4. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường
Hiệu quả bảo vệ môi trường sinh thái của rừng được thể hiện qua nhiều mặt như: bảo vệ đất, chống xói mòn, điều tiết nguồn nước, cải thiện điều kiện khí hậu,... trong phạm vi giới hạn của nghiên cứu này chỉ xem xét hiệu quả bảo vệ môi trường ở khía cạnh bảo vệ đất và chống sói mòn bề mặt.
Mô hình trồng cây Keo lai là mô hình phát triển tương đối nhanh đến năm thứ 3 bắt đầu giao tán, công việc chăm sóc, sới xáo cũng chỉ thực hiện đến năm thứ 3 là kết thúc, do đó tác dụng của lớp thảm tươi có khả năng hạn chế sói mòn bề mặt.
Hiệu quả phòng hộ có tác dụng bảo vệ của rừng đối với môi trường của các mô hình điển hình rừng trồng sản xuất tại xã Bình Trung được trình bày trong bảng sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.11: Cấp độ phòng hộ của Keo lai Tuổi OTC Độ dốc Thành phần cơ giới Độ tàn che, độ che phủ Điểm Cấp phòng hộ Xã Bình Trung 4 1 25 20 6 41 Kém 2 25 20 6 39 Trung bình 3 30 20 6 44 Kém 6 4 25 20 8 37 Trung bình 5 30 20 6 44 Kém 6 25 20 10 35 Trung bình 8 7 20 20 6 34 Trung bình 8 20 20 10 30 Tốt 9 25 20 8 37 Trung bình 10 10 25 20 6 39 Trung bình 11 20 20 10 30 Tốt 12 25 20 8 37 Trung bình Xã Yên Nhuận 4 1 25 20 8 37 Trung bình 2 20 20 6 34 Trung bình 3 25 20 8 37 Trung bình 6 4 20 20 6 34 Trung bình 5 25 20 8 37 Trung bình 6 30 20 8 42 Kém 8 7 25 20 10 35 Trung bình 8 20 10 8 22 Tốt 9 25 20 10 35 Trung bình 10 10 25 10 8 27 Tốt 11 30 10 10 30 Tốt 12 25 20 6 39 Trung bình
Nhìn chung, hiệu quả phòng hộ của Keo lai tại khu vực nghiên cứu qua các độ tuổi là khác nhau, và đều đạt cấp phòng hộ trung bình. Ở độ tuổi 4, do mới bắt đầu khép tán nên khả năng phòng hộ chưa cao. Lên đến tuổi 6 thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mức độ phòng hộ cao hơn hẳn. Qua đây có thể thấy rằng ngoài việc cho thu nhập từ kinh tế, cây Keo Lai cũng đảm bảo được nhiệm vụ phòng hộ nhất là khu vực huyện Chợ Đồn là đầu nguồn của sông Cầu. Việc bảo vệ tài nguyên đất và nước là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của việc trồng rừng ở các vùng đầu nguồn.
3.4. Tình hình chế biến sử dụng gỗ và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm tại khu vực nghiên cứu
3.4.1. Tình hình chế biến sử dụng gỗ
Trên địa bàn toàn huyện Chợ Đồn có tổng 28 cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản tiến hành thu mua và chế biến gỗ. Tất cả các loại gỗ trên địa bàn huyện đều được tiến hành thu mua, ngoài ra những cơ sở còn thu mua gỗ tại địa bàn xã và huyện lân cận.
