Xuất các giải pháp phát triển

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng keo lai tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 41)

4. Địa điểm và thời gian tiến hành

2.1.5. xuất các giải pháp phát triển

- Giải pháp kỹ thuật

- Giải pháp về chính sách và tổ chức thực hiện - Giải pháp về xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

Kế thừa các kết quả nghiên cứu, đánh giá đã có về tình hình thực hiện, triển khai và các cơ chế chính sách, hướng dẫn kỹ thuật, các mô hình áp dụng cho trồng rừng Keo lai tại Chợ Đồn.

Kết hợp giữa đánh giá thực trạng rừng trồng Keo lai tại địa phương với kết quả khảo sát, đánh giá trên thực địa.

Hình 2.1. Sơ đồ các bƣớc nghiên cứu của đề tài

Thu thập số liệu thông tin ở huyện

Chợ Đồn Các thông tin về cơ chế, chính sách, đầu tư Các thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm Các thông tin về kỹ thuật

Điều tra, khảo sát thực địa, đo đếm đánh giá sinh trưởng, điều tra đánh giá hiệu quả xã hội – môi

trường – kinh tế, thị trường tiêu thụ SP

Phân tích, xử lý thông tin, số liệu

Đề xuất các giải pháp phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.2. Phương pháp cụ thể

2.2.2.1. Thu thập các số liệu thông tin, kết quả nghiên cứu trước đây tại địa bàn

- Thu thập các số liệu điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội của huyện theo phương pháp phỏng vấn và kế thừa tài liệu.

- Thu thập các nghiên cứu khoa học về phát triển rừng trồng tại địa phương

- Thu thập thông tin về cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện. Các thông tin, số liệu tình hình và tiến độ thực hiện trồng rừng ở địa phương.

2.2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát, đánh giá trên thực địa

- Sử dụng phương pháp điều tra OTC điển hình tạm thời, OTC dùng để thu thập các số liệu như: điều kiện lập địa, tuổi cây (tuổi rừng trồng), phương thức trồng, chất lượng sinh trưởng, D1,3, Hvn…..tại mỗi xã tiến hành lập OTC cho từng độ tuổi, mỗi độ tuổi lập 3 OTC (diện tích 20 x 25m = 500m2

).

- Điều tra phỏng vấn hộ gia đình tham gia trồng rừng keo lai tại địa phương về những khó khăn, thuận lợi trong trồng và phát triển rừng keo lai.(Điều tra các hộ trồng Keo lai trong xã)

- Đánh giá khả năng phòng hộ của rừng trồng cây keo lai dựa vào cấp phòng hộ sử dụng phương pháp cho điểm các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến xói mòn gồm: Độ dốc (kí hiệu B); thành phần cơ giới (kí hiệu là C) (Nguyễn Xuân Quát đề xuất năm 2002).

+ Độ dốc (B) và thành phần cơ giới đất (C) được xác định theo bảng sau:

Bảng 2.1. Thang điểm độ dốc và thành phần cơ giới đất

Nhân tố Độ dốc (B) Thành phần cơ giới đất <80 8 – 150 15 – 250 25 – 350 >350 Nhẹ Trung bình Nặng Điểm 10 15 20 25 30 10 20 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Độ dốc càng lớn, thà1nh phần cơ giới nặng thì điểm càng cao và ngược lại. + Khả năng chống xói mòn: độ tàn che và độ che phủ (ký hiệu A) được cho điểm tổng hợp ở bảng sau

Bảng 2.2. Thang điểm, độ tàn che và độ che phủ của rừng trồng keo lai Độ tàn che Độ che phủ <0,3 0,3 – 0,5 0,5 – 0,7 0,7 – 0,9 > 0,9 <0,3 2 0,3 – 0,5 4 4 0,5 – 0,7 6 6 6 0,7 – 0,9 8 8 8 8 >0,9 10 10 10 10 10

Độ tàn che và che phủ càng lớn thì khả năng chống xói mòn càng cao. + Cấp phòng hộ theo bảng sau

Bảng 2.3. Tổng hợp điểm cấp phòng hộ rừng trồng Keo lai

Cấp phòng hộ Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém

B + C – A <15 15 – 30 30 – 40 40 – 55 >= 55

2.2.2.3. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của chính sách, thị trường và chế biến lâm sản

Phân tích các chính sách hiện có liên quan đến phát triển rừng trồng ở Chợ Đồn.

