Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ về tài chính tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Tuyên Quang (Trang 33)

5. Bố cục của luận văn

1.3.2. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính

Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật-Công nghệ Tuyên Quang

Qua tìm hiểu thực tế của ba cơ sở giáo dục, dạy nghề về cơ chế tự chủ tài chính, có thể rút ra những bài học sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thứ nhất, phần lớn các đơn vị đều chủ động xây dựng mức thu, nội dung và

định mức chi dựa trên khung quy định của nhà nước và nguồn thu được thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Thứ hai, quyền lợi và chế độ của người lao động được thực hiện công bằng,

người nào làm nhiều hưởng nhiều, làm hiệu quả cao thì hưởng cao... tạo sự công bằng, đoàn kết trong tập thể và khuyến khích người lao động năng động, tìm kiếm nguồn thu cho đơn vị.

Thứ ba, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, phần lớn các đơn vị đã đổi mới

phương thức hoạt động, tiết kiệm chi, thu nhập đã từng bước được nâng cao. Nguồn thu sự nghiệp, cùng với nguồn kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên đã góp phần bảo đảm bù đắp nhu cầu tiền lương tăng thêm cho cán bộ, nhân viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

1/ Vì sao phải xây dựng cơ chế tự chủ tài chính cho các trường đại học, cao đẳng công lập?

2/ Thực trạng cơ chế tự chủ về tài chính tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật– Công nghệ Tuyên Quang những thuận lợi và khó khăn?

3/ Các giải pháp cần có để hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang?

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1.Phương phápthuthậpsốliệu

- Nguồn số liệu chủ yếu được thu thập qua khảo sát thực tế tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang.

- Thông qua phỏng vấn các nhà lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của nhà trường và trưởng phòng Tài chính – Kế toán của đơn vị.

2.2.2.Phương phápnghiêncứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau bao gồm các phương pháp nghiên cứu định tính: thông qua việc thu thập tài liệu trong các báo cáo, tạp chí nghiên cứu chuyên ngành để phân tích, thống kê và so sánh, và phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua phương pháp điều tra xã hội học, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia..., tác giả sử dụng phiếu phỏng vấn và nhận ý kiến đánh giá từ 30 người thuộc các đối tượng như: Cán bộ quản lý; trưởng phó các phòng, khoa, trung tâm; cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên và phụ huynh.

Nội dung phỏng vấn tập trung vào một số lĩnh vực liên quan đến công tác quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang. Cụ thể như:

- Về tổ chức bộ máy quản lý tài chính, kế toán

+ Tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật-Công nghệ Tuyên Quang đến nay là hợp lý và hoạt động có hiệu quả?

+ Mô hình quản lý tài chính gồm trưởng, phó phòng Tài chính-Kế toán đã được sử dụng hợp lý?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Về quản lý và sử dụng nguồn thu

Nguồn thu của đơn vị là điều kiện quan trọng để thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Căn cứ tình hình thực tế về các nguồn thu, phương pháp thu... Tác giả tập trung vào các câu hỏi chính như sau:

+ Việc quy định mức thu học phí của các ngành đào tạo là phù hợp với tình hình thực tế?

+ Nên thu học phí tập trung tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang thông qua ngân hàng đối với học phí chính quy?

+ Nên tăng học phí của sinh viên để tăng khả năng tự chủ về tài chính trong mọi hoạt động của Trường?

+ Nên tăng cường nguồn thu để nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo của nhà trường

- Về quản lý và sử dụng các khoản chi

Tác giả nhận thấy việc phân bổ và sử dụng có hợp lý hay không các nguồn kinh phí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của đơn vị cũng như chất lượng đời sống của cán bộ, giáo viên. Những nội dung phỏng vấn về việc sử dụng các khoản chi gồm:

+ Cơ cấu chi giữa 3 nội dung (Chi thanh toán cho cá nhân; chi về hàng hóa, dịch vụ; các khoản chi khác) hiện nay là phù hợp?

+ Nên thống nhất mức chi tiền lương tăng thêm và thanh toán giờ giảng cho giảng viên

- Về công tác lập dự toán, quyết toán hàng năm

+ Công tác lập dự toán hàng năm của đơn vị đảm bảo được tính chính xác, kịp thời và có khoa học?

+ Công tác lập báo cáo, thẩm tra, kiểm tra tài chính đảm bảo tính chính xác, kịp thời và có khoa học?

+ Đơn vị đã thực hiện tốt công tác hạch toán, quyết toán tài chính hàng năm?

+ Việc lập báo cáo, phân tích Báo cáo tài chính của đơn vị đảm bảo đúng quy định của Nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý nhằm mục tiêu đưa ra phương hướng phát triển và hoàn thiện hơn cơ chế tự chủ trong lĩnh vực tài chính?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Công khai tài chính của Trường đảm bảo đúng nội dung, hình thức và thời điểm công khai?

