5. Bố cục của luận văn
1.3. Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại một số cơ sở giáo dục,
đào tạo
1.3.1. Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại một số cơ sở giáo dục, đào tạo đào tạo
1/ Cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng nghề Yên Bái
Trường Cao đẳng nghề Yên Bái được giao phương án tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, nguồn thu của nhà trường bao gồm ngân sách nhà nước cấp và thu sự nghiệp. Để tực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, nhà trường đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thông qua các kỳ đại hội cán bộ, công chức, viên chức và gười lao động hàng năm và có sửa đổi bổ sung khi cần thiết.
Đối với nguồn ngân sách cấp kinh phí không thực hiện tự chủ như: Chương tình mục tiêu quốc gia, đầu tư xây dựng, thực hiện miễn giảm cho sinh viện diện chính sách, thực hiện chế độ tinh giản biên chế, thực hiện theo đơn đặt hàng của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ được giao đột xuất…., nhà trường phải thực hiện đúng theo quy định, không thực hiện chi trả tăng thu nhập từ các nguồn kinh phí này.
Đối với nguồn ngân sách cấp chi lương, chi thường xuyên: NSNN cấp tiền lương và chi thường xuyên theo số biên chế được giao sau khi đã trừ 40% tổng thu từ hoạt động sự nghiệp.
Đối với các nguồn thu dịch vụ: Nhà trường thực hiện cơ chế khoán cho từng khoa để chủ động tìm kiếm, khai thác nguồn. Nhà trường xây dựng định mức thu, chi và tỷ lệ trích lại dựa trên nguồn thu cho từng khoa có hoạt động liên kết đào tạo dịch vụ để chi trả tăng thu nhập cho biên chế của khoa, số còn lại hoà cùng vào nguồn thu của nhà trường để trang chi các chi phí hoạt động thường xuyên và chi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức và người lao động của toàn trường. Có như vậy, nhà trường đã tránh được tình trạng chi tăng thu nhập bình quân cào bằng, các nội dung và định mức thu, chi phù hợp với từng khoa... tạo được sự hợp lý trong thu, chi và phân phối sử dụng kết quả tài chính, đã khích lệ, động viên đuợc từng thành viên của mỗi khoa trong nhà trường tích cực tìm kiếm nguồn thu cho nhà trường và tăng thu nhập cho bản thân.
2/ Cơ chế tự chủ tài chính tại trường Trung học kinh tế kỹ thuật tỉnh Tuyên Quang
Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, trường Trung học kinh tế kỹ thuật được giao tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Nguồn thu của nhà trường bao gồm ngân sách nhà nước cấp và thu sự nghiệp. Nhà trường đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để thực hiện tự chủ về tài chính.
Đối với nguồn ngân sách nhà nước cấp kinh phí thực hiện không tự chủ, nhà trường thực hiện theo đúng nội dung và định mức quy định, không thực hiện tăng thu nhập từ nguồn kinh phí này.
Đối với kinh phí thực hiện tự chủ, nếu cuối năm kinh phí còn dư do thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu thì được chi tăng thu nhập cho cán bộ giáo viên thông qua kiểm soát của Cơ quản quản lý tài chính cấp trên và Kho bạc nhà nước.
Đối với nguồn thu sự nghiệp, do nhiệm vụ chính trị được giao nên việc khai thác nguồn thu sự nghiệp chủ yếu là thu học phí của học sinh và các khoản thu từ tài trợ, biếu tặng của tổ chức, cá nhân. Nhà trường xây dưng quy chế chi tiêu nội bộ để thực hiện cho từng nội dung, định mức chi căn cứ vào nguồn kinh phí và khả năng chi trả phù hợp với thực tế.
Các khoản biếu tặng, tài trợ phần lớn nhà trường đầu tư cho mua sắm tài sản, tăng cường cơ sở vật chất, bồi dưỡng nâng cao trình độ, khen thưởng động viên cho giáo viên và học sinh, không thực hiện chi tăng thu nhập từ nguồn thu này.
3/ Cơ chế tự chủ về tài chính tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Tuyên Quang
Thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Tuyên Quang được giao tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Trung tâm được giao tự chủ về tổ chức bộ máy biên chế, thực hiện tự chủ về tài chính, do vậy trung tâm hoàn toàn có thể chủ động được việc tiếp nhận, tuyển chọn viên chức phù hợp với nhu cầu thực tế của đơn vị, từ đó việc sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả hơn, không lãng phí cho những lao động dư thừa, không phải đầu tư nhiều cho việc bồi dưỡng, chuyển đổi những ngành nghề không phù hợp.
Nguồn thu của Trung tâm bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp. Theo đó, Trung tâm đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ làm cơ sở cho việc thực hiện chế độ tự chủ tài chính.
Đối với kinh phí ngân sách nhà nước cấp thực hiện không tự chủ, Trung tâm thực hiện theo đúng nội dung, định mức đã được duyệt, không thực hiện chi tăng thu nhập từ nguồn kinh phí này.
Đối với kinh phí ngân sách cấp thực hiện tự chủ, sau khi chi các khoản chi theo nội dung, định mức đã được xây dựng theo quy chế nội bộ, theo chế độ chính sách của nhà nước. Cuối năm, nếu số kinh phí còn dư do tiết kiệm chi thường xuyên thì được chi tăng thu nhập cho cán bộ, giáo viên và người lao động trong đơn vị.
Đối với nguồn thu sự nghiệp: do đặc thù trung tâm hoạt động không chính quy trong hệ thống giáo dục nên có rất nhiều loại hình đào tạo, có nhiều nguồn thu dịch vụ từ hoạt động này như: thu từ liên kết đào tạo với các trường đại học, cao đẳng; ký hợp đồng lao động cung cấp hàng hoá dịch vụ sản phẩm giáo dục, hợp đồng với các tổ chức cá nhân trong việc bồi dưỡng trình độ,... Do đó, mỗi lĩnh vực hoạt động khác nhau, trung tâm phải xây dựng nội dung và định mức thu chi cho phù hợp, đảm bảo thu bù đắp cho chi và có tích luỹ. Việc xây dựng cụ thể chi tiết cho từng nội dung lĩnh vực hoạt động đã tạo ra được sự công bằng cho người lao động trong thực hiện nhiệm vụ, tránh bình quân, cào bằng, ai làm nhiều hưởng nhiều, làm tốt hiệu quả cao được hưởng cao, người nào trực tiếp tham gia thì được hưởng...