Trên địa bàn xã Yên Nhuận có 1 cơ sở chế biến gỗ thuộc chi nhánh Doanh nghiệp Phương Tuân do ông Trần Văn Quân làm chủ. Là chi nhánh mới được xây dựng, cơ sở tiến hành thu mua hầu hết các loại gỗ có trên địa bàn để tiến hành sản xuất ván bóc trong đó mặt hàng được thu mua chủ yếu là gỗ Mỡ, Keo lai, ngoài ra còn có cái sản phẩm gỗ khác như: Trám, Bồ đề…
Ở các xã bên cạnh như Yên Mỹ có Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Sơn chuyên thu mua gỗ để tiến hành bóc gỗ với công suất hoạt động khoảng 10 đến 15m3 gỗ/ngày trong đó gỗ Keo chiếm đến 90%, gỗ Keo không chỉ được thu mua trên địa bàn xã Yên Mỹ mà còn được thu mua tại các xã lân cận như Yên Nhuận, Đại Sảo,… trong đó chủ yếu là Keo lai được mua ở Yên Mỹ và Yên Nhuận. Xã Bình Trung nằm ở phía tây xã Yên Nhuận, với đường giao thông liên xã thuận lợi xã có Công ty TNHH Trường Thành chuyên sản suất đũa công nghiệp và bóc gỗ công nghiệp. Theo ông Trần Văn Quân chủ công ty: “Công ty tiêu thụ từ 20 đến 25m3 gỗ/ngày, trong đó đũa gỗ được sản xuất từ gỗ Mỡ và Bồ đề, gỗ Keo được sử dụng để bóc gỗ chiếm tới 50%, gỗ được tiêu thụ trong công ty chủ yếu do người dân mang tới bán, công ty chưa tiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hành thu mua được nhiều gỗ từ người dân do hạn chế về phương tiện”. Do được đưa vào trồng theo các dự án nên gỗ Keo được tiêu thụ chủ yếu là Keo lai, ngoài ra là gỗ Keo tai tượng. Kết quả khảo sát ở Bình Trung được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.12: Kết quả điều tra, khảo sát một số cơ sở chế biến và sử dụng gỗ rừng trồng của xã Bình Trung - Chợ Đồn Một số thông tin và dữ liệu Công ty TNHH Trƣờng Thành Công ty TNHH giấy và gỗ Bình Trung Các xƣởng tƣ nhân khác
1. Địa điểm Thôn Đơn Liên – Bình Trung - Chợ Đồn
Thôn Pắc Pậu – Bình Trung - Chợ Đồn
Tập trung rải rác trên địa bàn các xã thuộc huyện Chợ Đồn 2. Quy mô Quy mô trung bình,
đang mở rộng sản xuất
Quy mô trung bình, chủ yếu sản xuất giấy Quy mô nhỏ 3. Cơ sở vật chất Mặt bằng rộng, thiết bị hiện đại, bán cơ giới của Trung Quốc; đang xây dựng để mở rộng thêm cơ sở sản xuất
Mặt bằng hẹp, thiết bị cũ do mua lại của cơ sở sản xuất khác.
Mặt hàng sản xuất hẹp, thiết bị nhỏ, không hiện đại.
4. Lao động
30 lao động thường xuyên và nhiều lao động thời vụ 14 lao động thường xuyên và nhiều lao động thời vụ 3 – 5 lao động thường xuyên 5. Loại gỗ rừng trồng được sử dụng Các loại Keo Mỡ, Bồ
Đề Vầu, nứa, tre...
Các loài Keo, Mỡ, cây trông phân tán,... 6. Sản phẩm
và tiêu thụ
Sản xuất đũa xuất
khẩu sang Nhật Sản xuất giấy
Đồ mộc gia dụng dạng sơ chế và tinh chế, tiêu thụ tại chỗ. 7. Khó khăn
Nguồn nguyên liệu đầu vào thường không thường xuyên
Tìm kiếm thị
trường sản phẩm Đầu ra giá thành cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kết quả điều tra cho thấy, nhìn chung việc chế biến sử dụng gỗ ở huyện Chợ Đồn đã có tuy nhiên mức độ còn nhỏ lẻ. Các xưởng chế biến lâm sản trước đây thuộc quyền quản lý của Xí nghiệp lâm nghiệp huyện Chợ Đồn hiện nay còn tồn tại nhưng chủ yếu làm chức năng sơ chế gỗ hoặc chế biến thô như xẻ ván bao bì, cốp pha... Ngoài ra, còn là nơi phân loại và trung chuyển lâm sản đi các nơi khác. Các xưởng tư nhân cũng khá phát triển, hầu hết được nâng cấp từ các hộ gia đình làm thợ mộc.
Trang thiết bị nhìn chung chưa hiện đại, chủ yếu là thiết bị nhỏ của Trung Quốc, các xưởng hoạt động hiện nay bán cơ giới.
Chủng loại gỗ rừng trồng được sử dụng khá phong phú, từ các loài Keo, Mỡ,... cho đến các loài cây trồng phân tán như Bồ đề, Muồng, Xoan ta, Lát hoa,... Như vậy có thể cho thấy thời gian tới để thúc đẩy việc phát triển trồng rừng tại địa phương, cần quan tâm tới việc chế biến sử dụng gỗ của các công ty, doanh nghiệp về lâm sản trên địa bàn huyện Chợ Đồn.