+ Công tác thẩm tra quyết toán hàng quý, năm của Trường đã chấn chỉnh kịp thời những sai sót, nâng cao hiệu quả công tác tài chính trên cơ sở tự chủ?

+ Trường đã thực hiện tốt công tác tự kiểm tra tài chính hàng năm?

+ Các chế độ chính sách Nhà nước ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trường nâng cao được khả năng tự chủ về tài chính?

+ Đơn vị đã thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tài chính hiện nay?

- Về cán bộ làm công tác tài chính

+ Chất lượng của cán bộ làm công tác tài chính tại đơn vị đáp ứng được yêu cầu đặt ra?

+ Đơn vị đã làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính?

2.2.3.Phương phápxửsốliệu

Thông tin thu thập sẽ được tập hợp, phân loại và xử lý bằng phần mềm Excel để tổng hợp và hệ thống hóa theo những tiêu thức cần thiết.

Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tác giả sử dụng các phương pháp miêu tả, so sánh đối chiếu nhằm đánh giá thực trạng và tác động của hoạt động tự chủ tài chính đối với hoạt động của đơn vị.

Phương pháp so sánh, đối chiếu: được sử dụng để so sánh nhằm xác định

sự thay đổi về:

- Quy mô đào tạo các hệ trong từng năm.

- Nguồn thu tài chính, nguồn kinh phí hoạt động, chênh lệch thu chi (nếu có). Từ đó đánh giá vấn đề tự chủ về tài chính và q u á t r ì n h phát triển của n h à t rường qua các năm.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Theo cơ chế của Nhà nước, chính sách xã hội hóa giáo dục ở các trường công lập cũng như ngoài công lập đã tạo điều kiện cho các trường tự chủ hơn về tài chính và làm giảm bớt gánh nặng về tài chính cho ngân sách Nhà nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để hoàn thiện về cơ chế tự chủ tài chính ở Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang cần nghiên cứu một số nhóm chỉ tiêu sau:

2.3.1.Nhóm chỉtiêuvềdựtoán

- Lập kế hoạch thu chi tài chính và đề án khoán chi cho các đơn vị trong nhà trường.

- Thực hiện kế hoạch, đề án thu chi tài chính. - Quyết toán tài chính.

2.3.2.Nhóm chỉtiêuvềcáckhoảnthu

Các nguồn thu hợp pháp, được phép thu và sử dụng đối với các trường công lập ( học phí, lệ phí tuyển sinh, lệ phí xét tuyển, dịch vụ phục vụ cho hoạt động đào tạo...) ghi rõ tên nguồn thu, số thu, việc thực hiện chi tiêu, hạch toán và quản lý tài chính đối với các nguồn thu.

2.3.3.Nhóm chỉtiêuvềcáckhoảnchi

- Chi lương, chi thường xuyên: đánh giá khả năng về nguồn thu đáp ứng cho nhu cầu hoạt động đào tạo của đơn vị đối với từng bậc đào tạo cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nghề.

- Chi không thường xuyên: đánh giá sự tự chủ về các khoản chi khác phát sinh trong quá trình hoạt động.

- Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề: đánh giá mức độ đáp ứng trong việc đầu tư nhà xưởng, phòng học, thiết bị dạy nghề nhằm đáp ứng với các quy định của Tổng cục Dạy nghề đối với từng ngành nghề đào tạo.

2.3.4.Nhóm chỉtiêuvềchênhlệch thu-chitàichính

Hàng năm, sau khi đã trang trải các khoản chi phí, nộp thuế. Trường hợp có chênh lệch thu chi sẽ trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, chi tăng thu nhập cho cán bộ giáo viên và trích lập các quỹ khác. Qua đó đánh giá được hiệu quả việc thực hiện các nguồn kinh phí.

Đánh giá kết quả hoạt động của Trường nhằm tìm ra những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại và đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn khắc phục những tồn tại với mục tiêu phát triển và đưa ra những cơ chế tài chính phù hợp để hoàn thiện bộ máy tài chính cũng như sự ổn định của Trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về Trƣờng CĐN Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang

3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Trường CĐN Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang Tuyên Quang

Trường Kỹ nghệ Tuyên Quang được thành lập theo Quyết định số 62/2003/QĐ-UB ngày 05 tháng 05 năm 2003 của UBND tỉnh Tuyên Quang.

Ngày 05/02/2007 UBND tỉnh Tuyên Quang có Quyết định số 37/QĐ-UB về việc chuyển Trường Kỹ nghệ Tuyên Quang thành Trường Trung cấp nghề Tuyên Quang.

Ngày 12 tháng 05 năm 2010 Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có Quyết định số 596/QĐ-LĐTBXH về việc thành lập Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang trên cơ sở nâng cấp Trường Trung cấp nghề.

