Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Trường Cao đẳng nghề Kỹ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ về tài chính tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Tuyên Quang (Trang 40)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Trường Cao đẳng nghề Kỹ

– Công nghệ Tuyên Quang

3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức

- Hội đồng trường - Ban Giám Hiệu - Các Hội đồng tư vấn - Các phòng chức năng + Phòng Đào tạo

+ Phòng Tổ chức - Hành chính + Phòng Tài chính - Kế toán

+ Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế + Phòng quản lý và khai thác thiết bị

- Các khoa chuyên môn: + Khoa Cơ khí

+ Khoa Điện - Điện tử - Công nghệ thông tin + Khoa Cơ giới

+ Khoa Kinh tế

+ Khoa Khoa học cơ bản + Trung tâm đào tạo lái xe

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong các đơn vị trên, thì phòng Tài chính – Kế toán là đơn vị có chức năng, nhiệm vụ quản lý mảng tài chính của nhà trường. Cụ thể:

+ Giúp Hiệu trưởng quản lý công tác tài chính, lập kế hoạch thu – chi hàng quý, hàng năm của trường, thực hiện các khoản thu, chi, lập quyết toán hàng quý, hàng năm theo đúng quy định về chế độ kế toán – tài chính của nhà nước.

+ Tổ chức kiểm tra các khoản thu và việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư và chi phí khác trong trường, tổ chức kiểm kê theo định kỳ đánh giá tài sản, thiết bị kỹ thuật theo quy định của nhà nước.

Phòng Tài chính-Kế toán gồm 5 cán bộ, viên chức, trong đó có 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 03 nhân viên.

Qua kết quả điều tra trong khuôn khổ của đề tài, khi thực hiện câu hỏi về tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán tại đơn vị, có 18/30 (chiếm 60%) người được hỏi cho rằng việc tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán của trường đến nay là hợp lý và hoạt động có hiệu quả. Trong khi đó có 2/30 (chiếm 6,7%) người không đồng ý với ý kiến trên (xem phụ lục 1).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 3.1. Tổ chức quản lý bộ máy

HIỆU TRƢỞNG CÁC PHÓ HIỆU TRƢỞNG Hội đồng trƣờng và các hội đồng Tƣ vấn Tổ chức Đảng, đoàn thể Khoa Cơ khí Khoa Điện - Điện tử - Công nghệ TT

Khoa Cơ giới Phòng

Đào tạo

Phòng Tổ chức - HC

CÁC LỚP HỌC SINH, SINH VIÊN

Trung tâm Đào tạo lái xe Khoa Kinh tế

Khoa Khoa học cơ bản

T. tâm Liên kết & GT việc làm Phòng Tài chính-Kế toán Phòng NCKH và hợp tác quốc tế Phòng Quản lý, khai thác thiết bị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ

- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

- Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo.

- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.

- Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động–Thương binh và Xã hội.

- Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

- Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề - Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp.

- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề.

- Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội.

- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.

- Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của trường theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

3.2. Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Trƣờng Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang

3.2.1. Sự hình thành cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang – Công nghệ Tuyên Quang

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 740/QĐ-CT ngày 15/6/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang và căn cứ vào Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thưc hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/09/2007 sửa đổi Thông tư số 71/2006/TT-BTC.

Từ đó, Nhà trường đã xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tài chính gửi Sở Tài chính Tuyên Quang thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Căn cứ vào quy định về việc phân loại đơn vị sự nghiệp và mức kinh phí NSNN bảo đảm hoạt động thường xuyên, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ra quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang, theo đó xác định nhà trường thuộc đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, trong đó có Trung tâm đào tạo lái xe là đơn vị tự đảm bảo 100% chi phí hoạt động

Căn cứ vào phân loại đơn vị sự nghiệp và kinh phí ngân sách Nhà nước cấp đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định tại các điều 10, 11, 12, 13, 14,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

15, 16, 17, 18,19, 20, tại mục 1, mục 2 chương 3 Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ bao gồm:

