4. Địa điểm và thời gian tiến hành
1.4 Đánh giá chung
Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
Các công trình nghiên cứu trên thế giới được triển khai tương đối toàn diện và có quy mô lớn trên tất cả các lĩnh vực từ khâu kỹ thuật cho tới kinh tế - chính sách,… nhiều nghiên cứu về điều kiện lập địa, chọn và tạo giống, kỹ thuật gây trồng, khả năng sinh trưởng và sản lượng rừng đã được tiến hành đồng bộ tạo cơ sở khoa học cho phát triển trồng rừng sản xuất ở các nước, đặc biệt với quy mô công nghiệp, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế - xã hội từ nhiều năm nay.
Ở nước ta nghiên cứu phát triển trồng rừng sản xuất mới thực sự được quan tâm chú ý trong những năm gần đây, nhất là từ khi chúng ta thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, phát triển các nhà máy giấy và các khu công nghiệp lớn. Các công trình nghiên cứu trong những năm qua cũng khá toàn diện về các lĩnh vực, từ nghiên cứu chọn, tạo và nhân giống cây trồng rừng cho tới các biện pháp kỹ thuật gây trồng và chính sách, thị trường thúc đẩy phát triển rừng trồng sản xuất.
Nhờ những kết quả nghiên cứu này mà công tác trồng rừng sản xuất nước ta đã có những bước tiến đáng kể, trong một số lĩnh vực chúng ta đã đạt trình độ khu vực. Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách cũng như giải pháp để tiếp tục nâng cao hiệu quả của rừng trồng sản xuất vẫn còn là vấn đề đáng lưu tâm xem xét. Đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển
rừng trồng keo lai tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn” đặt ra nhằm góp phần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trên địa bàn huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn. Vì đặc tính sinh trưởng nhanh về đường kính, chiều cao và hình khối (thân cây thẳng đứng, cành nhánh nhỏ, sức khỏe tốt), biên độ sinh thái rộng, đặc biệt ở những địa bàn lân cận như Định Hóa tỉnh Thái Nguyên; Yên Sơn, Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang; Chợ Mới của tỉnh Bắc Kạn cây Keo nói chung và Keo lai nói riêng đã đem lại hiệu quả rất cao trong phát triển kinh tế với những ưu điểm vợt trội so với các cây trồng hiện có trên địa bàn. Đồng thời kao lai có những lợi thế như: Khả năng sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh hại tốt, có khả năng thích ứng với nhiều điều kiện lập địa và các loại đất khác nhau; có tác dụng cải tạo đất, cải tạo môi trường thông qua khả năng cố định đạm, lưu giữa carbon và lượng cành khô rụng hàng năm trả lại cho đất lượng chất hữu cơ đáng kể; Rừng trồng Keo lai cũng được đánh giá là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhanh thu hồi vốn, thời gian sinh trưởng ngắn hơn các loài cây trồng rừng khác (từ 5 đến 7 năm đã được khai thác); Kỹ thuật trồng Keo lai đơn giản, dễ trồng; Hiện thị trường tiêu thụ thuận lợi cho nhân dân, có nhiều xưởng chế biến gỗ Keo trên địa bàn huyện, nhà máy ván MĐF công suất 200.000m3/năm
Từ những đặc tính và lợi thế nêu trên, việc phát triển Keo lai là có tính ưu việt, có vị trí quan trọng trong danh mục cơ cấu cây trồng lâm nghiệp chủ lực, cần được phát triển để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả trồng rừng và xóa đói giảm nghèo ở những vùng miền núi.
1.5.Tổng quan khu vực nghiên cứu