình thực hiện nhiệm vụ của bộ phận quản trị nhân lực tại công ty
Hình 3.2: Đánh giá của người lao động về tình hình thực hiện nhiệm vụ của bộ