- Quy định về nguồn tài chính và quyền tự chủ về một số khoản thu, mức thu - Quy định về nội dung chi và quyền tự chủ về sử dụng nguồn tài chính - Quy định tự chủ về sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm - Quy định quyền tự chủ về sử dụng các quỹ

- Quy định quyền tự chủ huy động vốn - Quy định quyền quản lý và sử dụng tài sản

3.2.2. Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang Công nghệ Tuyên Quang

3.2.2.1. Thực trạng nguồn tài chính của đơn vị

Nguồn thu tài chính của nhà trường chủ yếu ba nguồn chính đó là: Ngân sách nhà nước cấp, thu sự nghiệp và thu dịch vụ.

* Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp, bao gồm:

- Kinh phí hoạt động thường xuyên (Chi lương, chi thường xuyên) - Kinh phí chương trình mục tiêu

- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản

- Kinh phí hoạt động không thường xuyên (Mua sắm thiết bị, tinh giản biên chế, miễn giảm học phí, hỗ trợ học tập nâng cao trình độ…)

* Nguồn thu sự nghiệp, bao gồm:

- Thu học phí, lệ phí các lớp hệ dài hạn: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề - Thu sự nghiệp khác: Thu từ nguồn tài trợ, viện trợ, thu từ tiền bán sản phẩm thực tập, phế liệu thu hồi….

* Nguồn thu dịch vụ đào tạo, bao gồm:

- Thu dịch vụ đào tạo nghề lái xe ô tô, xe máy

- Thu dịch vụ liên kết đào tạo, đào tạo theo nhu cầu xã hội - Thu dịch vụ gia công cơ khí, sửa chữa ôtô, lắp đặt điện…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1: Tổng hợp nguồn kinh phí, cơ cấu nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Nội dung

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ 1 Kinh phí hoạt động thường xuyên 2.814 22,5% 3.884 38,0% 3.939 37,1% 2 Kinh phí hoạt động không thường xuyên (mua sắm thiết bị)

2.780 22,2% 3.000 29,4% 0 0

3

Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia (mua sắm thiết bị)

2.855 22,8% 3.144 30,7% 5.000 47,0% 4 Kinh phí đầu tư xây

dựng cơ bản 4.000 31,9 0 0 1.466 13,8%

5 Kinh phí không thường

xuyên khác 70 0,6 190 1,9% 220 2,1%

Tổng cộng 12.519 100% 10.218 100% 10.625 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang các năm 2011, 2012, 2013)

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2011 2012 2013 KPHĐ Thường xuyên KPHĐ không TX KP CTMT Quốc Gia KPĐT XDCB KPHĐ KTX khác

Biểu đồ 3.1: Nguồn kinh phí, cơ cấu nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp giai đoạn 2011 - 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua nghiên cứu nguồn thu, cơ cấu nguồn thu theo bảng 3.1 cho thấy:

- Kinh phí hoạt động thường xuyên: kinh phí hoạt động thường xuyên qua các năm chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn NSNN cấp và tương đối ổn định qua các năm được giao dự toán (2012, 2013) do nhà trường được giao ổn định 65 biên chế giai đoạn 2010-2015. Trong năm 2012, số kinh phí được cấp vượt trội so với năm 2011 là do thực hiện Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.

- Kinh phí hoạt động không thường xuyên - mua sắm thiết bị dạy nghề: trong năm 2011 và năm 2012, được sự quan tâm của UBND tỉnh Tuyên Quang, nhà trường đã được đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề điện công nghiệp, nghề cơ khí và nghề công nghệ thông tin. Đến năm 2013, do Ngân sách địa phương hạn chế nên nhà trường không còn được thụ hưởng nguồn kinh phí trên.