3.4.2. Thị trường lâm sản rừng trồng huyện Chợ Đồn- Bắc Kạn
Kết quả điều tra, khảo sát thị trường lâm sản từ rừng trồng sản xuất huyện Chợ Đồn- Bắc Kạn cho thấy có một số đặc điểm chung sau đây:
Thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất ở huyện Chợ Đồn- Bắc Kạn phát triển chủ yếu không đồng đều giữa các vùng, những nơi thị trường phát triển mạnh là thị trấn Bằng Lũng, khu đông dân cư và dọc đường ,tỉnh lộ. Yếu tố chủ yếu chi phối thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất là các cơ sở chế biến, xí nghiệp chế biến lâm sản lớn trong và ngoài tỉnh cũng như các cơ sở chế biến nhỏ sản xuất đồ dân dụng...
Thị trường gỗ Keo chủ yếu là nguyên liệu sản xuất ván bao bì, ván bóc và băm dăm thường được các tư thương, các cơ sở chế biến nhỏ thực hiện mua bán chủ yếu ở khu vực thị trấn Bằng Lũng và ở các xã Đại Sảo, Yên Mỹ, Lương Bằng, Yên Nhuận, Bình Trung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Diện tích rừng trồng sản xuất phát triển đã kéo theo sự hình thành khá nhiều các cơ sở chế biến lâm sản quy mô nhỏ xuất hiện ở thị trấn và cả trong các xã. Các cơ sở chế biến lâm sản này đã góp phần giải quyết đầu ra cho RSX, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương, thúc đẩy trồng rừng – đây là vấn đề được Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Ngoài gỗ Keo được tiêu thụ trên địa bàn huyện thì các loại gỗ rừng trồng khác như:Mỡ, Xoan, Bồ Đề cũng được thương lái từ các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang,.. vào tận rừng mua. Các xưởng bóc gỗ trên địa bàn xã và khu vực lân cận cũng tiến hành thu mua. Tuy nhiên, đầu ra của hầu hết các loại gỗ không ổn định phụ thuộc nhiều vào thương lái, đôi khi bị ép giá. Các xưởng gỗ có quy mô nhỏ và vừa như: Cơ sở chế biến gỗ thuộc chi nhánh Doanh nghiệp Phương Tuân, Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Sơn, Công ty TNHH Trường Thành và nhiều doanh nghiệp cơ sở sản xuất gỗ khác cũng tiến hành thu mua gỗ để chế biến tuy nhiên giá cả chưa cao, có chênh lệch so với các thương lái từ bên ngoài, nhiều cơ sở do quy mô nhỏ vốn đầu tư thấp nên chỉ hoạt động cần chừng nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoach phá sản nên người dân còn nhiều e ngại.
Đối với lâm sản ngoài gỗ, một lượng Trám quả và tre luồng, thường được các tư thương thu mua tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Thị trường lâm sản ngoài gỗ nhìn chung cũng bình ổn, không sôi động do quy mô sản xuất là không lớn, toàn bộ được bán dưới dạng nguyên liệu thô hoặc qua sơ chế đơn giản.
Trước đây công tác trồng rừng và chế biến lâm sản đều do Xí nghiệp lâm nghiệp huyện tổ chức chức thực hiện. Trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, do có nhiều khó khăn nên các xí nghiệp, xưởng chế biến của lâm trường tuy vẫn tồn tại nhưng hoạt động cầm chừng, quy mô nhỏ, chủ yếu dựa vào các đơn đặt hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Giá gỗ rừng trồng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, một trong những yếu tố đó là cự ly rừng trồng tới nhà máy, hiện nay phần lớn gỗ rừng trồng sau khai thác được Xí nghiệp Lâm nghiệp huyện thu mua và tiêu thụ.
Tóm lại: Thị trường lâm sản của huyện Chợ Đồn rất phong phú và đa dạng có thể tiêu thụ thuận lợi trên tại các địa bàn các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đặc biệt hiện nay tại Khu công nghiệp Thanh Bình, Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn giáp ranh với các xã Phía Nam của huyện Chợ Đồn, Công ty SAHABAC đã đầu tư xong và đi vào hoạt động chế biến sản xuất ván ép thanh MĐF với công suất 200.000m3 năm. Đây là yếu tố vô cùng thuận lợi và có tác động tích cực đến người dân trồng cây Keo lai, người dân làm ra sản phẩm không phải mang đi nơi khác tiêu thụ mà có thể bán ngay tại địa bàn huyện, tỉnh.