Nhiệm vụ trọng tâm của Trường là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Tuyên Quang, đáp ứng nhu cầu lao động cho các khu công nghiệp trong tỉnh, khu vực và toàn quốc.

Trong thời gian xây dựng và phát triển, Nhà trường luôn chủ động khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục, đào tạo được giao. Từ khi được nâng cấp lên thành trường Cao đẳng nghề, Nhà trường đã xây dựng, biên soạn mới các nội dung, chương trình đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các ngành nghề theo chương trình khung của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Các môn học/mô đun đã áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, sử dụng các thiết bị, công nghệ mới, từng bước tiếp cận trình độ sư phạm quốc tế.

Nhà trường không ngừng đổi mới nội dung chương trình và mục tiêu đào tạo, mở thêm một số ngành nghề mới, phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất của xã hội phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn 2020.

Hiện tại, Nhà trường đang tổ chức đào tạo với tổng số 26 ngành nghề đào tạo với các trình độ: Cao đẳng nghề với các nghề cắt gọt kim loại, hàn, công nghệ ôtô, điện công nghiệp, điện dân dụng, kế toán doanh nghiệp, kỹ thuật sửa chữa lắp ráp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

máy tính; trình độ trung cấp nghề với các nghề cắt gọt kim loại, hàn, công nghệ ôtô, điện công nghiệp, điện tử dân dụng, vận hành máy thi công nền, cơ điện nông thôn; trình độ sơ cấp nghề với các nghề: hàn; kỹ thuật máy nông nghiệp, sửa chữa lắp ráp xe máy, điện dân dụng, điện lạnh, sửa chữa bơm điện, điện tử dân dụng, vận hành máy thi công nền, kỹ thuật may, kỹ thuật nề, mộc dân dụng, chăn nuôi, trồng trọt, bảo vệ thực vật, kỹ thuật làm chổi chít, lái xe các hạng.

Ngoài ra, Nhà trường còn liên kết đào tạo với các trường bạn thực hiện đào tạo một số ngành nghề trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp theo nhu cầu của người học trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang – Công nghệ Tuyên Quang

3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức

- Hội đồng trường - Ban Giám Hiệu - Các Hội đồng tư vấn - Các phòng chức năng + Phòng Đào tạo

+ Phòng Tổ chức - Hành chính + Phòng Tài chính - Kế toán

+ Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế + Phòng quản lý và khai thác thiết bị

- Các khoa chuyên môn: + Khoa Cơ khí

+ Khoa Điện - Điện tử - Công nghệ thông tin + Khoa Cơ giới

+ Khoa Kinh tế

+ Khoa Khoa học cơ bản + Trung tâm đào tạo lái xe

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong các đơn vị trên, thì phòng Tài chính – Kế toán là đơn vị có chức năng, nhiệm vụ quản lý mảng tài chính của nhà trường. Cụ thể:

+ Giúp Hiệu trưởng quản lý công tác tài chính, lập kế hoạch thu – chi hàng quý, hàng năm của trường, thực hiện các khoản thu, chi, lập quyết toán hàng quý, hàng năm theo đúng quy định về chế độ kế toán – tài chính của nhà nước.

+ Tổ chức kiểm tra các khoản thu và việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư và chi phí khác trong trường, tổ chức kiểm kê theo định kỳ đánh giá tài sản, thiết bị kỹ thuật theo quy định của nhà nước.

Phòng Tài chính-Kế toán gồm 5 cán bộ, viên chức, trong đó có 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 03 nhân viên.

Qua kết quả điều tra trong khuôn khổ của đề tài, khi thực hiện câu hỏi về tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán tại đơn vị, có 18/30 (chiếm 60%) người được hỏi cho rằng việc tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán của trường đến nay là hợp lý và hoạt động có hiệu quả. Trong khi đó có 2/30 (chiếm 6,7%) người không đồng ý với ý kiến trên (xem phụ lục 1).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 3.1. Tổ chức quản lý bộ máy

HIỆU TRƢỞNG CÁC PHÓ HIỆU TRƢỞNG Hội đồng trƣờng và các hội đồng Tƣ vấn Tổ chức Đảng, đoàn thể Khoa Cơ khí Khoa Điện - Điện tử - Công nghệ TT

Khoa Cơ giới Phòng

Đào tạo

Phòng Tổ chức - HC

CÁC LỚP HỌC SINH, SINH VIÊN

Trung tâm Đào tạo lái xe Khoa Kinh tế

Khoa Khoa học cơ bản

T. tâm Liên kết & GT việc làm Phòng Tài chính-Kế toán Phòng NCKH và hợp tác quốc tế Phòng Quản lý, khai thác thiết bị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ

- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

- Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ về tài chính tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Tuyên Quang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)