Khảo sát thực tế đánh giá các tác động tích cực và hạn chế đối với phát triển rừng trồng keo lai ở địa phương. Các nội dung trọng tâm như:

-Chính sách quản lý rừng -Chính sách đất đai

-Khai thác và vận chuyển lâm sản -Các đầu tư, dự án….

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

-Nhu cầu sử dụng gỗ ở địa phương và khu vực lân cận -Chế biến lâm sản

-Kênh tiêu thụ sản phẩm rừng trồng (giá cả, nguồn nguyên liệu, cơ sở hạ tầng…. các nhà máy xí nghiệp sản xuất gỗ, so sánh với các khu vực đang tiêu thụ gỗ keo mạnh đề tìm ra nguyên nhân, đánh giá tiềm năng phát triển ở địa phương).

2.2.2.4. Phương pháp đào phẫu diện đất

Trong mỗi ô điều tra, đào 01 phẫu diện, mô tả các lý tính của đất. Phẫu diện được đào có kích thước như sau:

Rộng: 0,8 m x Dài: 1 m x Sâu: 1 m

Số liệu điều tra lý tính đất tổng hợp vào biểu 3.

MẨU BIỂU MÔ TẢ HÌNH THÁI PHẪU DIỆN ĐẤT

Số hiệu OTC:... Tuyến:... Độ dốc:...Đá mẹ:... Loại đất:... Hướng phơi:... Ngày điều tra:...Người điều tra:...

Tầng đất Độ sâu (cm) Mô tả đặc trƣng các tầng đất Ghi chú Màu sắc Thành phần giới Kết cấu đất Độ chặt Độ ẩm Tỷ lệ đá lẫn Tỷ lệ rễ cây

2.2.2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Các số liệu thu thập sẽ tính toán và xử lý trên các phần mềm máy tính thông dụng excel.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Trị số trung bình được tính theo số trung bình cộng: ∑ xi

X = --- n

Trong đó:

+ X : trị số trung bình

+ Xi: giá trị của các cá thể theo i + N: Dung lượng mẫu

* Tính trữ lượng bằng công thức:

M= G x H x f

Trong đó:

+ G: Tiết diện ngang của thân cây rừng (m2/cây) + H: Chiều cao của cây rừng (m/cây)

+ f : Hình số ( lấy f= 0.45) * Tính hiệu quả kinh tế bằng công thức:

VA = GO – IC

Trong đó:

+ VA: Giá trị tăng thêm của mô hình + GO: Tổng thu nhập mô hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƢƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.Thực trạng phát triển rừng trồng keo lai tại huyện Chợ Đồn

3.1.1. Quá trình phát triển rừng trồng tại khu vực nghiên cứu

Quá trình phát triển rừng trồng ở Chợ Đồn có thể chia thành 03 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn trƣớc 1993

Trong giai đoạn này công tác trồng rừng sản xuất được thực hiện theo kế hoạch của nhà nước giao, quy mô trồng rừng nhìn chung nhỏ với mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc là chủ yếu, mục tiêu trồng rừng phòng hộ và sản xuất lúc này chưa được đặt ra. Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện được giao cho Xí nghiệp lâm nghiệp huyện quản lý. Nguồn vốn trồng rừng giai đoạn này chủ yếu từ ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm từ Bộ Lâm Nghiệp cũ.

- Giai đoạn từ năm 1993 đến 1998

Thời kỳ đầu của giai đoạn này (1993 -1995) : rừng trồng sản xuất được xây dựng trên quy mô nhỏ, được thực hiện chủ yếu bởi Xí Nghiệp Lâm Nghiệp từ nguồn vốn vay ưu đãi. Chương trình 327 (1993 –1998) được thực hiện trên 14 xã của huyện theo quyết định 617/CT ngày 21/6/1993 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Thái nay là tỉnh Thái Nguyên về phê duyệt dự án 327. Công tác trồng rừng trong giai đoạn đầu của chương trình 327 chủ yếu tập trung vào các loài cây như Bạch đàn trắng (E.camaldulensis), Keo lá tràm

(Acacia auriculisormis). Sau khi có điều chỉnh bổ xung, rừng trồng được xây

dựng theo phương thức hỗn giao giữa các loài cây bản địa gỗ lớn, cây ăn quả, cây đặc sản. Các loài cây trồng chính bao gồm Lát hoa ( Chukrasia tabularis

A.Fuss), Trám trắng (Canarium album), Muồng đen...

