Khu vực huyện Chợ Đồn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng keo lai tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 30)

4. Địa điểm và thời gian tiến hành

1.5.1. Khu vực huyện Chợ Đồn

1.5.1.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên

A. Vị trí địa lý

Với vị trí địa lý từ 1050

25’ đến 105043’kinh độ Đông, từ 210

57’ đến 22025’ vĩ độ Bắc, trung tâm huyện lỵ là Thị trấn Bằng Lũng, cách thị xã Bắc Kạn khoảng 40 km theo tỉnh lộ ĐT 257. Huyện có hệ thống giao thông khá thuận lợi như đường tỉnh lộ: 254. 254B, 255, 257 nối với các tỉnh như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuyên Quang, Thái Nguyện ...và các đường liên xã tương đối hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi trọng việc giao lưu thương mại, phát triển kinh tế - xã hội, du lịch...

Huyện là huyện miền núi vùng cao, có độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, Đông sang Tây với các dạng địa hình phổ biến như:

- Đia hình núi đất: Gồm các xã phía Nam và thị Trấn Bằng Lũng, núi đất có độ cao phổ biến từ 400 – 600m, độ dốc bình quân từ 20o

- 250. Địa hình chia cắt mạnh, Đây được đánh giá là những vùng có thể phát triển trồng rừng Keo phù hợp nhất trên địa bàn huyện Chợ Đồn;

- Địa hình thung lũng: Phân bố dọc theo các sông, suối xen giữa các dãy núi cao, nơi đây có điều kiện thuân lợi cho việc phát triển canh tác nông lâm kết hợp.

- Địa hình núi đá vôi: Gồm các xã phía Bắc thuộc cao nguyên đá LangCaPhu kéo dài từ huyện Ba Bể đến thị trấn Bằng Lũng. Địa hình chia cắt phức tạp bởi những dãy núi đá vôi với độ cao trên 1.000m ( núi phia Khao – xã Bản Thi) xen giữa các thung lũng hẹp, độ dốc bình quân từ 250 – 30o . Đây là đầu nguồn của các con sông chảy vào hồ Ba Bể;

B. Khí hậu

Chợ Đồn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu Miền Bắc Việt Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông ( từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau), giá lạnh nhiệt độ không khí thấp, khô hanh, có sương muối; mùa hè ( từ tháng 5 đến tháng 9) nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,2oc ( Nhiệt độ không khí trung bình cao nhất 26,5oc và thấp nhất là 20,80c). Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6,7,8 ( 280c - 290c), nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1,2 (130c), có năm xuống tới (20c). Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,50

c. Ngoài chênh lệch về nhiệt độ theo các mùa trong năm, khí hậu Chợ Đồn còn có những đặc trưng khác như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sương mù. Một năm bình quân có khoảng 87 – 88 ngày sương mù, vào các tháng 10,11 số ngày sương mù thường cao hơn. Về mùa đông các xã vùng núi đá vôi thường xuất hiện sương muối; mưa đá là hiện tượng xảy ra không thường xuyên. Lượng mưa thuộc loại thấp bình quân 1.115mm/năm, các tháng có lượng mưa lớn 6,7 có ngày mua tới 340mm/ ngày, lượng mưa thấp nhất là 12 và tháng 1 năm sau 1,5mm/ ngày. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm tới 75 – 80% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình 82%, thấp nhất vào tháng 2 với 79% và cao nhất vào tháng 7 tới 88%. Lượng bốc hơi trung bình năm là 830mm, thấp nhất là tháng 1 với 61mm, cao nhất là tháng 4 với 88mm. Tổng số giờ nắng trung bình đạt 1.586 giờ, thấp nhất là tháng 1 có 54 giờ cao nhất là tháng 8 với 223 giờ.

