Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ về tài chính tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Tuyên Quang (Trang 35)

5. Bố cục của luận văn

2.2.2.Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau bao gồm các phương pháp nghiên cứu định tính: thông qua việc thu thập tài liệu trong các báo cáo, tạp chí nghiên cứu chuyên ngành để phân tích, thống kê và so sánh, và phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua phương pháp điều tra xã hội học, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia..., tác giả sử dụng phiếu phỏng vấn và nhận ý kiến đánh giá từ 30 người thuộc các đối tượng như: Cán bộ quản lý; trưởng phó các phòng, khoa, trung tâm; cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên và phụ huynh.

Nội dung phỏng vấn tập trung vào một số lĩnh vực liên quan đến công tác quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang. Cụ thể như:

- Về tổ chức bộ máy quản lý tài chính, kế toán

+ Tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật-Công nghệ Tuyên Quang đến nay là hợp lý và hoạt động có hiệu quả?

+ Mô hình quản lý tài chính gồm trưởng, phó phòng Tài chính-Kế toán đã được sử dụng hợp lý?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Về quản lý và sử dụng nguồn thu

Nguồn thu của đơn vị là điều kiện quan trọng để thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Căn cứ tình hình thực tế về các nguồn thu, phương pháp thu... Tác giả tập trung vào các câu hỏi chính như sau:

+ Việc quy định mức thu học phí của các ngành đào tạo là phù hợp với tình hình thực tế?

+ Nên thu học phí tập trung tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang thông qua ngân hàng đối với học phí chính quy?

+ Nên tăng học phí của sinh viên để tăng khả năng tự chủ về tài chính trong mọi hoạt động của Trường?

+ Nên tăng cường nguồn thu để nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo của nhà trường

- Về quản lý và sử dụng các khoản chi

Tác giả nhận thấy việc phân bổ và sử dụng có hợp lý hay không các nguồn kinh phí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của đơn vị cũng như chất lượng đời sống của cán bộ, giáo viên. Những nội dung phỏng vấn về việc sử dụng các khoản chi gồm:

+ Cơ cấu chi giữa 3 nội dung (Chi thanh toán cho cá nhân; chi về hàng hóa, dịch vụ; các khoản chi khác) hiện nay là phù hợp?

+ Nên thống nhất mức chi tiền lương tăng thêm và thanh toán giờ giảng cho giảng viên

- Về công tác lập dự toán, quyết toán hàng năm

+ Công tác lập dự toán hàng năm của đơn vị đảm bảo được tính chính xác, kịp thời và có khoa học?

+ Công tác lập báo cáo, thẩm tra, kiểm tra tài chính đảm bảo tính chính xác, kịp thời và có khoa học?

+ Đơn vị đã thực hiện tốt công tác hạch toán, quyết toán tài chính hàng năm?

+ Việc lập báo cáo, phân tích Báo cáo tài chính của đơn vị đảm bảo đúng quy định của Nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý nhằm mục tiêu đưa ra phương hướng phát triển và hoàn thiện hơn cơ chế tự chủ trong lĩnh vực tài chính?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Công khai tài chính của Trường đảm bảo đúng nội dung, hình thức và thời điểm công khai?

+ Công tác thẩm tra quyết toán hàng quý, năm của Trường đã chấn chỉnh kịp thời những sai sót, nâng cao hiệu quả công tác tài chính trên cơ sở tự chủ?

+ Trường đã thực hiện tốt công tác tự kiểm tra tài chính hàng năm?

+ Các chế độ chính sách Nhà nước ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trường nâng cao được khả năng tự chủ về tài chính?

+ Đơn vị đã thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tài chính hiện nay?

- Về cán bộ làm công tác tài chính

+ Chất lượng của cán bộ làm công tác tài chính tại đơn vị đáp ứng được yêu cầu đặt ra?

+ Đơn vị đã làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính?

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ về tài chính tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Tuyên Quang (Trang 35)