- Kinh phí chương trình mục tiêu Quốc gia: Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm và dạy nghề - Dự án đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 – 2015, Trường CĐN Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang được thụ hưởng kinh phí đầu tư mua sắm thiết bị dạy nghề cho 3 nghề trọng điểm, trong đó có 2 nghề trọng điểm cấp khu vực ASEAN là nghề điện công nghiệp, nghề hàn và 01 nghề trong điểm cấp quốc gia là nghề vận hành máy thi công nền. Đây là nguồn kinh phí tương đối ổn định và được phân bổ từ Ngân sách Trung ương. Với nguồn kinh phí này, nhà trường đã đầu tư đồng bộ theo từng phòng thực hành đạt chuẩn góp phần nâng cao năng lực dạy nghề theo quy định của TCDN, đáp ứng việc giảng dạy phù hợp với các lĩnh vực theo yêu cầu tuyển dụng lao động trong và ngoài nước.

- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản : Thực hiện dự án đầu tư xây dựng trường, từ năm 2007 đến năm 2011 nhà trường đã đầu tư xây dựng hoàn thiện giai đoạn I với số vốn trên 40 tỷ đồng, tổng diện tích nhà làm việc và nhà xưởng thực hành là trên 9.000m2.

- Kinh phí hoạt động không thường xuyên khác : Hỗ trợ tinh giản biên chế, hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ, miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên ... Đây là những khoản chi hỗ trợ của Nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện đúng các chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong điều kiện ngân sách của địa phương còn hạn chế, ngoài kinh phí hoạt động thường xuyên (trong đó có 40% nguồn thu đơn vị phải bổ sung) thì các nguồn kinh phí khác để đầu tư mua sắm thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất có xu hướng giảm. Do đó nhà trường luôn xác định việc huy động, quản lý và sử dụng tốt các nguồn lực là một trong những điều kiện tiên quyết giúp cho nhà trường luôn phát triển ổn định, bền vững và đi lên.

Bảng 3.2: Tổng hợp nguồn thu, cơ cấu nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Nội dung

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ 1 Thu học phí, lệ phí các lớp hệ cao đẳng nghề, trung cấp nghề 1.755 85,1% 1.510 85,6% 1.300 88,5% 2 Thu hoạt động sự nghiệp khác 307 14,9% 254 14,4% 169 11,5% Tổng cộng 2.062 100% 1.764 100% 1.469 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang các năm 2011, 2012, 2013)

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2011 2012 2013 Thu HP, LP các lớp CĐN, TCN Thu sự nghiệp khác

Biểu đồ 3.2: Nguồn thu, cơ cấu nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2011-2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua nghiên cứu nội dung thu tại bảng 3.2, cơ cấu từng nguồn thu hoạt động sự nghiệp của nhà trường giai đoạn 2011-2013 cho thấy:

- Thu học phí, lệ phí chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số nguồn thu sự nghiệp tại đơn vị và có sự giảm theo từng năm. Hàng năm, mức thu học phí của các hệ cao đẳng nghề, trung cấp nghề đều tăng, tuy nhiên so sánh với quy mô tuyển sinh học sinh, sinh viên học nghề hàng năm như sau: Năm 2011 mức thu học phí do Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang quy định là từ 200.000đ – 250.000đồng/học sinh/tháng, với số học sinh, sinh viên bình quân là: 800 học sinh/ năm học. Năm 2012, mức thu học phí được điều chỉnh tăng lên từ 220.000đ – 280.000đồng/học sinh/tháng, với số học sinh, sinh viên bình quân là: 600 học sinh/ năm học, giảm 25% so với năm trước. Năm 2013, mức thu học phí được điều chỉnh tăng lên từ 250.000đ – 310.000đồng/học sinh/tháng, với số học sinh, sinh viên bình quân là: 460 học sinh/ năm học, giảm 23% so với năm 2012 và giảm 42% so với năm 2013. Thực tế hiện nay cho thấy số lượng học sinh của các cấp học dưới cũng giảm dần, tâm lý gia đình luôn muốn cho con đi học Đại học, đồng thời học sinh cũng có nhiều cơ hội học tập ở các trường Đại học công lập, dân lập… nên việc thu hút người học nghề tại nhà trường luôn gặp nhiều khó khăn.

- Thu từ hoạt động sự nghiệp khác: đây là nguồn thu chiếm tỷ lệ nhỏ trong

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ về tài chính tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Tuyên Quang (Trang 40)