C. Tài nguyên đất đai

Với tổng diện tích tự nhiên của huyện là 91.115ha. Trong đó diện tích sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp có 5.005,85ha, chiếm 5,49% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp có 64.731,22ha, chiếm 71,04% ; đất chuyên dùng có 4.890, 79 ha, chiếm 5,37 %; đất ở có 483,53 ha, chiếm 0,53%; đất chưa sử dụng có 14.268,61ha, chiếm 15,66%. Diện tích đất nông nghiệp không đáng kể bình quân là 1.038m2 /người; đất lâm nghiệp bình quân là 1,34 ha/người; diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu là đất đồi núi còn 12.925,78ha, đây thật sự là tiềm năng lớn để phát triển sản xuất lâm nghiệp.

Về thổ nhưỡng, trên địa bàn huyện Chợ Đồn có các loại đất sau:

+ Đất feralit nâu vàng phát triển trên đá vôi, phân bố ở vùng phía Bắc của huyện từ Thị trấn Bằng Lũng đến xã Nam Cường. Đất tơi xốp, độ ẩm cao, tầng đất dầy , hàm lượng dinh dưỡng cao, tỷ lệ mùn 1,9 – 3,5%.

+ Đất feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét và đá biến chất, phân bố ở vùng đồi núi thấp thuộc các xã phía Nam. Đất có tầng dầy trung bình, có thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc pha sét. Ở những nơi có thảm thực bì rừng che phủ có tỷ lệ mùn khá cao ( 3 – 3,5%), tỷ lệ đạm trung bình, đất thích hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cho sản xuất lâm nghiệp, ở những nơi có độ dốc thấp, gần nguồn nước có thể trồng cây ăn quả.

+ Đất dốc tụ và phù sa: Sản phẩm của quá trình bồi tụ và sa lắng của sông suối phân bố ở các thung lũng và dọc theo các con sông, suối. Tầng đất dày, có thành pần cơ giới từ thịt nặng đến sét, đất hơi chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp cho trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, lạc, đậu tương.

D. Thuỷ văn

Huyện Chợ Đồn có hệ thống suối khá dầy đặc nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn sông Cầu, Sông Năng, sông Phó Đáy, sông Bình Trung với đặc điểm chung là đầu nguồn, lòng sông hẹp, dốc, thủy chế thất thường. Giao thông đường sông không thể phát triển được do sông, suối dốc, lắm thác ghềnh, một số con suối cạn vào mùa khô nhưng mùa mưa nước dồn nhanh có thể xảy ra lũ quét.

1.5.1.2. Các yếu tố kinh tế khu vực huyện Chợ Đồn

A. Thực trạng phát triển kinh tế

- Thu nhập và cơ cấu thu nhập của các ngành kinh tế.” Thời điểm năm 2013 toàn huyện có 11.440 hộ, trong đó số hộ nghèo 1.780 hộ chiếm 14, 31%; hộ cận nghèo 1.272 hộ chiếm 10,23%, số nhân khẩu là: 50.281 người. Nghi quyết đại hội Đảng bộ huyện Chợ Đồn lần thứ 19 (nhiệm kỳ 2010 – 2015) đã đề ra mục tiêu với cơ cấu kinh tế: Lâm – Nông – Công nghiệp - Dịch vụ, tiếp tục tăng tỷ trọng các nghành dịch vụ, chế biến, sản xuất phi nông nghiệp; đưa lâm nghiệp và chăn nuôi trở thành ngành mũi nhọn trong kinh tế hàng hóa, sớm đưa huyện nhà thoát khỏi tình trạng chậm phát triển. Với những mục tiêu đó đến nay ( kết thúc năm 2013) kính tế của huyện đã đạt được những kết quả nhất định, quan trọng, đặc biệt là trong phát triển sản xuất lâm – nông nghiệp cụ thể như: Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 28.502 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 571kg/người/ năm tăng 51kg so với NQ đại hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đảng bộ huyện; tập trung lãnh đạo chỉ đạo công tác trồng rừng phấn đấu mỗi năm trồng được 2.000 ha rừng tập trung; thu ngân sách trên địa bàn đạt 58,8tỷ đồng ( năm 2013), thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng/năm.