Chương trình rừng trồng PAM 5322 “ Phát triển lâm nghiệp hộ gia đình tại 5 tỉnh Đông Bắc Việt Nam” do tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO) tài trợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thực hiện trong những năm 1997- 2000. Mục tiêu chính của dự án là cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc cũng như các nhóm người nghèo trong vùng dự án.

- Giai đoạn từ 1998 đến nay

Trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện thực sự được chú ý và tập trung đầu tư trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi có Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng theo Quyết định 661 của Chính phủ, gọi tắt là dự án 661. Loài cây trồng chính là Mỡ ( Manglietia conifera), Keo tai tượng ( Acacia mangium), Keo lai (

Acacia mangium x Acacia auriculiformis). Trên địa bàn huyện một số xã đã đưa

vào trồng Keo lai năng suất cao đã qua khảo nghiệm và được nhân giống bằng phương pháp giâm hom, hứa hẹn cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Ngoài ra trong giai đoạn này còn có một số dự án khác cũng ảnh hưởng tích cực đến rừng trồng tại địa phương như: Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015, dự án Nguyên liệu giấy trồng Keo giai đoạn 2003- 2004 ít nhiều cũng ảnh hưởng đến rừng trồng trên địa bàn các xã nói riêng và trên cả huyện Chợ Đồn nói chung. Tính đến đến thời điểm hiện nay toàn huyện có khoảng 15.300 ha rừng trồng tập trung( trong đó diện tích cây mỡ chiếm trên 70% tổng diện tích rừng trồng)

3.1.2 Diện tích và tỷ lệ phát triển trồng Keo lai tại 2 xã nghiên cứu

Việc lựa chọn 02 xã Yên Nhuận và Yên Mỹ vì qua báo cáo kết quả trồng rừng của huyện đã đạt được qua các năm cho thấy ở Chợ Đồn nói chung và 2 xã nghiên cứu nói riêng chủ yếu đều trồng rừng bằng cây Mỡ trong nhiều năm qua. Với cây Keo Lai BV10 được đưa vào chủ trương trồng rừng và được triển khai ở một số xã trong đó có xã Bình Trung và Yên Nhuận từ vài năm gần đây theo chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Quyết định 147/2007/QĐ- TTg, Quyết định một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1: Hiện trạng các loài cây trồng tại khu vực nghiên cứu Địa điểm Các loài

cây trồng Diện tích ( ha) Tỷ lệ (%) Xã Bình Trung Mỡ 955.34 90.99 Keo lai 87.43 8.33 Các loài khác 7.21 0.67 Tổng 1049.98 100 Xã Yên Nhuận Mỡ 520,35 83,40 Keo lai 98,36 15,77 Các loài khác 5,20 0,83 Tổng 623,91 100

Kết quả điều tra cho thấy ở xã Bình Trung, cây lâm nghiệp chủ yếu trên địa bàn xã là cây Mỡ với tổng diện tích là 955.34 ha chiếm 90.99%, ngoài ra có một diện tích rất nhỏ cây Quế, Bồ Đề và một số loại cây khác mọc phân tán trên diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ không đáng kể. Cây Keo lai mới được đưa vào trồng trong những năm gần đây, tính đến năm 2013 diện tích Keo trên địa bàn xã đã chiếm 84.43 ha chiếm 8.33%. Tới nay khi nhà nước có chính sách khuyến khích trồng rừng. Keo lai được trồng tập trung chủ yếu ở một số thôn trên địa bàn xã như: Thôn Bản Ka, Thôn Đon Liên, thôn Khuổi Đẩy.

