4. Địa điểm và thời gian tiến hành
1.3.4 Nghiên cứu về điều kiện lập địa
Nghiên cứu điều kiện lập địa tức là nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng sinh trưởng của thực vật rừng với các yếu tố của môi trường thông qua khí hậu, địa hình, đất đai. Xác định lập địa nghĩa là tìm hiểu các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng và quyết định tới sự hình thành các kiểu quần thể thực vật khác nhau và năng suất sinh trưởng của chúng (Ngô Quang Đê và cộng sự, 2001) [4]. Đề cập đến vấn đề này, tại Việt Nam đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu, điển hình là các công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (1994) [28], khi đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ, các tác giả đã căn cứ vào 3 nội dung cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đó là đơn vị sử dụng đất, tiềm năng sản xuất của đất và độ thích hợp của cây trồng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng vùng Đông Nam Bộ có tiềm năng sản xuất kinh doanh lâm nghiệp khá lớn, diện tích đất thích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hợp để phát triển các loài cây lâm nghiệp chiếm từ 70-80%, đặc biệt là các loài cây cung cấp gỗ nguyên liệu công nghiệp như một số loài Bạch đàn và Keo. Khi nghiên cứu phương pháp đánh giá về sản lượng rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ, Phạm Thế Dũng và Hồ Văn Phúc (2004) [2] đã chỉ ra rằng Keo lai cho năng suất khác nhau trên các điều kiện lập địa khác nhau.
Nghiên cứu của Trần Công Quân về một số cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng nguyên liệu bằng Keo lai và Bạch đàn tại hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Với hai phương pháp phân chia lập địa hương pháp dựa vào 6 yếu tố lập địa (Kiểu khí hậu, Dạng khí hậu, dạng ẩm lập địa, dạng địa hình – địa thế, dạng đất và nền vật chất tạo đất, trạng thái thực vật) đã phân chia được trên địa bàn nghiên cứu thành các dạng, nhóm lập địa cụ thể. Phương pháp dựa trên 4 yếu tố chủ đạo (loại đất – đá mẹ; độ dốc; độ dày tầng đất – tỷ lệ đá lẫn và thực vật chỉ thị). Kết quả của nghiên cứu cho thấy trên địa bàn nghiên cứu có hai loại dạng lập địa chủ yếu là: FsII2a và FSII2b thuộc nhóm dạng lập địa C1và C2 phù hợp với trồng Keo lai và Bạch đàn urophylla dòng U6. Mức độ thích hợp của Keo lai trên các lập địa ở địa bàn nghiên cứu đạt trung bình cả vùng diện tích 4.488,8ha/ 8.831 ha, chiếm tỷ lệ trung bình 50,86%. Ảnh hưởng của các yếu tố lập địa (hàm lượng mùn trong đất, độ dày tấng đất…); hay việc tuân thủ các biện pháp kỹ thuật liên hoàn (phát dọn thực bì, làm đất, bón phân, chăm sóc…) đến sinh trưởng của cây Keo lai và Bạch đàn U6 rất rõ rệt, kiểm tra thống kê đều có Ft>F05, hoặc Ut>1,96. Tại các điểm nghiên cứu, trồng rừng Keo lai và Bạch đàn U6 chu kỳ kinh doanh 7 năm đều cho hiệu quả kinh tế cao. Hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai và Bạch đàn U6 phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn điều kiện lập địa, tuân thủ các biện pháp kỹ thuật liên hoàn (phát dọn thực bì, làm đất, chọn giống, bón phân, mật độ cây trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng…); các yếu tố kinh tế (mức đầu tư cho trồng rừng, giá cả các yếu tố đầu vào, giá cả gỗ nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
liệu đầu ra, công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm…), luận án đã dần chứng minh mô hình áp dụng đúng và không đúng để kết luận [23]
Tóm lại, xác định điều kiện lập địa thích hợp cho mỗi loài cây trồng là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao năng suất rừng trồng.