- Trong những năm gần đây, việc trồng rừng với những loài như mỡ, quế trên những diện tích tập trung; xoan, lát, trám, sấu trên các diện tích phân tán nói chung và cây keo nói riêng đã được nhân dân tích cực tham gia thực hiện góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

B. Đánh giá các cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Giao thông:

+ Có Tuyến tỉnh lộ 254 đi từ huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên qua các xã từ phía Nam A , cụm trung tâm, phía Bắc của huyện;

+ Tỉnh Lộ 255, 255B, Từ trung tâm huyện sang huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang;

+ Tỉnh Lộ 257 Từ trung tâm thị xã Bắc Kạn đến thị trấn Bằng lũng trung tâm của huyện;

+ Tỉnh Lộ 257B Từ các xã phía Nam B đến quốc lộ 3 ( Địa phận huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn)

+ Đến nay toàn huyện có 100% xã có đường rải nhựa, bê tông đến trong tâm xã, 90% số thôn, tổ, bản có đường xe máy và xe cơ giới nhỏ đi lại;

Nhìn chung hệ thống giao thông thuận lợi trong việc vận chuyển các loại hàng hóa, đặc biệt là các loại lâm sản. Tuy nhiên hiện nay các tuyến đường lâm nghiệp chưa đáp ứng được so với việc vận chuyển lâm sản sau khai thác của nhân dân.

- Điện: Hiện toàn huyện có 145 tram biến áp, dung lượng 31.674KVA, với 283,3 Km đường dây 0,4, 01 tram biến áp 110KVA, tỷ lệ hộ dùng điện đạt 93,34%. Hệ thống điện đủ điền kiện để cho các nhà máy chế biến gỗ hoạt động trên địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

C. Đánh giá hệ thống cung cấp dịch vụ kỹ thuật

Trên địa bàn huyện hiện có: 120 công ty TNHH, Công Ty TNHH một thành viên, Doanh nghiệp và Hợp tác xã đăng ký hoạt động kinh doanh sản xuất trên địa bàn. Trong đó có 37 Công ty, Doanh nghiệp, Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực Lâm nghiệp còn rất hạn chế. Cụ thể

- Công ty TNHH: 02 ( Trường thành, Đa Lợi)

- Hợp tác xã, DN, Hộ kinh doanh cá thể chế biến lâm sản: 35

Tuy nhiên hoạt động của các Công ty, Hợp tác xã DN, Hộ kinh doanh cá thể chủ yếu là qui mô nhỏ, chủ yếu là chế biến lâm sản, đồ gia dụng sử dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu dựa vào gỗ rừng tự nhiên, hoạt động thiếu bền vững, không ổn định thường xuyên.

1.5.1.3. Các yếu tố xã hội huyện Chợ Đồn

- Độ tuổi từ 10 tuổi trở lên là: 41.980 người, chiếm 83% dân số. Trong đó: + Độ tuổi lao động nam từ 15 – 60 tuổi là: 19.413 người, chiếm 38,6 % dân số ( Lao động có việc làm: 17.078 người, không có việc làm: 543 người)

+ Độ tuổi lao động nữ từ 15 – 55 tuổi là: 18.576 người, chiếm 36,9 % dân số ( Lao động có việc làm: 15.470 người, không có việc làm: 642 người)

- Với cơ cấu dân tộc: dân tộc Tày 36.607 người, chiếm 72,8% dân số toàn huyên, dân tộc Dao 6.386 người chiếm 12,2% dân số toàn huyên, các dân tộc còn lại chủ yếu là các dân tộc Nùng, Mông, Hoa. Với thành phân dân tộc như vậy nhìn chung là hoàn toàn thuận lợi trong công tác tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân trong thực hiện các chính sách phát triển và quản lý bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng keo lai tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)