3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển rừng trồng Keo lai ở huyện Chợ Đồn Chợ Đồn
3.5.1 Giải pháp về kỹ thuật
3.5.1.1 Trồng cây Keo lai đúng mật độ, kích thước
Nên trồng với mật độ từ 1600 – 2000 cây/ha. Sau khi trồng một tháng, tiến hành kiểm tra toàn bộ rừng trồng, nếu cây bị hư hỏng hoặc chết phải tiến hành trồng dặm lại, chỉnh sửa những cây nghiêng bị đổ. Khi cây được 3 tuổi tiến hành tỉa thưa để tăng trưởng đường kính và chiều cao được tốt nhất.
3.5.1.2 Chọn loại đất đai phù hợp để trồng cây Keo lai
Keo lai có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là trồng trên đất Feralit đỏ vàng, nên hạn chế các loại đất như đất phèn, đất mặn và vùng núi cao trên 600m.
3.5.1.3 Nâng cao chất lượng lao động cho phát triển cây Keo lai
Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật cho đội ngũ lao động địa phương nhằm phát huy tinh thần lao động cần cù, phát huy kinh nghiệm trong trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.5.1.4 Tăng cường đầu tư về cơ sở hạ tầng cho phát triển cây Keo lai
Tăng cường cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống đường lâm nghiệp, xây dựng các cơ sở chế biến tại chỗ sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển và tiết kiệm được nhiều khoản chi phí khác, nhờ vậy nâng cao được hiệu quả của cây Keo lai. Đề nghị cấp ủy, chính quyền tập trung chỉ đạo phát triển hệ thống đường lâm nghiệp tại các vùng, thôn, bản gắn liền với việc xây dựng nông thôn mới, với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, dựa trên cở sở nhân dân là lực lượng nòng cốt.
3.5.2. Các giải pháp về chính sách
- Đối với những diện tích trồng Keo lai tập trung quy mô lớn và vừa (rừng liền vùng, liền khoảnh), diện tích rừng trồng xa khu dân cư nên tiếp tục hình thức tổ chức trồng rừng khoán theo từng công đoạn như làm đất trồng rừng...
- Đối với những diện tích đất trồng manh mún, nằm xen kẽ với các hộ dân nên tiếp tục tổ chức giao khoán cho các hộ dân sở tại trồng rừng cả chu kỳ kinh doanh.
- Cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất ở các vùng miền núi sâu xa về vốn đầu tư, thị trường, giảm thuế sản phẩm gỗ rừng.
- Cần có chính sách khuyến khích tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng Keo lai.
- Có hướng dẫn cụ thể và bổ sung chính sách khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng Keo lai, thu hút các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có tiêm lực về tài chính đầu tư trồng rừng bằng các hình thức nhân dân đóng góp đất vào sản xuất, nhà đầu tư hỗ trợ về vật tư, kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ, nhà nước có những cơ chế ưu đãi để khuyến khích.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.5.3. Các giải pháp về kinh tế- xã hội
- Tăng cường công tác tuyên truyền về hiệu quả và lợi thế mạnh của cây keo lai đã đem lại qua kết quả nghiên cứu, tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con thấy được vai trò từ rừng đem lại, từ đó thúc đẩy bà con trồng rừng được tốt hơn.
- Phát triển cây Keo lai kết hợp với các dự án xóa đói, giảm nghèo.
- Tăng cường giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương bằng cách huy động các dự án, chương trình trồng rừng, các khu chế biến lâm sản.
- Nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục trên địa bàn xã để đảm bảo con em của mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển cây Keo lai đều được học tập và phát triển trong điều kiện tốt nhất.
- Xây dựng các khu công nghiệp chế biến lâm sản tập trung, chủ đạo của các tỉnh kết hợp với phát triển các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ, phân tán ở các huyện, xã nhằm giải quyết thị trường tiêu thụ gỗ cho các hộ trồng Keo lai, tạo thêm công ăn việc làm và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.