Ở xã Yên Nhuận, tương tự cây Mỡ chiếm 83,40%, keo Lai chiếm 15,77%, ngoài ra có một diện tích rất nhỏ trên cây Quế, Bồ đề và một số loại cây khác mọc phân tán trên diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ không đáng kể. Cây Keo lai được đưa vào trồng những năm gần đây và tập chung chủ yếu ở một số thôn trên địa bàn xã như: Thôn Khuân Toong, Bản Lanh,... xu hướng cũng đang có sự tăng lên về diện tích.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Keo lai tại địa bàn nghiên cứu

3.1.3.1 Yếu tố đất đai dưới tán rừng trồng Keo lai

Qua tổng hợp các biểu mô tả đặc điểm của phẫu diện đất dưới tán rừng Keo lai trên địa bàn điều tra, đặc điểm đất đai được thể hiện như sau :

Bảng 3.2. Đặc điểm đất dƣới tán rừng trồng Keo lai

Tuổi Độ dày tầng đất (cm) Tỷ lệ đá lẫn (%) Độ ẩm Màu sắc Độ chặt Tỷ lệ rễ cây (%) Thành phần cơ giới 4 100 10 Ẩm Đỏ vàng Hơi chặt 30 Thịt trung bình 6 100 20 Rất Ẩm Đỏ vàng Hơi chặt 35 Thịt trung bình 8 90 10 Rất Ẩm Đỏ vàng Hơi chặt 60 Thịt trung bình 10 120 25 Rất Ẩm Đỏ vàng Hơi chặt 50 Thịt trung bình

(Nguồn: Dữ liệu tính toán, điều tra thực địa)

Kết quả cho thấy đất dưới tán rừng Keo lai tại khu vực nghiên cứu là đất Feralit đỏ vàng, có tầng đất dày, tỷ lệ lẫn đá ít và vừa (từ 10 đến 25%), đất hơi chặt và rất ẩm, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình. Nhìn chung đất tại khu vực có tính chất rất thuận lợi và phù hợp cho rừng trồng Keo lai.

3.1.3.2. Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển trồng rừng

Cơ chế chính sách là một mắt xích rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại của bất kỳ quá trình sản xuất nào. Vì vậy, để góp phần thực hiện đường lối đổi mới của đất nước trong đó có phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển rừng trồng sản xuất, một hệ thống các chính sách có liên quan đã được ban hành và hoàn thiện dần, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp vận động theo cơ chế thị trường. Sau đây là tóm lược các nội dung một số chính sách quan trọng đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Chính sách về quản lý rừng:

- Luật bảo vệ và phát triển rừng (năm 1991 và sửa đổi năm 2004) cùng các văn bản hướng dẫn quy định: RSX là rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất RSX có độ che phủ từ 0,1 trở lên; RSX được sử dụng chủ yếu để sản xuất gồm rừng trồng và rừng tự nhiên. Văn bản này còn quy định về các chính sách hỗ trợ, khuyến khích bảo vệ làm giàu RSX là rừng nghèo, trồng RSX gỗ lớn, quý, đặc sản, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, hỗ trợ dân nơi có khó khăn tổ chức sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm; cho thuê, đấu thầu đất, miễn giảm thuế, cho vay với lãi suất ưu đãi cho trồng rừng; giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn bản. Có quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển nói chung và quy hoạch, kế hoạch phát triển, sử dụng RSX nói riêng.

- Quyết định 08/2001/TTg ngày 11/1/2001: Quyết định này quy định về quy chế quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất là rừng tự nhiên. Trong quyết định này có quy định về đất lâm nghiệp; cấp có thẩm quyền giao và cho thuê đất lâm nghiệp cũng như tổ chức quản lý, kinh doanh, sử dụng RSX là rừng tự nhiên; phân chia xác định ranh giới 3 loài rừng trên bản đồ và ngoài thực địa.

* Chính sách về đất đai

- Luật đất đai (sửa đổi 2003) và các văn bản hướng dẫn quy định: Các tổ chức kinh tế (nông, lâm trường) được thành lập sau năm 2001, toàn bộ diện tích đất kinh doanh RSX phải chuyển sang chế độ thuê đất. Các lâm trường có chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh là chính thì chuyển sang thuê đất của Nhà nước. Giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông – lâm nghiệp mà nguồn sống chủ yếu là thu nhập có được từ các hoạt động sản xuất đó với hạn mức không quá 30 ha, thời hạn tối đa 50 năm và được xem xét để giao tiếp nếu có nhu cầu. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất lâm nghiệp được hưởng các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp và góp vốn bằng giá trị quyền sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dụng đất. Các tổ chức (lâm trường quốc doanh) không có quyền chuyển đổi, quyền sử dụng đất. Đất trồng RSX không được sử dụng trong 24 tháng liền sẽ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng keo lai tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)