4. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.4.1. Tình hình chế biến sử dụng gỗ
Trên địa bàn toàn huyện Chợ Đồn có tổng 28 cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản tiến hành thu mua và chế biến gỗ. Tất cả các loại gỗ trên địa bàn huyện đều được tiến hành thu mua, ngoài ra những cơ sở còn thu mua gỗ tại địa bàn xã và huyện lân cận.
Trên địa bàn xã Yên Nhuận có 1 cơ sở chế biến gỗ thuộc chi nhánh Doanh nghiệp Phương Tuân do ông Trần Văn Quân làm chủ. Là chi nhánh mới được xây dựng, cơ sở tiến hành thu mua hầu hết các loại gỗ có trên địa bàn để tiến hành sản xuất ván bóc trong đó mặt hàng được thu mua chủ yếu là gỗ Mỡ, Keo lai, ngoài ra còn có cái sản phẩm gỗ khác như: Trám, Bồ đề…
Ở các xã bên cạnh như Yên Mỹ có Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Sơn chuyên thu mua gỗ để tiến hành bóc gỗ với công suất hoạt động khoảng 10 đến 15m3 gỗ/ngày trong đó gỗ Keo chiếm đến 90%, gỗ Keo không chỉ được thu mua trên địa bàn xã Yên Mỹ mà còn được thu mua tại các xã lân cận như Yên Nhuận, Đại Sảo,… trong đó chủ yếu là Keo lai được mua ở Yên Mỹ và Yên Nhuận. Xã Bình Trung nằm ở phía tây xã Yên Nhuận, với đường giao thông liên xã thuận lợi xã có Công ty TNHH Trường Thành chuyên sản suất đũa công nghiệp và bóc gỗ công nghiệp. Theo ông Trần Văn Quân chủ công ty: “Công ty tiêu thụ từ 20 đến 25m3 gỗ/ngày, trong đó đũa gỗ được sản xuất từ gỗ Mỡ và Bồ đề, gỗ Keo được sử dụng để bóc gỗ chiếm tới 50%, gỗ được tiêu thụ trong công ty chủ yếu do người dân mang tới bán, công ty chưa tiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hành thu mua được nhiều gỗ từ người dân do hạn chế về phương tiện”. Do được đưa vào trồng theo các dự án nên gỗ Keo được tiêu thụ chủ yếu là Keo lai, ngoài ra là gỗ Keo tai tượng. Kết quả khảo sát ở Bình Trung được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.12: Kết quả điều tra, khảo sát một số cơ sở chế biến và sử dụng gỗ rừng trồng của xã Bình Trung - Chợ Đồn Một số thông tin và dữ liệu Công ty TNHH Trƣờng Thành Công ty TNHH giấy và gỗ Bình Trung Các xƣởng tƣ nhân khác
1. Địa điểm Thôn Đơn Liên – Bình Trung - Chợ Đồn
Thôn Pắc Pậu – Bình Trung - Chợ Đồn
Tập trung rải rác trên địa bàn các xã thuộc huyện Chợ Đồn 2. Quy mô Quy mô trung bình,
đang mở rộng sản xuất
Quy mô trung bình, chủ yếu sản xuất giấy Quy mô nhỏ 3. Cơ sở vật chất Mặt bằng rộng, thiết bị hiện đại, bán cơ giới của Trung Quốc; đang xây dựng để mở rộng thêm cơ sở sản xuất
Mặt bằng hẹp, thiết bị cũ do mua lại của cơ sở sản xuất khác.
Mặt hàng sản xuất hẹp, thiết bị nhỏ, không hiện đại.
4. Lao động
30 lao động thường xuyên và nhiều lao động thời vụ 14 lao động thường xuyên và nhiều lao động thời vụ 3 – 5 lao động thường xuyên 5. Loại gỗ rừng trồng được sử dụng Các loại Keo Mỡ, Bồ
Đề Vầu, nứa, tre...
Các loài Keo, Mỡ, cây trông phân tán,... 6. Sản phẩm
và tiêu thụ
Sản xuất đũa xuất
khẩu sang Nhật Sản xuất giấy
Đồ mộc gia dụng dạng sơ chế và tinh chế, tiêu thụ tại chỗ. 7. Khó khăn
Nguồn nguyên liệu đầu vào thường không thường xuyên
Tìm kiếm thị
trường sản phẩm Đầu ra giá thành cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kết quả điều tra cho thấy, nhìn chung việc chế biến sử dụng gỗ ở huyện Chợ Đồn đã có tuy nhiên mức độ còn nhỏ lẻ. Các xưởng chế biến lâm sản trước đây thuộc quyền quản lý của Xí nghiệp lâm nghiệp huyện Chợ Đồn hiện nay còn tồn tại nhưng chủ yếu làm chức năng sơ chế gỗ hoặc chế biến thô như xẻ ván bao bì, cốp pha... Ngoài ra, còn là nơi phân loại và trung chuyển lâm sản đi các nơi khác. Các xưởng tư nhân cũng khá phát triển, hầu hết được nâng cấp từ các hộ gia đình làm thợ mộc.
Trang thiết bị nhìn chung chưa hiện đại, chủ yếu là thiết bị nhỏ của Trung Quốc, các xưởng hoạt động hiện nay bán cơ giới.
Chủng loại gỗ rừng trồng được sử dụng khá phong phú, từ các loài Keo, Mỡ,... cho đến các loài cây trồng phân tán như Bồ đề, Muồng, Xoan ta, Lát hoa,... Như vậy có thể cho thấy thời gian tới để thúc đẩy việc phát triển trồng rừng tại địa phương, cần quan tâm tới việc chế biến sử dụng gỗ của các công ty, doanh nghiệp về lâm sản trên địa bàn huyện Chợ Đồn.