Nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức bộ máy,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ về tài chính tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Tuyên Quang (Trang 97)

5. Bố cục của luận văn

4.3.7. Nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức bộ máy,

biên chế

Từ thực trạng khó thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao, nhà trường cần quan tâm đâu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có. Để thực hiện tốt cơ chế tự chủ về tài chính tại trường đòi hỏi mỗi cá nhân đều phải có ý thức phấn đấu, rèn luyện bất kể ở vị trí nào, đảm nhận công việc nào, từ khối phục vụ, quản lý, tài chính kế toán đến khối giảng viên. Với đội ngũ cán bộ phục vụ tốt, hoạt động dịch vụ chất lượng cao sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đem lại uy tín cho trường. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ tài chính kế toán giỏi, năng động sẽ giúp cho công tác quản lý tài chính kế toán được tốt, đội ngũ giảng viên giỏi sẽ nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như vị thế của trường, từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu và tình hình chi tiêu của đơn vị.

Để thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên cần có kế hoạch tổng thể lâu dài với nhiều phương thức để tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Theo đó, cần phải đào tạo 3 nhóm đối tượng chính là:

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý: nhằm nắm bắt, cập nhật, hoàn thiện kiến thức quản lý về tài chính, nhân lực, nghiệp vụ chuyên môn… để tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả, phát huy tính tự chủ, sáng tạo của mỗi cá nhân, có kiến thức về tài chính để quản lý tài chính đơn vị theo đúng quy định của Nhà nước, triển khai cơ chế tài chính mới hiệu quả. Đối với cán bộ quản lý chuyên môn cần được đào tạo kiến thức chuyên ngành.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài chính kế toán: Năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ tài chính, kế toán sẽ quyết định chất lượng, hiệu quả của công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính. Vì vậy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tài chính, kế toán là yêu cầu khách quan đối với bất kỳ một đơn vị nào trước yêu cầu của cơ chế tài chính mới, và cũng là vấn đề quan trọng của trường. Trong cơ chế mới, đòi hỏi cán bộ làm công tác tài chính kế toán phải nắm bắt cập nhật, hoàn thiện kiến thức tài chính kế toán, áp dụng chính xác, có hiệu quả cơ chế quản lý tài chính, kế toán mới của Nhà nước phù hợp với hoạt động thực tiễn của đơn vị, linh hoạt, năng động xử lý các vấn đề về tài chính đảm bảo sự vận hành bộ máy của đơn vị có kết quả tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đồng thời tham mưu, cung cấp thông tin tài chính chính xác cho Hiệu trưởng để kịp thời ra quyết định về phương hướng hoạt động của đơn vị. Muốn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tài chính, kế toán cần:

+ Tạo điều kiện để cán bộ phòng Tài chính-Kế toán theo học các lớp tập huấn, bồi dưỡng chế độ, chính sách mới về quản lý tài chính, đặc biệt là các văn bản về tự chủ tài chính giúp cán bộ tài chính cập nhật và nghiên cứu thực hiện đúng, hiệu quả các văn bản quản lý của Nhà nước.

+ Đào tạo, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho cán bộ tài chính, kế toán nhằm phục vụ tốt công tác chuyên môn và hội nhập quốc tế.

+ Hỗ trợ kinh phí, điều kiện học tập để cán bộ tài chính, kế toán theo học các lớp nghiệp vụ, các khóa học cung cấp chứng chỉ kiểm toán trong nước và quốc tế.

- Đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên: nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo uy tín cho trường, từ đó tạo cơ hội mở rộng nguồn thu cho trường. Đội ngũ giảng viên cần được tạo điều kiện học tập và nâng cao trình độ trong và ngoài nước, có kiến thức ngoại ngữ, tin học để phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ về tài chính tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Tuyên Quang (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)